VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2020 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=274)
-   -   Hàn Quốc đang cực nguy hiểm v́ 'quả bom nổ chậm' này (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1349483)

PinaColada 05-25-2020 23:49

Hàn Quốc đang cực nguy hiểm v́ 'quả bom nổ chậm' này
 
1 Attachment(s)
Đó là tnhf trạng người trẻ ‘đốt tiền’ dù nợ nần chồng chất. Đó chính là bom nổ chậm ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc là một trong 4 “con rồng” kinh tế tại châu Á song nhiều người trẻ ở nước này đang ch́m trong nợ nần và không t́m được lối thoát.
Koo Young Gyu chỉ kiếm được 710 USD/ tháng nhưng lại sở hữu 4 chiếc thẻ tín dụng với hạn mức khổng lồ. Anh thường xuyên “vung tay quá trán”, hồn nhiên quẹt thẻ mà không nghĩ đến cách trả nợ.

Chẳng mấy chốc Koo Young Gyu ch́m trong khoản nợ gần 80.000 USD. “Tôi thường xuyên bị đ̣i nợ. Khi gia đ́nh biết chuyện, tôi không muốn sống v́ quá xấu hổ”, anh Koo cho biết từng nhiều lần cố gắng tự tử để thoát khỏi những khoản nợ chồng chất.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1590450518

Koo Young Gyu chỉ kiếm được 710 USD/ tháng nhưng lại sở hữu 4 chiếc thẻ tín dụng với hạn mức khổng lồ. Ảnh: Channel NewsAsia.
Hàn Quốc là một trong 4 “con rồng” kinh tế tại châu Á song nhiều người trẻ ở nước này, giống như Koo Young Gyu, đang ch́m trong nợ nần và không t́m được lối thoát. Lư do của “quả bom nổ chậm” này là ǵ?

Bội thực thẻ tín dụng
Trong năm 2020, các hộ gia đ́nh tại Hàn Quốc gánh khoản nợ ngân hàng trị giá gần 1,3 tỷ USD. Theo ông Anwita Basu, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu rủi ro Fitch Solutions, khoản nợ này có “tỷ lệ tăng nhanh” so với thu nhập của người dân.

Chi tiêu tín dụng chiếm khoảng 40% GDP tại Hàn Quốc trong khi con số này tại Mỹ chỉ ở mức 18%. Xu hướng lệ thuộc vào thẻ tín dụng đă góp phần làm nên khoản nợ khổng lồ của các hộ gia đ́nh.

Sự bùng nổ của chi tiêu tín dụng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Ở thời điểm này, chính phủ Hàn Quốc hồi sinh nền kinh tế bằng cách khuyến khích người dân sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán.

Trong khi đó, các ngân hàng ồ ạt phát hành thẻ, đồng thời nới lỏng quy định để lôi kéo người dùng. Koo Young Gyu cho biết anh từng dễ dàng “gian lận” về t́nh trạng lao động để được cấp thẻ tín dụng.

Không có việc làm
Năm 2018, khoảng 134.000 người tuyên bố phá sản tại Hàn Quốc. Trong đó, nhóm người trẻ chiếm phần lớn tỷ lệ phá sản v́ không thể ổn định việc làm. Giáo sư kinh tế Kim Sang Bong của ĐH Hansung chỉ ra rằng một số người trẻ “liên tục tiêu xài hoang phí trong lúc đi kiếm việc”.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Xă hội, tỷ lệ thất nghiệp của những người trong độ tuổi 15-24 tại Hàn Quốc là 10,5% vào năm 2018. Số liệu này c̣n cao hơn tỷ lệ ở Mexico (6,9%) hay CH Séc (6,7%), vốn là các quốc gia có GDP thấp hơn Hàn Quốc.

Giới quan sát cho rằng việc quy định mức lương tối thiểu khiến các hộ kinh doanh nhỏ lẻ không thể thuê nhân viên, thường là các lao động trẻ và chưa có kinh nghiệm.

Thói quen cờ bạc
Kwon Do Hyeon là một trong những người trẻ phải chật vật để tồn tại. Với 2 công việc bán thời gian, Kwon kiếm được gần 1.000 USD/tháng. Song số tiền này được Kwon chia ra để trả chi phí sinh hoạt và trả nợ cờ bạc.

