VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Business News |Tin Kinh Tế (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=160)
-   -   Elon Musk đầu tư 100 triệu USD với tham vọng "cấy" chip vào năo người (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1261706)

Cupcake01 07-18-2019 05:17

Elon Musk đầu tư 100 triệu USD với tham vọng "cấy" chip vào năo người
 
5 Attachment(s)
Công ty Neuralink do tỷ phú Elon Musk đầu tư muốn đưa cả thiết bị thu thập dữ liệu vào năo người chỉ bằng một cuộc phẫu thuật đơn giản.

Elon Musk muốn đưa một chiếc máy tính, nhỏ bằng con chip trên điện thoại, vào năo người một cách an toàn và dễ dàng nhất. Đó là lư do ông đầu tư 100 triệu USD cho Nerualink, công ty phát triển thiết bị này.

Neuralink mới đây đă công bố robot "giống như máy khâu" mà họ dự định sử dụng để đưa những cỗ máy vào năo người, và dự tính sẽ thử nghiệm ngay từ năm 2020.

Dự án như bước ra từ tiểu thuyết khoa học

Theo Neuralink, con chip được đưa vào năo người có thể đọc, ghi hàng loạt dữ liệu. Tuy nhiên, NY Times nhận định tầm nh́n của công ty này có thể là hơi viển vông, nếu xét tới tầm nh́n của nhiều công ty khác mà tỷ phú Elon Musk sở hữu hoặc đầu tư.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1563425942
Con chip nhỏ xíu này có thể được đưa vào bề mặt năo, lấy dữ liệu từ những điện cực siêu nhỏ cho các nghiên cứu về năo người. Ảnh: Neuralink.

Giống những thành tựu của trí tuệ nhân tạo, ư tưởng đưa một thiết bị vào năo người để tăng tốc độ giao tiếp giữa con người và máy tính nghe giống như được lấy ra từ một tiểu thuyết khoa học. Ư tưởng này từng được nói đến trong tiểu thuyết "Neuromancer" của tác giả William Gibson, trong đó con chip đưa vào năo người giúp họ truy cập toàn bộ kho tàng dữ liệu.

Tất nhiên, sản phẩm thật của Neuralink c̣n lâu mới đạt đến mức độ như tiểu thuyết. Đại diện công ty này cho biết "c̣n rất lâu" họ mới có thể cung cấp dịch vụ cấy chip vào năo người theo h́nh thức thương mại.

"Chúng tôi muốn gạt bỏ áp lực từ việc phải giữ bí mật để có thể hoạt động b́nh thường, như là công bố kết quả nghiên cứu chẳng hạn", ông Max Hodak, Chủ tịch Neuralink chia sẻ.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1563425942
Theo mô tả của Neuralink, con chip sẽ được kết nối với một thiết bị nhỏ gọn, gắn trên đầu để truyền dữ liệu không dây về cho máy tính, phục vụ mục đích nghiên cứu. Ảnh: Neuralink.

Theo Giám đốc dự án Shivon Zilis của Neuralink, Elon Musk đă có nhiều đóng góp tích cực trong việc giải quyết các thách thức kỹ thuật của dự án. Ông cũng đưa ra những ư tưởng về y tế mà Neuralink có thể giải quyết.

Theo ông Hodak, Neuralink có thể giải quyết những vấn đề về hệ thần kinh của con người trong tương lai gần, như giúp người tàn tật vận động trở lại hoặc hỗ trợ những người khiếm thính, khiếm thị.

Cỗ máy "khâu" chip vào năo người

Hiện tại, để đưa con chip vào năo người, những bác sĩ phẫu thuật sẽ phải khoan một lỗ trên sọ năo. Tuy nhiên trong tương lai, kỹ thuật này có thể được thay thế bằng một cỗ máy chiếu tia laser để khoan lỗ trên sọ.

"Một trong những thách thức lớn nhất của mũi khoan cơ khí là độ rung khi khoan qua sọ năo rất khó chịu, trong khi nếu dùng laser th́ sẽ không cảm thấy độ rung", ông Hodak chia sẻ.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1563425942
Đây là cỗ máy giúp "khâu" các điện cực của con chip vào năo người, thông qua những dây dẫn siêu nhỏ. Ảnh: Neuralink.

Neuralink sẽ làm việc với những bác sĩ phẫu thuật năo tại đại học Stanford và nhiều trường y khoa khác để tiến hành các thử nghiệm.

Công ty cũng giới thiệu cỗ máy đọc dữ liệu từ năo chuột trong pḥng thí nghiệm, với 1.500 điện cực, nhiều gấp 15 lần máy quét "xịn" nhất dùng cho con người.

Cỗ máy này được sử dụng trong nghiên cứu và ứng dụng y học. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học độc lập cũng bày tỏ quan điểm là thử nghiệm với động vật trong pḥng thí nghiệm không đảm bảo sẽ có thành công khi áp dụng cho con người.

Thành tựu công nghệ nổi bật nhất của Nerualink là họ có thể đặt những đường nối giữa điện cực vào rất gần các neuron thần kinh, những tế bào tí hon tạo nên bộ năo.

Nếu như có thể thu thập dữ liệu từ lượng tế bào khổng lồ và truyền qua kết nối không dây đến máy tính, đây sẽ là bước đột phá về nghiên cứu năo bộ con người.

Cỗ máy đặc biệt của Neuralink sẽ sử dụng kim siêu nhỏ cùng hệ thống h́nh ảnh giúp đưa con chip vào năo và "khâu" các điện cực một cách rất chính xác, tránh động vào những mạch máu trên bề mặt năo.

Theo công ty này, những dây dẫn nối giữa chip và năo người chỉ có kích cỡ khoảng 1/4 sợi tóc. Mỗi sợi dây dẫn sẽ nối với hàng loạt điện cực, hay có thể coi là những cảm biến.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1563425942
Những dây dẫn dữ liệu có độ dày chỉ bằng 1/4 sợi tóc. Ảnh: Neuralink.

Con chip có thể được đặt ở những vị trí, độ sâu khác nhau trong năo bộ nhằm nghiên cứu những chức năng khác nhau của bộ năo, như các trung tâm năo dành cho chức năng nói, nh́n, nghe hoặc điều khiển cử động.

Theo ông Terry Sejnowski, giáo sư tại học viện sinh học Salk, độ linh hoạt của các dây dẫn mà Neuralink phát triển là một ưu điểm. Tuy nhiên, ông cũng lưu ư các nhà nghiên cứu của Neuralink cần chứng minh khả năng cách điện của các dây dẫn này, bởi môi trường trong năo có thể ăn ṃn lớp bọc cách điện sau một thời gian.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1563425942
Trong tương lai, Neuralink có thể phát triển cả ứng dụng trên smartphone để điều khiển các thiết bị xung quanh, sử dụng con chip cấy vào năo. Ảnh: Neuralink.

Neuralink không phải đơn vị duy nhất tham gia phát triển những thiết bị đọc năo bộ. Lầu Năm Góc đă tài trợ nhiều dự án nghiên cứu về năo bộ và các hệ thống điều khiển tích hợp trong năo dành cho chân, tay giả. Ngoài ra, một số nghiên cứu c̣n sử dụng ánh sáng để thay thế cho các điện cực trong việc thu thập dữ liệu từ năo.

Cơ quan Nghiên cứu Các dự án Quốc pḥng Tiên tiến (DARPA) đă công bố các nghiên cứu cho thấy khả năng điều khiển chi giả cho một số hành động cơ bản.

VietBF © sưu tầm


All times are GMT. The time now is 23:44.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04688 seconds with 8 queries