VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   USA News| Tin Tức Hoa Kỳ (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=225)
-   -   Iran sẽ làm tới (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1285509)

florida80 10-15-2019 20:45

Iran sẽ làm tới
 
1 Attachment(s)
Tổng thống Donald Trump có vẻ đang dịu giọng với Iran. Ông đă từ chối tham gia vào với các nhân vật hàng đầu trong chính phủ ủng hộ đối đầu, đưa ra chỉ dấu là sẵn sàng gặp Tổng thống Iran,và có lúc c̣n tính đến chuyện giảm một số cấm vận.
https://i.imgur.com/7KPr7no.jpg
Nhưng Iran, theo một số viên chức Hoa Kỳ, đă phản ứng bằng bạo động. Các viên chức này cáo buộc Iran đă tổ chức hay ngay cả đích thân thực hiện cuộc tấn công hôm Thứ Bảy vào các cơ sở tối quan trọng của ngành dầu hỏa Saudi Arabia, gây chấn động trong thị trường năng lượng quốc tế và làm nhục Saudi Arabia, một đồng minh quan trọng trong vùng của Hoa Kỳ.

Lối chiến lược trả đũa này không có ǵ là đáng ngạc nhiên theo các học giả chuyên về Iran. Tehran, theo ư họ, đă kết luận là những hành động gây sự của họ gần đây đă có hiệu lực tăng cường vị thế của họ đối với Tây phương và trong vùng. Và mặc dầu những đe dọa thỉnh thoảng, Tổng thống Trump vô cùng ngần ngại tham gia vào một cuộc đối đầu quân sự ở vùng Trung Đông vốn làm hại đến nguồn cung cấp dầu thô cho thế giới ngay giữa một chiến dịch vận động tranh cử.

Giáo sư Ali Ansari, giáo sư về lịch sử Iran ở Viện đại học St Andrew ở Tô Cách Lan giải thích “Những người chủ trương cứng rắn ở Iran coi sự mâu thuẩn của tổng thống là một nhược điểm.” Ông thêm là đối với phe cứng rắn ở Iran, “chính sách ‘chống cự tối đa’ của họ đang có hiệu quả.”

Tổng thống Trump, sau khi rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa sáu cường quốc và Iran, đă áp đặt những lệnh cấm vận khắt khe lên xuất cảng dầu thô của Iran, và các nhà phân tích lư luận là tuyệt vọng đă thuyết phục các lănh tụ Iran, vốn gọi cấm vận là ‘chiến tranh kinh tế’, chống trả là lựa chọn duy nhất của họ. Hơn thế, người Iran nói là ông Trump đă chứng tỏ sự không muốn sử dụng vũ lực theo sau những đe dọa của ông.

Các viên chức Hoa Kỳ đă kết luận là các lực lương Iran đă phá họai khoảng một chục tàu chở dầu gần Eo biển Hormuz trong tháng 5 và tháng 6, và bắn hạ một phi cơ drone thám báo của Hoa kỳ hôm tháng 6. Lúc đầu tổng thống ra lệnh cho một loạt không kích để trả đũa cho vụ bắn hạ phi cơ drone, nhưng vào phút chót ông hủy.

Rồi nhân vật diều hâu nhất trong chính phủ về Iran, ông John Bolton, bị buộc phải từ chức cố vấn an ninh quốc gia, được nói là về một bất đồng với tổng thống về thương thảo với Iran.

Iran, đ̣i hỏi giảm cấm vận, có vẻ đă chuyển sang tấn công, dầu cho trực tiếp hay qua đồng minh. Nhiều nhà phân tích nói là phản ứng yếu kém từ Washington –kể cả phản ứng lúc đầu cho cuộc tấn công hôm Thứ Bảy- có vẻ đă chứng tỏ là chiến thuật tấn công của họ là đúng.

Ngay cả khi tổng thống góp tiếng cho những tuyên bố của các viên chức chỉ ra là Iran chịu trách nhiệm của cuộc tấn công, ông nhắc lại sự ác cảm của ông với chiến tranh và hy vọng cho điều đ́nh, nói “Tôi biết là họ muốn có điều đ́nh.” Ông đă nói là bất cứ một sự trả đũa nào cho cuộc tấn công sẽ tùy thuộc vào những thông tin từ Saudi Arabia, vốn để sang một bên việc kêu gọi một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc.

