VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Vietnam News | Tin Việt Nam (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=219)
-   -   V́ đâu thị trường giáo dục VN bị cho là 'bát nháo'? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1271104)

florida80 08-22-2019 19:00

V́ đâu thị trường giáo dục VN bị cho là 'bát nháo'?
 
1 Attachment(s)
22/8/19




Việt Nam luôn tuyên bố giáo dục và đào tạo là lĩnh vực ưu tiên, thuộc quốc sách của đảng và nhà nước

Nếu chúng ta đánh cụm từ này vào thanh công cụ t́m kiếm của Internet, ta sẽ thấy choáng ngợp với từ "bát nháo" mà giới báo chí dành cho giáo dục trong suốt mấy năm qua.

Nào là "Bát nháo liên kết đào tạo sư phạm...", nào là "Bát nháo chứng chỉ ngoại ngữ, tin học...", nào là "Bát nháo thị trường cấp chứng chỉ xếp hạng giáo viên...", nào là "Bát nháo Trung tâm ngoại ngữ...", nào là "Bát nháo việc đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghề giáo viên...", nào là "Bát nháo cấp chứng chỉ làm đẹp hồ sơ, giáo viên phải nhịn ăn, nộp 20 triệu... mua...", nào là "Bát nháo thị trường đồ dùng học tập...", nào là "Đào tạo tại chức bát nháo...", nào là "Bát nháo đường vào đại học và hệ luỵ...", nào là "Bát nháo thị trường tham nhũng thi cử..."

C̣n nhiều lắm những "bát nháo" trong thị trường giáo dục Việt Nam kể sao cho xiết.
https://i.imgur.com/Yd7zPXI.jpg
Việt Nam luôn tuyên bố giáo dục và đào tạo là lĩnh vực ưu tiên, thuộc quốc sách của đảng và nhà nước

Gần đây nhất đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) lại tiếp tục giật tít "Bát nháo trường quốc tế, trách nhiệm thuộc về ai? (ngày 13/8/2019), sau cái chết đầy tức tưởi của một cháu bé 6 tuổi tại trường "quốc tế" Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội), gây ra nhiều đồn đoán, nhiều phẫn nộ đối với công luận.

Vậy, qua cuộc phỏng vấn của phóng viên VOV với ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục & Đào tạo), th́ "thị trường trường quốc tế..." bát nháo ở chỗ nào?


Đó có phải là thị trường bát nháo hay đằng sau nó c̣n là cả một "thế giới khác" mà dân thường chưa bao giờ được biết đến?
Nhà giáo Lă Minh Luận

Nó bát nháo ở chỗ là thị trường này đă diễn ra từ rất lâu, nó mọc lên như nấm sau mưa trên đất Hà thành từ hơn một thập kỉ nay, nó gặm nhấm dần dần, từ bán chính thức, của cái bề ngoài khá bắt mắt về cơ sở vật chất của các trường cho đến kế quảng cáo, đồn thổi... cho đến khi lộ nguyên h́nh và rầm rộ công khai gắn mác "quốc tế" - một thị trường sôi động, tưng bừng là thế mà lạ thay.

Tất cả các nhà quản lí giáo dục, các nhà chức trách có liên quan không ai biết, mặc dù Luật Giáo dục từ năm 2005 cho đến nay (đă sửa đổi) hay kể cả một Thông tư dưới luật nào cũng chưa khi nào cho phép mô h́nh "quốc tế" này ra đời, phải măi cho đến khi xảy ra vụ scandal ở "quốc tế" Gateways mới được Bộ GD & ĐT, Bộ Nội vụ "vào cuộc rà soát (nếu có) th́ xử lí," vẫn theo ông Phạm Quang Hưng.

Vậy, sự vào cuộc quá muộn mằn của các cơ quan hữu trách này liệu có t́m ra được manh mối nào để xử lí không?

Trang Laodong.vn số ra ngày 20/8/2019, nói "Trường học âm thầm xoá danh "quốc tế": Chủ động lừa dối phụ huynh", th́ chắc chắn là không thể có kết quả nào.

V́ "án tại hồ sơ", "trọng chứng không trọng cung"... thị trường trường "quốc tế" đồng loạt "điện tín" cho nhau gỡ tiệt, xoá sạch dấu vết hiện trường trên các website, biển hiệu... th́ c̣n cái ǵ để xử lí?

Đó có phải là thị trường bát nháo hay đằng sau nó c̣n là cả một "thế giới khác" mà dân thường chưa bao giờ được biết đến?

Chủ động lừa dối?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nói về vấn đề này:

"Có thể thấy các trường này cố t́nh tạo ra danh tiếng ảo để thu hút học sinh, chủ động lừa dối phụ huynh học sinh bằng các giá trị ảo đến từ hai chữ "quốc tế".

Qua vụ việc này, rơ ràng công tác quản lí giáo dục của chúng ta có quá nhiều vấn đề.

https://i.imgur.com/XOpzCKy.jpg

Tác giả Lă Minh Luận giảng dạy môn Ngữ văn và và viết văn ở Hà Nội




Tuy nhiên, nó vẫn mang mẫu số chung với "kinh tế thị trường xă hội chủ nghĩa" là kinh doanh - trọng lợi nhuận hơn là mục tiêu giáo dục
Nhà giáo Lă Minh Luận

Việc một số trường ngang nhiên treo biển "quốc tế" mà vẫn được các cơ quan quản lí giáo dục như các Pḥng Giáo dục, Sở Giáo dục hay phía Bộ Giáo dục... đều bỏ qua, trước khi có vụ việc ầm ĩ được báo giới phanh phui"

Như vậy, có phải nền kinh tế thị trường (xă hội chủ nghĩa) được bung ra th́ giáo dục cũng có thị trường của riêng nó?

Tuy nhiên, nó vẫn mang mẫu số chung với "kinh tế thị trường xă hội chủ nghĩa" là kinh doanh - trọng lợi nhuận hơn là mục tiêu giáo dục.

Thế nó mới trở nên bát nháo, chẳng có luật lệ nào cả, chẳng có ai phải chịu trách nhiệm ở đây hết.

Niềm tin của xă hội về một nền giáo dục được thay đổi vẫn luôn bị nhóm lợi ích vét cạn.

Vậy nên khát vọng của bao người muốn cho con em ḿnh được học dưới mái trường khai phóng vẫn trở nên xa xỉ.

Và biết đến bao giờ giáo dục Việt Nam mới thực sự là nền tảng phát triển của xă hội đây?

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, là giáo viên giảng dạy môn ngữ văn và viết văn tại Hà Nội.

llcccc 08-23-2019 03:13

Don giang la nhu vay

mot lop tong so 40 hoc sinh
39 hoc sinh gioi mot em trung binh
em trung binh la mot hot boy tat ca dieu dat diem cao chi kho cai la khong chiu di hoc them nen khong the la hoc sinh gioi duoc
den cuoi nam 12 em hoc sinh trung binh nay dat diem cao vao dai hoc con 39 em hoc sinh gioi kia rot lop dop chi con lai vai em nho chay chot

nhu vay co cu la bat nhao chua


All times are GMT. The time now is 00:22.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04527 seconds with 8 queries