Thú vui “đỏ đen” trên các trang web bất hợp pháp là một thói quen phổ biến của người trẻ Hàn Quốc. Theo số liệu của một cơ quan quản lư, số thanh niên nghiện cờ bạc tăng gấp 6 lần trong những năm gần đây.

Kwon tham gia đánh bạc từ thời sinh viên. Với sự may mắn của một người mới bắt đầu, Kwon từng kiếm được 33.000 USD dù chỉ cần bỏ ra số vốn 800 USD. “Tôi đă rất may mắn. Nhưng rồi số tiền kiếm được đều bay biến”, Kwon ngậm ngùi chia sẻ.

Kwon c̣n nhận được 12.000 USD từ một chương tŕnh của chính phủ nhằm hỗ trợ người có thu nhập thấp. Song số tiền này cũng sớm bị ṿng xoáy “đỏ đen” nuốt chửng. Kwon bị đuổi khỏi nhà sau khi dùng số điện thoại của bố mẹ để vay tiền trực tuyến.

Theo chuyên gia Kim Min Chul, nhiều công ty tài chính cung cấp dịch vụ cho vay nặng lăi trên nền tảng trực tuyến, đồng thời nhắm vào những “con mồi” trẻ tuổi như Kwon Do Hyeon.

Trong năm 2018, hơn 400.000 người Hàn Quốc sử dụng dịch vụ cho vay nặng lăi và tổng giá trị khoản vay được ước tính là 5,7 tỷ USD.

Giấc mơ kinh doanh
Các chủ doanh nghiệp, chiếm 1/4 lực lượng lao động tại Hàn Quốc, cũng là nhóm đối tượng đang ch́m trong nợ nần. Không có đủ tiền để thực hiện ước mơ kinh doanh, họ đành phải t́m đến các dịch vụ cho vay nặng lăi.

Yoon Jin Sik, chủ một cửa hàng ăn vặt, từng “vay nóng” 13.000 USD với lăi suất 28% để thử nghiệm các sản phẩm mới. Dù việc kinh doanh thua lỗ, anh Yoon vẫn tiếp tục theo đuổi hoài băo của ḿnh.

“Tôi không quan tâm đến lăi suất cắt cổ v́ lúc ấy tôi thực sự cần tiền. 40% lăi suất cũng chẳng sao, miễn là tôi có thể vay được tiền”, anh Yoon chia sẻ.

Cuối cùng, anh Yoon đă vay khoảng 15.000 USD nhưng phải trả gần 36.000 USD tiền lăi. Doanh nghiệp nhỏ của Yoon cũng chỉ duy tŕ được trong 4 năm.

Trong năm 2019, gần một nửa các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc không kiếm đủ doanh thu để bù vào tiền lăi suất “vay nóng”.

Phá sản là một giải pháp
Để giảm gánh nặng cho các chủ doanh nghiệp, chính phủ Hàn Quốc đă giới hạn mức lăi suất cho vay hợp pháp xuống dưới 24%, đồng thời yêu cầu các ngân hàng tạo điều kiện cho chủ doanh nghiệp vay tiền với lăi suất phù hợp.

Đối với Koo Young Gyu, tuyên bố phá sản là giải pháp để làm lại từ đầu. Năm 2018, anh Koo đă nộp đơn thông báo phá sản và được xoá nợ thành công. Song điều này đồng nghĩa với việc anh Koo không thể vay tiền hợp pháp trong ṿng 5 năm tới.

Hiện Koo Young Gyu có một công việc bán thời gian ở cửa hàng tiện lợi. Giống như nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ khác, cửa hàng này đang bị đóng cửa v́ dịch Covid-19.

Theo chuyên gia Basu, chính phủ Hàn Quốc sẽ tập trung kích thích nền kinh tế tăng trưởng, đồng thời ngăn chặn một cuộc suy thoái tài chính sau đại dịch. V́ vậy, các chính sách thắt chặt tín dụng và thúc đẩy các khoản vay hiệu quả sẽ không c̣n được ưu tiên.

VietBF@ sưu tầm.


All times are GMT. The time now is 05:33.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03769 seconds with 8 queries