VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   USA News| Tin Tức Hoa Kỳ (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=225)
-   -   Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1330043)

cha12 ba 03-30-2020 17:36

Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?
 
2 Attachment(s)
03/30/20

Foreseeable Unforeseeables
Mar 27, 2020 JEFFREY FRANKEL
Nguồn:
Project Syndicate
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1585589686
Jeffrey Frankel -educationonline photo

JEFFREY FRANKEL - Jeffrey Frankel, giáo sư Trường Quản lư Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard, nguyên là thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông điều hành Chương tŕnh Tài chính Quốc tế và Kinh tế Vĩ mô tại Văn pḥng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, nơi ông là thành viên của Ủy ban Xác định Chu kỳ Kinh tế, cơ quan chính thức của Hoa Kỳ chuyên xác định thời điểm suy thoái và phục hồi của nền kinh tế.


https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1585589686

Biên dịch: Trần Hùng
(lưu ư dịch giả Trần Hùng không phải là TRAN HUNG)

Các sự kiện như đại dịch COVID-19, vụ sụp đổ thị trường nhà ở tại Mỹ năm 2007-2009 và các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 thường được gọi là sự kiện “thiên nga đen”. Thuật ngữ này có nghĩa là không ai có thể đoán trước chúng sẽ xảy ra. Nhưng, trên thực tế, những sự kiện này đều liên quan đến những ẩn số đă biết (known unknowns), hơn là những ǵ cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld từng gọi là “ẩn số chưa biết” (unknown unknowns).

Rốt cuộc, trong mỗi trường hợp, các nhà phân tích am hiểu đều biết được không chỉ điều đó có thể xảy ra, mà c̣n cả khả năng nó sẽ xảy ra trên thực tế nữa. Mặc dù tính chất và thời điểm chính xác của những sự kiện này không thể dự đoán được với độ chính xác cao, nhưng mức độ nghiêm trọng của hậu quả là có thể đoán được. Nếu các nhà hoạch định chính sách đă xem xét các rủi ro và thực hiện các bước pḥng ngừa trước, họ có thể đă ngăn chặn hoặc giảm nhẹ được thiệt hại do thảm họa.

Trong trường hợp COVID-19, các nhà dịch tễ học và các chuyên gia y tế khác đă cảnh báo về sự nguy hiểm của một đại dịch virus trong nhiều thập kỷ qua, bao gồm gần đây nhất là năm ngoái. Nhưng điều đó đă không ngăn được Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng là “không lường trước được”, rằng đó là “một vấn đề mà không ai từng nghĩ sẽ là vấn đề”. Tương tự như vậy, sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tổng thống George W. Bush đă khẳng định sai rằng, “ít nhất, không có ai trong chính phủ của chúng tôi, và tôi không nghĩ rằng cả chính phủ tiền nhiệm, có thể h́nh dung được việc máy bay đâm vào các ṭa nhà với một quy mô lớn như vậy.”

Trước những tuyên bố như vậy, người ta thường dễ quy kết những thảm họa này chỉ là do sự bất tài của chính phủ điều hành. Nhưng lỗi của các lănh đạo phía trên khó có thể là một lời giải thích đẩy đủ, nếu ta thấy rằng thị trường tài chính và công chúng nói chung cũng thường bị bất ngờ. Thị trường chứng khoán đă đạt mức đỉnh lịch sử ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008, và một lần nữa trước vụ sụp đổ mới nhất bắt đầu vào cuối tháng Hai năm nay. Trong cả hai trường hợp, có rất nhiều rủi ro có thể thấy trước mà đáng lẽ ra đă phải làm giảm sự hưng phấn vô lư đó.

Trong cả hai lần, các nhà đầu tư không chỉ theo dơi các dự báo cơ bản quá lạc quan. Họ c̣n gần như không nh́n thấy rủi ro nào. VIX – thước đo mức độ biến động của thị trường tài chính (đôi khi được gọi là chỉ số sợ hăi) – ở gần mức thấp kỷ lục trước cả hai năm 2007-2009 và 2020.

