VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Mở quan tài 1.320 năm, chuyên gia kinh ngạc: Đây là thứ dễ khiến "1 người chạy như điên" (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1573655)

Cupcake01 01-19-2022 08:04

Mở quan tài 1.320 năm, chuyên gia kinh ngạc: Đây là thứ dễ khiến "1 người chạy như điên"
 
2 Attachment(s)
Đó là ǵ?

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc t́nh cờ phát hiện ra ngôi mộ cổ của một binh lính cấp cao thời nhà Đường (một triều đại cai trị Trung Quốc từ năm 618 đến năm 907) và phát hiện thứ đặt trong quan tài người chết đă giúp họ có được cái nh́n sâu sắc về loại cây đóng vai tṛ quan trọng trong chế độ ăn uống thời kỳ cách đây hơn 1.000 năm.

Đó chính là cần sa.

Cụ thể vào năm 2019, khi các công nhân xây dựng cải tạo sân chơi của một trường tiểu học ở tỉnh Shanxi th́ phát hiện một ngôi mộ. Họ lập tức báo các chuyên gia khảo cổ. Sau khi cẩn thận khai quật ngôi mộ, các chuyên gia xác định đây là ngôi mộ niên đại 1.320 năm, thuộc về một binh lính thời nhà Đường.

Chủ nhân ngôi mộ là Guo Xing, một đội trưởng kỵ binh đă từng chiến đấu với hoàng đế nhà Đường là Li Shimin, trong một loạt trận chiến đẫm máu trên bán đảo Triều Tiên.

Trong 1.320 năm, ngôi mộ không bị xáo trộn, với những bức tranh trên tường và đồ tạo tác gần như được bảo quản hoàn hảo trong căn pḥng khô ráo bất thường. Bên trong một trong những chiếc lọ đựng thực phẩm chủ yếu, các nhà nghiên cứu kinh ngạc t́m thấy tàn tích của cần sa, với một số hạt vẫn c̣n màu sắc ban đầu.

Những hạt giống cổ đại to gần gấp đôi b́nh thường, cho thấy chúng không giống như một cây cần sa điển h́nh ngày nay.

Nhiều văn bản lịch sử của Trung Quốc cho rằng loài thực vật này là một nguồn thực phẩm quan trọng, nhưng bằng chứng khảo cổ học hỗ trợ cho các tài liệu bằng văn bản là rất ít. Do đó, dù phát hiện năm 2019 nhưng đến nay các nhà khoa học Trung Quốc mới đủ thời gian sưu tầm dữ liệu để t́m hiểu tại sao thời Đường lại sử dụng cần sa nhiều đến thế.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1642579378
Hạt giống cần sa c̣n nguyên vỏ được t́m thấy trong ngôi mộ cổ thời Đường. Ảnh: Viện khảo cổ học thành phố Shanxi, Trung Quốc.

Sau khi phát hiện cần sa trong mộ cổ này, các nhà khoa học Trung Quốc bắt đầu lư giải v́ sao lại có cần sa trong mộ cổ thời Đường.

PHỔ BIẾN THỜI ĐƯỜNG

Trong các văn bản cổ của Trung Quốc, cần sa được coi là một trong 5 loại cây lương thực chính. C̣n theo một nghiên cứu khảo cổ học mới ở miền Trung Trung Quốc, cần sa là một phần chủ yếu của chế độ ăn uống trong triều đại nhà Đường cổ đại.

"Ăn quá nhiều hạt cần sa chưa bóc vỏ có thể khiến một người chạy như điên", theo "Compendium of Materia Medica" - một cuốn sách được viết bởi nhà thảo dược học, danh y Lư Thời Trân cách đây khoảng 500 năm - cho biết về cần sa.

Người ta biết rộng răi rằng người Trung Quốc cổ đại đă trồng và cũng tiêu thụ hạt giống cần sa trong một loại cháo.

Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này khẳng định rằng trong thời kỳ nền văn minh Trung Quốc đạt đến đỉnh cao, cây cần sa là nguồn cung cấp không chỉ dùng để chế thuốc chữa bệnh, dệt vải mà c̣n cả dinh dưỡng.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1642579378
Thời cổ đại, cây cần sa là nguồn cung cấp không chỉ dùng để chế thuốc chữa bệnh, trang phục mà c̣n cả dinh dưỡng. Ảnh: Viện khảo cổ học thành phố Shanxi, Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng thuộc giống Cần sa sativa - một loài có nguồn gốc từ Trung Á với nồng độ chất kích thích thần kinh tetrahydrocannabinol (THC) thấp hơn so với cần sa hiện đại, là giống lai giữa sativa và indica mạnh hơn.

