VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Vietnam News | Tin Việt Nam (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=219)
-   -   Cố t́nh kéo dài ‘sân golf trong sân bay’ nhằm ư đồ ǵ ? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1271411)

cha12 ba 08-23-2019 21:49

Cố t́nh kéo dài ‘sân golf trong sân bay’ nhằm ư đồ ǵ ?
 
1 Attachment(s)
8123/19

Một điều kinh ngạc trong thể chế độc tài toàn trị của các nhóm lợi ích vẫn đang biến diễn trắng trợn và dă man : trong lúc Bộ Giao thông Vận tải triển khai phi mă dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam với đa số doanh nghiệp tham gia đấu thầu là Trung Quốc mà bất chấp làn sóng sôi trào của dư luận xă hội phản đối về âm mưu ‘bán nước’ nằm gọn trong dự án ‘Một vành đai, Một con đường’ của Trung Quốc, vụ ‘sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất’ lại bị cơ quan bộ này xử lư chậm hơn rùa ḅ, và như thách thức cơ quan siêu bộ cấp trên của nó là Bộ Chính trị lẫn toàn thể công luận.
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1566596945
TSN Airport ngày nay
Lại ‘câm như hến’

Thảm nạn dễ thấy nhất từ hành vi cố t́nh rùa ḅ trên là cho đến nay, đường vào sân bay Tân Sơn Nhất ( Tân Sơn Nhất) vẫn c̣n nguyên nỗi kinh hoàng với tất cả hành khách. Rất nhiều lần tuyến chính dẫn vào sân bay là đường Trường Sơn cùng các đường nhánh bị kẹt suốt 3-4 tiếng đồng hồ, khiến nhiều hành khách phải bỏ xe hơi, ôm hành lư chạy vội vào nhà ga phi trường để khỏi lỡ chuyến bay.

Không những kẹ dưới đất, sân bay Tân Sơn Nhất c̣n bí lối cả yên trời. Ngày càng dày hơn tần suất máy bay phải bay ḷng ṿng mà chưa thể hạ cánh theo lịch bay v́ có quá nhiều máy bay muốn hạ cánh cùng một lúc.

Tuy nhiên phương án giải tỏa sân golf để lấy đất mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và mở rộng các tuyến đường bị kẹt xe vẫn không hề được nhắc tới trong hai cuộc họp gần đây nhất của chính phủ và các bộ ngành liên quan - vào tháng 8 năm 2019 - về việc đầu tư các dự án giảm tải cho Tân Sơn Nhất và thu hồi toàn bộ đất quốc pḥng hoạt động sai phạm.

Chi tiết đáng chú ư là cả thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc lẫn các quan chức lănh đạo khối đảng và khối chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đều ‘câm như hến’ mà không đả động ǵ đến sân golf Tân Sơn Nhất. C̣n Bộ Quốc pḥng th́ khỏi nói : sân golf này chính là một ‘cơ sở kinh tế quốc pḥng’, là một nguồn lợi cho nhiều quan chức và có thời, khi bị dư luận xă hội và cả nội bộ đảng lên án dữ dội, sân golf này c̣n được tôn thành ‘lá chắn pḥng thủ quốc gia’.

Cho dù vào giữa năm 2018 và sau khi Thủ tướng Phúc bị phản ứng về ư đồ ‘chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam’ (tức về phía khu dân cư dày đặc, trong đó có cả công viên cây xanh), chính ông ta đă phải đổi giọng khi thông báo quyết định mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cả về phía Nam và phía Bắc (phía Bắc là nơi sân golf Tân Sơn Nhất ngự trị), và c̣n nói tḥng "cần đất ở phía nào th́ lấy đất phía đó, cần đất sân golf th́ lấy đất sân golf" như để xoa dịu và vuốt ve dư luận…

Sân golf Tân Sơn Nhất, nằm ở phía Bắc, từ nhiều năm nay đă chiếm dụng một diện tích 157 ha – nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, chính là nguyên nhân chính khiến cho sân bay Tân Sơn Nhất rơi vào t́nh trạng kẹt cứng cả dưới đất lẫn trên trời.

Nhưng v́ sao Thủ tướng Phúc đă ‘gật’ về lấy đất sân golf mà hai Bộ Giao thông và vận tải và Bộ Quốc pḥng vẫn chây ́ không chịu thực hiện các thủ tục trả đất cho sân bay Tân Sơn Nhất ? ‘Trên bảo dưới không nghe’ hay do một sự toa rập tập thể cả trên lẫn dưới ?

Hay c̣n bởi một nguyên do rất đặc biệt khác : chủ đầu tư sân golf Tân Sơn Nhất muốn ‘tống tiền’ chính phủ ?

‘Tống tiền’ và ‘con tin’

Vào năm 2017 và 2018 khi vấn đề giải tỏa sân golf Tân Sơn Nhất được đặt ra, giới chủ đầu tư của sân golf này và cả vài lănh đạo của Bộ Quốc pḥng đă trắng trợn ngă giá. Một chủ đầu tư của sân golf này – ông Trần Văn Tĩnh – đă nói ra con số đó và cũng toạc ra với báo chí : "sẵn sàng bàn giao sân golf Tân Sơn Nhất, nhưng phải bồi thường !" – như một cách mặc cả với ngân sách quốc gia cùng tiền đóng thuế của dân. Theo đó nếu nhà nước thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất, số kinh phí dùng để "bồi thường giải tỏa" cho cụm sân golf – nhà hàng – khách sạn – chung cư… đă được xây dựng quy mô và c̣n hứa hẹn sẽ phát triển thêm là quá lớn – lên đến ít nhất 3.000 tỷ đồng.