Một số yếu tố giúp giải thích tại sao các sự kiện cực đoan thường khiến chúng ta bất ngờ. Thứ nhất, ngay cả các chuyên gia kỹ thuật cũng có thể không nh́n thấy bức tranh lớn nếu họ không phân tích đủ dữ liệu. Đôi khi họ chỉ nh́n vào các tập dữ liệu gần đây, cho rằng trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, các sự kiện từ 100 năm trước là không liên quan. Người Mỹ thường có một yếu tố gây hạn chế tầm nh́n khác: tập trung quá mức vào Hoa Kỳ. Không quan tâm đến phần c̣n lại của thế giới là một trong những rủi ro của chủ nghĩa biệt lệ Mỹ.

Ví dụ, vào năm 2006, các chuyên gia tài chính đă định giá chứng khoán có thế chấp bảo đảm ở Mỹ chủ yếu dựa vào lịch sử giá nhà ở gần đây của Mỹ, về cơ bản cho rằng giá nhà đất không bao giờ giảm theo giá trị danh nghĩa. Nhưng quy tắc đó chỉ đơn thuần phản ánh thực tế rằng chính các nhà phân tích chưa bao giờ chứng kiến ​​giá nhà đất danh nghĩa giảm trong đời họ. Giá nhà đất thực sự đă giảm ở Mỹ vào những năm 1930 và ở Nhật Bản lần gần đây là vào những năm 1990. Nhưng những giai đoạn đó không trùng khớp với kinh nghiệm sống của các nhà phân tích tài chính ở Hoa Kỳ.

Nếu các nhà phân tích đó tham khảo một bộ dữ liệu lớn hơn, các ước tính thống kê của họ sẽ cho phép xác suất giá nhà đất cuối cùng sẽ giảm và do đó các chứng khoán có thế chấp bảo đảm cũng sẽ sụp đổ theo. Các nhà phân tích tài chính chỉ phân tích dữ liệu nước họ và trong một khoảng thời gian hạn chế th́ cũng giống như các nhà triết học người Anh ở thế kỷ 19 đă kết luận từ quan sát cá nhân rằng tất cả thiên nga đều màu trắng. Họ chưa bao giờ đến Úc, nơi người ta phát hiện ra những con thiên nga đen từ một thế kỷ trước, và họ cũng không tham khảo ư kiến các nhà điểu học.

Hơn nữa, ngay cả khi các chuyên gia đúng, th́ các lănh đạo chính trị vẫn thường không nghe lời họ. Ở đây, vấn đề là các hệ thống chính trị có xu hướng không phản ứng trước các cảnh báo mà ước tính khả năng xảy ra thảm họa ở mức thấp chỉ khoảng 5% mỗi năm, ngay cả khi thiệt hại nếu bỏ qua xác suất như vậy là rất lớn. Các chuyên gia cảnh báo về một đại dịch nghiêm trọng đă đánh giá đúng rủi ro. Tương tự là Bill Gates cũng như nhiều nhà quan sát sắc sảo khác làm việc trong các lĩnh vực từ sức khỏe cộng đồng tới kinh doanh điện ảnh. Nhưng chính phủ liên bang Hoa Kỳ đă không chuẩn bị cho điều đó.

Tồi tệ hơn, năm 2018, chính quyền Trump đă giải tán bộ phận thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia do Tổng thống Barack Obama thành lập để đối phó với nguy cơ dịch bệnh; và chính quyền này cũng thường xuyên cố gắng cắt giảm ngân sách dành cho Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh và các cơ quan y tế công cộng khác. Không có ǵ đáng ngạc nhiên khi khả năng xử lư đại dịch của Mỹ – như tỉ lệ xét nghiệm thấp và thiếu hụt trầm trọng các trang thiết bị y tế quan trọng – đă thua xa các nền kinh tế tiên tiến khác, không chỉ Singapore và Hàn Quốc.