"Cần sa được cất giữ trong một cái lọ đặt trong quan tài giữa các loại ngũ cốc chủ yếu khác như hạt kê. Rơ ràng, hậu duệ của Guo Xing đă chôn cần sa như một loại cây lương thực quan trọng" - Jin Guiyun, Giáo sư trường lịch sử và văn hóa tại Đại học Sơn Đông, cho biết trong một bài báo đăng trên tạp chí Agricultural Archaeology.

Vận chuyển/buôn bán cần sa là một tội h́nh sự ở Trung Quốc ngày nay và có thể bị kết án tử h́nh. Nhưng đối với những người sống ở trung tâm của nhà Đường hùng mạnh cách đây hơn 1.000 năm, cần sa có thể quan trọng hơn gạo, Giáo sư Jin Guiyun và các đồng nghiệp của bà nhận định trên SCMP.

Tỉnh Shanxi vào thời nhà Đường có khí hậu ấm hơn và ẩm ướt hơn ngày nay và lúa được trồng ở vùng Hoàng Hà rộng lớn hơn. Nhưng trong mộ của Guo Xing không bỏ một hạt gạo nào. Các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể phản ánh chế độ ăn uống cá nhân của cựu đội trưởng kỵ binh, người đă qua đời ở tuổi 90.

Các nhà nghiên cứu nói thêm: "Cần sa đă được chôn cất để làm thức ăn cho bữa tiệc linh đ́nh và sức khỏe của chủ nhân ngôi mộ ở thế giới bên kia".

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng vỏ của hạt cần sa không được loại bỏ. Vỏ tuy không ngon, nhưng chứa hàm lượng THC (chất gây nghiện) cao hơn.

"Hạt giống cần sa có vỏ không chỉ liên quan đến hàm lượng lignin cao trong vỏ và kết cấu cứng của nó, mà có thêm tác dụng là giảm nguy cơ nấm mốc và kéo dài thời gian bảo quản" - Giáo sư Jin và các đồng tác giả của Viện Khảo cổ học thành phố Taiyuan cho biết trong bài báo.

Từ những năm 1980, các nhà khảo cổ Trung Quốc đă t́m thấy và xác định tàn tích cần sa trong các ngôi mộ trên khắp Trung Quốc có niên đại cách đây khoảng 6.600 năm. Nhưng loài cây này chủ yếu được giải thích như một vật phẩm nghi lễ được sử dụng để tạo ra ảo giác trong tế lễ.

QUYẾT ĐỊNH CỦA LIÊN HỢP QUỐC

Trung Quốc đă cấm cần sa từ những năm 1950. Hầu hết các sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc ngày nay đề cập đến việc trồng cần sa hàng loạt ở Trung Quốc thời cổ đại như một hoạt động buôn bán qua việc cây cần sa được dùng để cung cấp sợi gai để dệt vải.

Hu Jiang, phó giáo sư luật h́nh sự tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Tây Nam ở Trùng Khánh, cho biết việc nới lỏng kiểm soát đối với việc tiêu thụ cần sa trên toàn cầu đă gây áp lực rất lớn lên Trung Quốc trong việc duy tŕ các chính sách đàn áp nghiêm ngặt của ḿnh.

Cuối năm 2020, Ủy ban Liên Hợp Quốc loại bỏ cần sa khỏi danh sách kiểm soát ma túy nghiêm ngặt nhất của ḿnh. Cụ thể, website của LHQ thông tin:

Khi xem xét một loạt các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về cần sa và các dẫn xuất của nó, Ủy ban Liên Hợp Quốc về Thuốc gây nghiện (CND) đă phê duyệt quyết định loại bỏ cần sa khỏi Phụ lục IV của Công ước chung về ma túy năm 1961 - nơi mà nó đă được liệt kê cùng với các chất gây nghiện, chết người cụ thể (bao gồm cả heroin) được công nhận là không có mục đích chữa bệnh.

Theo các báo cáo, quyết định này của LHQ có thể thúc đẩy các nghiên cứu khoa học bổ sung về các đặc tính y học của cây cần sa.

Trong khuyến nghị của ḿnh với Ủy ban Liên Hợp Quốc về Thuốc gây nghiện (CND), Ủy ban WHO lưu ư rằng cần sa có thể có tác dụng phụ và gây ra sự phụ thuộc. Nhưng nó cũng trích dẫn lợi ích của thuốc trong việc giảm đau và buồn nôn, cũng như giảm bớt các triệu chứng của các t́nh trạng y tế như chán ăn, động kinh và đa xơ cứng, NPR thông tin.

Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc cho phép nông dân trồng một số loài cần sa "an toàn" với lượng THC thấp nhưng cannabidiol cao, một hợp chất có tác dụng làm dịu nhưng không gây nghiện.

VietBF @ Sưu tầm


All times are GMT. The time now is 08:58.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04214 seconds with 9 queries