Ông Ali Bigdeli, một nhà phân tích chính trị ở Iran nhận xét về Tổng thống Trump “Ông ta không phải là một con sư tử, ông ta là một con thỏ đế.” Và thêm “Điều này phải kể là một sự thắng thế cho Iran.” Dầu cho mức độ tham dự của Iran đến đâu chăng nữa, ông nói là cuộc tấn công “là một bằng cớ cho quyền lực và ảnh hưởng của Iran.”

Iran đă bác bỏ trách nhiệm cho cuộc tấn công, và một lực lượng do Iran hỗ trợ ở Yemen, Phe Houthis, đă nhận là chính họ thực hiện. Nhưng cuộc tấn công chứng tỏ rơ ràng hơn bao giờ hết là các lực lượng của Iran và các lực lượng do họ bảo trợ trong vùng có thể gây nguy hiểm cho các quốc gia thân hữu của Hoa Kỳ và nguồn cung cấp dầu toàn cầu, ngay cả trong khi đang bị những biện pháp trừng phạt cấm vận đầy thiệt hại.

Tiến sĩ Michael Knights của Viện nghiên cứu về vùng Cận Đông ở Washington giải thích, “Hệ thống pḥng không của Saudi đă chứng tỏ không có chút khả năng nào cả.” Rồi ông thêm “Nay họ (tức Iran) đang chuẩn bị cho Ṿng 2”.

Một số các viên chức Iran có vẻ đă khoe khoang sau cuộc tấn công về những khả năng họ đạt được. Ông Mohamad Imani, một chiến lược gia của Đội Vệ binh Cộng Ḥa, viết trên trang Telegram của ḿnh “Iran đă chưa dùng đến những quân bài tẩy trong cuộc chiến dầu thô với Hoa Kỳ và Saudi Arabia.”

Và như Tiến sĩ Ellie Geranmayeh (Jê-ran-ma-yê), một học giả về Iran của Hội đồng Âu châu về Bang giao Quốc tế, thêm là Iran cũng có vẻ không bị một tí nào trừng phạt trong ngoại giao toàn cầu. Các cường quốc Âu Châu, bà nói, đổ lỗi cho tổng thống đă bắt đầu cuộc leo thang vốn dẫn đến cuộc tấn công qua việc rút lui khỏi thỏa thuận năm 2015 mà các cường quốc thế giới đă kư với Iran để hủy cấm vận đổi lấy việc giới hạn chương tŕnh hạt nhân của họ.

Sau khi rút ra khỏi hiệp ước hồi năm ngoái, chính phủ Trump đă áp đặt cấm vận lên việc bán dầu thô của Iran trong một cố gắng để đạt được một hiệp ước hạt nhân tốt hơn với Iran tức là buộc họ phải hủy hay giới hạn hơn nữa khả năng hạt nhân. Các cường quốc Âu Châu, chống lại cấm vận của Hoa Kỳ và hy vọng có thể cứu văn thỏa thuận năm 2015, đă t́m cách cung cấp trợ giúp.

Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp gần đây đă đề nghị một tín dụng 15 tỷ đô la để khuyến khích Iran tiếp tục tuân thủ thỏa thuận, có vẻ hy vọng là Hoa Kỳ sẽ quay trở lại- có thể là sau một cuộc bầu cử cho một tổng thống mới. Và không có một cường quốc Âu châu nào đưa ra chỉ dấu là họ sẽ rút lại các cố gắng ngoại giao.

Bà Geranmayeh lư luận là cuộc tấn công vào các cơ sở dầu thô của Saudi là “một cú bắn báo trước” vốn có thể là để nhắm cải thiện vị thế của Iran trong cuộc điều đ́nh với Tổng thống Trump hay là Âu Châu. Hay, nếu Iran mất b́nh tĩnh với mức độ của ngoại giao Âu châu, bà lư luận, cuộc tấn công có thể thúc đẩy người Âu Châu mau lên.

Những phe cứng rắn ở Iran lâu nay vẫn có lập trường mỉa mai là các nhà làm chính sách Hoa Kỳ chỉ hiểu đe dọa vũ lực. Nhưng trong năm đầu khi tổng thống rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân, Iran vẫn tiếp tục tuân thủ thỏa thuận và không có hành động trả đũa, theo đuổi một chính sách mà họ gọi là “một sự kiên nhẫn chiến lược.”

