VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=272)
-   -   Mỹ không còn độc quyền chinh phục Mặt Trăng (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1262344)

vuitoichat 07-20-2019 15:26

Mỹ không còn độc quyền chinh phục Mặt Trăng
 
1 Attachment(s)
Ôn cố tri tân, cả hai tờ báo đều thấy là cuộc chinh phục này không còn là độc quyền của Mỹ, sau khi sự kiện lịch sử này dĩ nhiên đã được báo chí hết sức quan tâm, với hai tuần báo Courrier International của Pháp và The Economist của Anh đều dành hồ sơ đặc biệt cho công cuộc chinh phục Mặt Trăng của loài người. Mà cách nay đúng 50 năm, ngày 20 tháng 7 năm 1969, phi hành gia Mỹ Neil Armstrong trở thành người đầu tiên từ Trái Đất đặt chân lên Mặt Trăng. Phi thuyền Mỹ Apollo 11 cùng phi hành đoàn gồm 3 người - Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins – đã đi vào huyền thoại.
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1563636352
Bức h́nh lịch sử của Phi hành gia Neil Armstrong chụp Buzz Aldrin, ngày đầu tiên họ đặt chân lên mặt Trăng 20/07/1969. Neil Armstrong/NASA/REUTERS

Courrier International đã chạy tựa trang bìa: “Mặt Trăng đây”, lấy ý từ câu nói đầu tiên của con người ở trên Mặt Trăng gọi về trái đất. “Allo Houston, Tranquility Base here. The Eagle has landed! – A lô Houston, Căn cứ Tĩnh Lặng đây – Đại Bàng đã hạ cánh”. Houston là thành phố ở bang Texas, nơi đặt bộ phận điều hành chuyến bay Appolo 11, Tranquility Base lấy từ tên Tranquility Sea (Biển Tĩnh Lặng), nơi phi thuyền đáp xuống trên Mặt Trăng, và The Eagle (Đại Bàng) là tên phương tiên cơ giới đã đưa các phi hành gia đổ bộ lên Mặt Trăng.

Theo tuần báo Pháp, vào lúc mọi người kỷ niệm 50 năm bước chân đầu tiên của con người trên mặt trăng, mọi con mắt lại một lần nữa chăm chú nh́n lên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất: Vào tháng Giêng vừa qua, Trung Quốc đă thành công đưa được một thiết bị thăm ḍ lên mặt khuất của Chị Hằng, Ấn Độ th́ dự định đưa lên một chiếc xe rover, trong lúc Hoa Kỳ đă thúc đẩy trở lại chương tŕnh gởi con người trở lại Mặt Trăng.

Hồ sơ đặc biệt của Courrier International rất phong phú với nhiều bài báo lấy từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có hai bài rất lý thú: Bài của chuyên san Nhật Bản The Diplomat: “Apollo đă qua rồi, chào mừng mọi người đến với thời đại Hằng Nga”. Hằng Nga (Chang’e), là tên của chương tŕnh thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc, và bài “Tại sao lại đang có cơn sốt thám hiểm Mặt Trăng” của tờ báo Anh The Observer.

Ngoài ra, Courrier International cũng phỏng vấn viện sĩ hàn lâm Nga Lev Zeleny Ogoniok, giám đốc Viện Nghiên Cứu Không Gian Nga. Trong bài “Lục địa thứ Bảy”, nhà nghiên cứu Nga đã phân tích thêm về tham vọng không gian của Nga trong thời đại đầy cạnh tranh hiện nay.

Courrier International cũng không quên ‘ôn cố’, với những bài chẳng khác ǵ tư liệu lịch sử như bài “Góc nh́n từ quá khứ. Ngày 21 tháng 7 năm 1969, bước chân đầu tiên của con người trên Mặt Trăng” trích lại tờ báo Mỹ New York Times, hay bài “Thông điệp của Buzz Aldrin gởi cư dân Trái Đất”, đăng trên báo Mỹ Washington Post.

Chinh phục Mặt Trăng: Nhân tố thúc đẩy hợp tác giữa các đại cường

Trong bài xă luận “Tất cả đều muốn lên Mặt Trăng”, Courrier International đă hy vọng rằng ước muốn chinh phục Hằng Nga hiện nay có thể thúc đẩy các nước hợp tác với nhau.

Ghi nhận đầu tiên của tạp chí Pháp là cuộc chạy đua lên Mặt Trăng hiện nay không c̣n giới hạn ở Nga và Mỹ. Trung Quốc vào tháng Giêng vừa qua đă đặt được một thiết bị trên mặt che khuất của Mặt Trăng, qua đó giành được vị trí hàng đầu về không gian trong tay Mỹ.

Nhưng Hoa Kỳ đâu đă chịu thua. Donald Trump, với các giấc mơ vĩ đại của ông, muốn con người bước đi trở lại trên Mặt Trăng vào năm 2024, thời điểm trùng hợp với năm cuối nhiệm kỳ của ông Trump nếu ông tái đắc cử. Vấn đề là cơ quan không gian Nasa không đủ phương tiện tài chính để đi theo lịch tŕnh chính trị này. Hơn nữa, chỉ đặt chân trở lại trên Mặt Trăng mà thôi th́ chưa đủ, giờ đây, những chuyến bay lên Mặt Trăng c̣n có nhiệm vụ để chuẩn bị cho những chuyến đi xa hơn, tức là chinh phục sao Hỏa.