Hiện tượng rất đồng pha và đồng điệu là quan điểm mặc cả trên rất nhất quán từ trên xuống dưới, và từ dưới lên trên trong hệ thống "nhóm lợi ích quân đội". Chỉ khoảng 3 tuần trước khi "phải bồi thường" của ông Trần Văn Tĩnh, Thứ trưởng quốc pḥng Trần Đơn cũng đă "bắn ư" về "phải bồi thường" trong hội nghị quán triệt, triển khai kết luận của Thường vụ Quân ủy Trung ương về quản lư sử dụng đất quốc pḥng khu vực sân bay Tân Sơn Nhất diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 8/8/2017.

Đó là một thách thức chưa từng có trước pháp luật, bởi hợp đồng xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất thực chất là hợp đồng vô hiệu - điều này được khẳng định do chính Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật quốc hội Nguyễn Đức Kiên. Mà hợp đồng đă vô hiệu th́ chỉ có giải tỏa trắng chứ không bồi thường ǵ cả. C̣n việc quân đội không sử dụng hết giao cho nhà đầu tư bên ngoài khai thác làm sai mục đích sử dụng đất là Bộ Quốc pḥng đă vi phạm Luật Đất đai.

Nhưng rốt cuộc đă không có một chỉ đạo nào từ Thủ tướng Phúc về trách nhiệm phải chịu đối với Bộ quốc pḥng và những cơ quan liên quan.

Và rốt cuộc, sân golf Tân Sơn Nhất đă bị biến thành "kẻ tống tiền", c̣n ngân sách quốc gia và tiền thuế của dân tạo ra ngân sách lại bị biến thành một thứ "con tin". Vẫn hầu như không có bất cứ một chuyển động đáng kể nào về ‘mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất’ cho tới nay.

Nhưng với sân bay Long Thành th́ lại là một câu chuyện khác. Khác hoàn toàn.

Đó là chiến dịch "dời Tân Sơn Nhất về Long Thành" của các nhóm lợi ích. Một chiến dịch mà nếu ca khúc khải hoàn th́ sẽ ‘một ăn ba’.

Một ăn ba

Hai sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành có một mối ‘tham duyên’ sâu kín. Không phải bỗng dưng mà từ năm 2015, các nhóm lợi ích ODA, giao thông và chính sách đă ‘hiệp đồng tác chiến’ một cách bài bản trên hai mặt trận thủ tục hành chính và truyền thông nhằm tống tiễn càng nhanh càng tốt trọng điểm sân bay từ Tân Sơn Nhất về Long Thành như mô h́nh ‘cặp đôi hoàn hảo’.

Trong thâm ư lẫn tham ư của các nhóm lợi ích, dự án sân bay Long Thành không chỉ nhằm "nuốt gọn" 18 tỷ USD đầu tư với phần lớn trong số đó dự kiến là vốn vay ODA, mà c̣n được khuếch trương tính tầm cỡ "khu vực Châu Á" của nó để giúp giới quan chức đang "kẹt hàng" có điều kiện bán đất giá cao.

Trước đây vào thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vào lúc ODA vẫn c̣n được giới quan chức tham nhũng Việt xem là ‘ḅ sữa’ và ‘tiền từ trên trời rơi xuống’, ư đồ này đă được hoạch định theo chiêu thức vay nguồn ODA ưu đăi để xây dựng sân bay Long Thành, đồng thời "đánh lên" bất động sản quanh khu vực này để giới quan chức dễ dàng "thoát hàng". Một khi đă chuyển được ga hàng không chính về Long Thành, toàn bộ 800 ha đất vàng của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có thể rơi vào tay nhóm đặc quyền đặc lợi.

Dù hiện thời chính thể độc tài ở Việt Nam không c̣n nhận được nguồn ODA ưu đăi từ các tổ chức tín dụng lớn của quốc tế, nhưng thay vào đó đang lẩn khuất một âm mưu vay vốn ODA của Trung Quốc để làm sân bay Long Thành mà sẽ khiến nền kinh tế và cả chính trị Việt Nam lún sâu hơn vào vực thẳm phụ thuộc Bắc Kinh, cùng đẩy nhanh âm mưu ‘bán nước’.

Âm mưu "dời Tân Sơn Nhất về Long Thành" cũng bởi thế sẽ đạt được những mục tiêu ‘một ăn ba’ nếu thành công : ‘xả hàng’ đến 5.000 ha đất xung quanh sân bay Long Thành với giá trên trời, ăn đậm ODA vay từ Trung Quốc và ‘hô biến’ đất vàng sân bay Tân Sơn Nhất.

Đă có ước tính rằng 800 ha đất vàng của sân bay Tân Sơn Nhất - nếu bị ‘hô biến’ - có giá thị trường lên đến nhiều chục tỷ US, để từ đó sẽ tràn đầy cơ hội bổ sung vào danh mục của Tạp chí quốc tế Forbes những cái tên ‘tỷ phú đỏ’ mới toanh của chế độ cộng sản Việt Nam.

Phạm Chí Dũng

VOA, 23/09/2019


All times are GMT. The time now is 19:07.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05317 seconds with 8 queries