Các nhà phân tích chỉ ra là sự tuân thủ đó đă chẳng đem lại ǵ cho họ cả. Những cố gắng đầu tiên của Âu châu để thuyết phục Hoa Kỳ trở lại với hiệp ước không thành. Các đồng minh của Hoa Kỳ trong vùng như Israel, Saudi Arabia và Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất –tất cả đều là đối thủ vùng của Iran- đă thúc đẩy Washington gia tăng áp lực.

Đây là lúc chính phủ Trump sử dụng sự lan tỏa của hệ thống tài chánh Hoa Kỳ để chặn việc Iran bán dầu thô cho bất cứ một ai trên thế giới, cắt đứt nguồn sinh khí cho nền kinh tế Iran.

Tehran bèn theo đuổi một chiến thuật song hành để chống trả. Công khai họ có những bước tính toán để vượt giới hạn của Hiệp ước năm 2015, dẫn một số điều khoản trong thỏa thuận là biện minh cho việc không tuân thủ.

Đồng thời, các viên chức Tây phương kết luận, Iran bắt đầu chứng minh là họ có thể đe dọa thị trường dầu thế giới, buộc mọi người khác phải chia sẻ nỗi đau kinh tế của họ. Thêm cuộc tấn công vào các tàu chở dầu, Iran cũng bắt vài con tàu, kể cả một tàu chở dầu mang cờ Anh vốn đă bị lấy đi để trả đũa cho vụ Anh bắt một tàu chở dầu gần Gibraltar. Họ không bị trừng phạt ǵ cả. Hoa kỳ từ chối trả đũa vụ phá hoại tàu chở dầu. Với Anh Quốc muốn giảm căng thăng, các viên chức ở Gibraltar thả con tàu dầu của Iran hôm tháng rồi. Các cường quốc Âu châu vội vàng gia tăng trợ cấp cấm vận để bảo vệ thỏa thuận hạt nhân 2015.

Ngay cả Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất cũng có vẻ rút lui khỏi cuộc tranh chấp. Họ từ chối công khai đổ lỗi cho Iran về những thiệt hại cho các tàu dầu. Thay v́ vậy, các viên chức thảo luân với Iran về an toàn hải hành. Và đồng thời họ rút ra khỏi liên minh do Saudi cầm đầu đang chiến đấu chống lại phe Houthi ở Yemen. Tiến sĩ Sanam Vakil, một học giả về Iran và Vùng Vịnh Ba Tư của Chatham House, một viện nghiên cứu chính sách quốc tế ở Luân Đôn, giải thích là các tiểu vương quốc “đă thức tỉnh cho sự việc là họ rất dễ bị nguy hiểm.” Với các tiểu vương quốc đưa ra chỉ dấu không muốn leo thang thêm nữa, bà giải thích, Tehran bắt đầu thành công trong mục tiêu lâu nay là phân chia liên minh chống Iran trong vùng.

Cuối cùng, bà Vakil nói, Iran có vẻ kết luận từ những hành động gần đây của Hoa Kỳ là đối đầu sẽ không thua, v́ ngay cả một hành động quân sự của Hoa Kỳ cũng chắc chắn chỉ là một số tấn công giới hạn nhằm tránh một cuộc chiến trên bộ. Đối nội cũng như trong vùng, sống c̣n sau một cuộc tấn công như vậy có thể c̣n tăng cường cho sự ủng hộ của dân chúng cho chính phủ Iran.

Bà kết luận:

“Họ đang thách thức sự chế ngự của Hoa Kỳ và buộc cộng đồng quốc tế phải chấp nhận một liên hệ mới với nước Cộng ḥa Hồi giáo. Họ sẽ thắng bất cứ chuyện ǵ xảy ra.”

Lê Phan
(theo New York Times)
Oct 2019

ghe_lo 10-15-2019 21:01

Thằng tonton này chắc nó điên quá!Nó cố phá đi những ǵ tong thống trước đă đạt được. Bây giờ thấy mới thấy ‘cơm chẳng lành canh chẳng ngọt’.


All times are GMT. The time now is 20:05.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04539 seconds with 8 queries