Nhiều nước khác, như Ấn Độ, cũng t́m cách chen chân trong cuộc đua, cho dù họ thực sự không có phương tiện. Việc phóng phi thuyền thăm ḍ Chandrayaan-2 bị hủy bỏ vào giờ phút chót do sự cố kỹ thuật, đă bị châm biếm như là những chuyến bay giá rẻ low cost: Ấn Độ chỉ tốn kém 140 triệu đô la, trong khi Trung Quốc đă bỏ ra 8,4 tỷ đô la cho toàn bộ chương tŕnh không gian của họ vào năm 2017.

Tuy nhiên, đối với Courrier International, có lẽ Ấn Độ sẽ t́m ra cách nhờ Nga để cải thiện chương tŕnh không gian của ḿnh, và đă có những cuộc thảo luận khá xa trong chiều hướng đó…

Liên tưởng đến thời sự chính trị hiện thời, Courrier International đă thấy rằng bất chấp tranh chấp thương mại hay địa chính trị, không gian dường như là một trong những lănh vực mà Mỹ và Trung Quốc sẽ buộc phải hợp tác với nhau, để cho con người, bất kể là quốc tịch ǵ, có thể đi trên mặt trăng trở lại, và người đó rất có thể là phụ nữ đầu tiên.

The Economist: Không gian cần được quản lý trong 50 năm tới

The Economist ngược lại, đã hướng tới tương lai, với tựa lớn trang bìa: “50 năm tới đây trên không gian”. Đối với tạp chí Anh, 50 năm sau ngày con người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, môt thời đại thám hiểm không gian mới đang bắt đầu, đòi hỏi nhân loại phải đề ra một hệ thống luật lệ và kiểm soát vũ khí mới.

Đặc điểm của không gian mới đó, theo tuần báo Anh, bao gồm: Chi phí giảm, công nghệ mới, tham vọng của Trung Quốc và Ấn Độ, và một thế hệ doanh nhân mới.

Các hoạt động gần như chắc chắn sẽ liên quan đến du lịch không gian cho thiểu số giàu có và các mạng truyền thông phong phú và tốt hơn cho tất cả mọi người. Về lâu về dài, có thể có việc khai thác khoáng sản và thậm chí chuyên chở công cộng cho số đông.

The Economist cho rằng không gian sẽ trở thành một phần mở rộng của Trái Đất - một đấu trường dành cho các cá nhân và doanh nghiệp, không riêng gì cho các chính phủ. Trong tình hình đó, cần phải tạo ra một hệ thống luật lệ để điều hành “cõi thiên đàng”, cả trong thời b́nh lẫn trong thời loạn, nếu chẳng may chiến tranh nổ ra.

L’Obs: Nỗi thất vọng của người thứ hai đặt chân lên Mặt Trăng

Hai tuần báo Pháp L’Express và L’Obs cũng quan tâm đến sự kiện lịch sử này, cho dù không xem đấy là hồ sơ quan trọng nhất.

Trong lúc L'Express ghi nhận “Năm 1969, con người đã bước đi trên Mặt Trăng: Hậu trường của một kỳ công” thì L’Obs, đã phân tích một số bức hình chụp vào thời điểm phi thuyền Apollo 11 đáp xuống Mặt Trăng để nói thêm về nỗi thất vọng của Buzz Aldrin, người thứ hai đã sãi bước trên bề mặt Chị Hằng.

Trong bài mang tựa: “A lô Houston, Căn cứ Tĩnh Lặng đây”, L’Obs giải thích là Aldrin, một sĩ quan quân đội, đã rất thất vọng khi biết rằng ông sẽ không phải là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng vào ngày 20 tháng 7 năm 1969. Aldrin giải thích: “Họ đã quyết định rằng người đó sẽ là kỹ sư [Neil] Armstrong, một người không phải là quân nhân, đồng thời là chỉ huy của chiếc phi thuyền. Một người như vậy được đánh giá là có tính biểu tượng tốt hơn.”

Theo lời kể của L’Obs, khi biết tin trên trước lúc đi thực hiện nhiệm vụ, Aldrin đă rất bàng hoàng. Và sau này, nhà phi hành gia không may mắn đó đã trở thành nghiện rượu và bị bệnh trầm cảm.

Tuy nhiên hiện nay, ông là người duy nhất kỷ niệm 50 năm ngày con người đặt chân lên Mặt Trăng, vì Armstrong đã qua đời vào năm 2012. Và ông luôn sẵn lòng kể lại cho bất kỳ ai muốn nghe khoảnh khắc kỳ diệu ở bên bờ Biển Tĩnh Lặng, khi ông cùng với người bạn đồng hành Armstrong chiêm ngưỡng hành tinh xanh tỏa sáng trong bóng tối.

giagan 07-21-2019 00:02

Tức cười chuyện Mỹ đă làm được từ lâu nữa thế kỷ sau chệt c̣n mày ṃ mà bọn văn nô cứ bưng bô bợ đít thữa ấy chưa có internet Mỷ c̣n làm được đến nay tàu ăn cắp công nghệ tiên tiến nhất mà cũng là chỉ BAY V̉NG V̉NG he..he.. Mỹ sắp lên Hỏa tinh rồi các chó bưng bô ơi


All times are GMT. The time now is 21:14.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04252 seconds with 8 queries