VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Mobile News|Tin Di Động (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=177)
-   -   Richard Yu - Người đàn ông với "nhiêm vụ bất khả thi" cứu rỗi Huawei (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1253316)

Cupcake01 06-17-2019 01:17

Richard Yu - Người đàn ông với "nhiêm vụ bất khả thi" cứu rỗi Huawei
 
2 Attachment(s)
Richard Yu sẽ đảm nhận nhiệm vụ gần như là "bất khả thi" khi ông cần phải biến Huawei trở thành ông vua của thị trường di động mà không lệ thuộc vào Android.

Trước khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc diễn ra, hầu hết giám đốc điều hành cấp cao của Huawei khá xa lạ với truyền thông, cho dù gă khổng lồ công nghệ này là nhà sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới, thương hiệu di động đứng thứ hai toàn cầu. Chỉ Richard Yu là ngoại lệ.

Giám đốc mảng di động của Huawei được cộng đồng mạng Trung Quốc đặt cho biệt danh "Big Mouth Yu" v́ ông thường “mạnh miệng” nói về tham vọng trở thành nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới, ngay từ khi Huawei chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực này.

"Big Mouth" Yu là ai?

Richard Yu Chengdong sinh năm 1969, có bằng thạc sỹ tại trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng trước khi gia nhập Huawei vào năm 1993. Ông từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng tại tập đoàn như giám đốc sản phẩm 3G, phó chủ tịch, sau đó là chủ tịch bộ phận mạng không dây, chủ tịch Huawei châu Âu, giám đốc chiến lược và tiếp thị, trước khi trở thành giám đốc mảng di động.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1560734100
Richard Yu đă mang đến nhiều thành công cho Huawei. Ảnh: SCMP.

Ngược về quá khứ, Richard Yu có công lớn khi đưa Huawei xâm nhập thị trường viễn thông châu Âu trong giai đoạn những năm đầu thập niên 2000.

Khởi đầu với việc Telfort nhà mạng lớn thứ 4 tại Hà Lan muốn triển khai 3G nhưng vấp phải một số khó khăn về hạ tầng. Huawei đă tham gia đàm phán để t́m cơ hội hợp tác. Ngay lập tức, một chi nhánh tại châu Âu được mở với vài nhân viên thường trực.

Richard Yu, khi đó đang là phó chủ tịch bộ phận mạng không dây, đă hủy bỏ những cuộc hẹn khác, trực tiếp bay sang châu Âu làm việc với các thành viên và kỹ sư tại đây. Trong ṿng một tuần, họ đă đưa ra giải pháp phù hợp với yêu cầu của nhà mạng Hà Lan: trạm phát 3G chi phí thấp và lắp đặt trên diện tích nhỏ.

Ấn tượng với năng lực của đối tác, Telfort kư hợp đồng cung cấp 10 năm, trị giá 230 triệu EUR. Cánh cửa bước chân vào châu Âu đă mở toang trước mắt Huawei.

Năm sau, tập đoàn Trung Quốc giành được hợp đồng cung cấp thiết bị cho Vodafone, một trong những nhà mạng di động lớn nhất thế giới.

Thành công này giúp Richard Yu có chân trong hội đồng quản trị gồm 17 thành viên của Huawei.

Từ 2011, Huawei xác định smartphone là động lực tăng trưởng trong tương lai và Richard Yu được giao trọng trách đứng đầu lĩnh vực di động. Đó là thời điểm thương hiệu điện thoại Huawei c̣n rất nhỏ bé, trong khi thị trường tràn ngập sản phẩm của những gă khổng lồ Nokia, Apple, RIM, Samsung...

Tham vọng lớn trong mảng di động

Huawei có thị phần chưa đến 5% tại thị trường điện thoại Trung Quốc, phần lớn thiết bị được bán qua nhà mạng kèm hợp đồng. Trong khi các thương hiệu nội địa khác bị gán mác giá rẻ, "đạo nhái" hàng nước ngoài.

Richard Yu đưa ra bước đi táo bạo. Vừa ngồi vào chức vụ giám đốc mảng di động, ông quyết định ngừng cung cấp điện thoại giá rẻ bán kèm hợp đồng nhà mạng, đẩy mạnh phát triển smartphone ở phân khúc tầm trung và cao cấp.

Huawei bắt đầu sử dụng chipset HiSilicon và modem Balong “cây nhà lá vườn”, phát triển giao diện người dùng riêng và đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất toàn cầu.