Nhưng, ngoài việc làm giảm khả năng ứng phó đại dịch của Mỹ, Nhà Trắng đơn giản là không có kế hoạch nào, cũng như không nhận ra rằng họ cần một kế hoạch ngay cả sau khi rơ ràng là sự bùng phát virus ở Trung Quốc sẽ lan rộng ra toàn cầu. Thay vào đó, chính quyền đă thiếu quyết đoán và đổ lỗi cho người khác, không chịu tăng cường năng lực xét nghiệm, và do đó khiến cho số lượng các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận thấp một cách giả tạo, có lẽ là nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu.

C̣n đối với tuyên bố của Trump rằng “Không ai từng nh́n thấy bất cứ điều ǵ như thế trước đây”, người ta chỉ cần nh́n lại bốn năm trước khi dịch Ebola giết chết 11.000 người. Nhưng họ ở rất xa, tận Tây Phi. Đại dịch cúm 1918-19 đă giết chết 675.000 người Mỹ (cùng với khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới), nhưng đó là 100 năm trước.

Rơ ràng, các nhà lănh đạo chính trị của chúng ta chỉ bị ấn tượng khi một thảm họa giết chết một số lượng lớn công dân trong chính đất nước họ và trong kư ức gần đây mà họ c̣n nhớ. Nếu bạn chưa bao giờ tận mắt nh́n thấy một con thiên nga đen, chúng chắc chắn không tồn tại.

Thế giới hiện đang phải trả một mức học phí quá đắt cho các bài học về đại dịch. Chúng ta chỉ biết hy vọng rằng thiệt hại nhân mạng không quá cao – và người ta sẽ học được những bài học phù hợp.

NCQT

canhdieubay 03-30-2020 17:52

chinh mieng ngai trum tuyen bo khong can lo lang vi thang 4 no se bien mat cho nen danmy nghe loi moi bi bat ngo nhu vay

mihauvuong 03-30-2020 18:20

"Bất ngờ"? Tụi bay nghĩ thế thôi...
Không nghĩ ra tại sao em CoVid lại nhắm vào New York, California, Washington State mà dập?

wonderful 03-30-2020 19:39

Tại v́ ai đánh giá sai từ lúc đầu..có vẻ hửng hờ...bây giờ mới ra cớ sự...ai cũng biết hết rồi !!!!!!!!!

thangtram 03-30-2020 20:08

Đây là những sự ước tính tệ nhất đang xảy ra: một khi cảnh sát và nhân viên y tế lăn đùng ra bệnh, là loạn sẽ đến nay mai ! Nhất là khi một số tù nhân đă được phóng thích (ngoài đại h́nh), nhưng đă phạm tội th́ ai cấm họ „nâng cấp“ và tăng tốc độ ..“ ác“?

"...Tồi tệ hơn, năm 2018, chính quyền Trump đă giải tán bộ phận thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia do Tổng thống Barack Obama thành lập để đối phó với nguy cơ dịch bệnh; và chính quyền này cũng thường xuyên cố gắng cắt giảm ngân sách dành cho Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh và các cơ quan y tế công cộng khác. Không có ǵ đáng ngạc nhiên khi khả năng xử lư đại dịch của Mỹ – như tỉ lệ xét nghiệm thấp và thiếu hụt trầm trọng các trang thiết bị y tế quan trọng – đă thua xa các nền kinh tế tiên tiến khác, không chỉ Singapore và Hàn Quốc...."

--> tui đă đề cập nhiều lần, mà cuồng Trump như điếc đui, c̣n Trump th́ chối và chối ! F** U, giải tán cơ quan mà c̣n láo: "Ụa, vậy hả ? Tui 0 biết ǵ cả.."-> nghe thứ đồ ngu đần nói chỉ muốn đấm vào mặt cái thằng khốn nạn vô trách nhiệm.. !

monkey2006 03-30-2020 20:16

Moi nguoi ai cung deu co sai lam. Van de la co biet sua chua hay khong. D. Trump cung vay, va Trump da chung to la minh dang sua chua sai lam. Cu dung nhung du kien qua khu de ma boi bac tong thong la chieu bai pha hoai nuoc My cua Trung Cong hay chieu bai ha nhuc, beu xau doi thu cua dang DC.


All times are GMT. The time now is 04:56.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04236 seconds with 8 queries