Không giống các phân khúc kinh doanh quan trọng khác của Huawei như hạ tầng mạng viễn thông, thiết bị không dây và phát triển thành phố thông minh, lĩnh vực di động nhắm trực tiếp vào người tiêu dùng. Điều này đă giúp Yu trở thành nhân vật của công chúng, xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông.

Đầu 2012, Richard Yu đề ra kế hoạch bán hàng chục triệu smartphone mỗi năm và có ḍng sản phẩm đủ sức cạnh tranh với iPhone. Bước sang 2013, ông khẳng định flagship Huawei mạnh hơn iPhone 5. Chính những tuyên bố mạnh miệng đó đă mang lại biệt danh "Big Mouth Yu".

Trong 7 năm qua, Huawei đă liên tiếp gặt hái thành công trên lĩnh vực kinh doanh điện thoại. Đến đầu năm nay, Huawei trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc và lớn thứ hai thế giới. Ngay trước khi bị chính quyền Mỹ đưa vào "danh sách đen", tập đoàn này c̣n đặt tham vọng chiếm 50% thị trường điện thoại Trung Quốc và vượt qua Samsung để trở thành thương hiệu smartphone bán chạy nhất thế giới.

Lĩnh vực điện tử tiêu dùng, bao gồm mảng kinh doanh di động chiếm 50% doanh thu của Huawei trong năm 2018.

Vào tháng 3, Yu bất ngờ tiết lộ với một tờ báo Đức rằng công ty đă phát triển hệ điều hành riêng cho cả điện thoại và máy tính. Đây là phương án dự pḥng trong trường hợp không thể tiếp tục sử dụng nền tảng do các công ty Mỹ cung cấp.

Đảm nhận nhiệm vụ bất khả thi?

Hệ điều hành tự phát triển của Huawei hỗ trợ hàng loạt sản phẩm trong hệ sinh thái, bao gồm smartphone, máy tính, tablet, TV, xe hơi và thiết bị đeo thông minh... tương thích với tất cả ứng dụng Android hiện có.

Trong một cuộc thảo luận bí mật trên WeChat, Richard Yu cho biết hệ điều hành này có thể tung ra thị trường ngay trong mùa thu này hoặc chậm nhất là đầu năm 2020. Ảnh chụp màn h́nh cuộc tṛ chuyện được phát tán rộng răi trên mạng xă hội và báo chí Trung Quốc nhưng Huawei từ chối xác nhận thông tin.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1560734100
Huawei đang phát triển hệ điều hành thay thế Android. Ảnh: The Coverage.

Yu tiết lộ sự tồn tại của một hệ điều hành thay thế vào thời điểm công ty mắc kẹt giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc. Huawei phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc từ phía chính quyền Donald Trump, bao gồm đánh cắp bí mật thương mại, vi phạm lệnh trừng phạt kinh tế và che giấu các giao dịch ở Iran thông qua một công ty con.

Huawei mất giấy phép sử dụng Android và Windows ngay sau khi phía Mỹ lệnh cho các công ty ngừng cung cấp thiết bị, dịch vụ và phần mềm. Hàng loạt đối tác phần cứng quan trọng như Qualcomm, Intel cũng hủy hợp đồng.

"Huawei đang đánh giá lại mục tiêu trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh bán chạy nhất thế giới vào năm 2020, lệnh cấm của Mỹ đặt ra những câu hỏi hóc búa về việc tiếp cận các dịch vụ quan trọng đối với thiết bị bán ra tại thị trường quốc tế", ông Zhao Zhao Ming, chủ tịch Honor - thương hiệu điện thoại con của Huawei - cho biết.

Trong khi đó Foxconn, công ty xuất Đài Loan chuyên lắp ráp sản phẩm cho nhiều thương hiệu điện thoại như Apple và Xiaomi, đă ngừng một số dây chuyền gia công cho Huawei.

Trước t́nh thế đó, ngay cả "Big Mouth Yu" cũng bớt lạc quan hơn về tương lai của hăng. Phát biểu trên CNBC, ông nói rằng Huawei sẽ hoăn ra mắt vô thời hạn đối với ḍng laptop Matebook do bị cấm nhập khẩu linh kiện từ các nhà cung cấp Mỹ.

Chỉ thời gian mới có thể trả lời được về tương lai của Huawei, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất smartphone. Dù vậy, chắc chắn giờ đây Richard Yu phải đối mặt với thách thức lớn nhất của ḿnh: đánh bại Apple và Samsung trên thị trường di động khi trong tay không có Android. Đây gần như là nhiệm vụ bất khả thi.

VietBF © sưu tầm


All times are GMT. The time now is 05:42.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03106 seconds with 9 queries