VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2020 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=274)
-   -   USA Người bệnh nan y ngập trong nỗi sợ hăi v́ đại dịch (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1349851)

goodidea 05-27-2020 02:18

Người bệnh nan y ngập trong nỗi sợ hăi v́ đại dịch
 
1 Attachment(s)
Lance Hansen, 59 tuổi, đă chờ đợi được ghép gan nhiều tuần. Thế nhưng khi bệnh viện thông báo t́m được người hiến tặng phù hợp th́ ông lại hoảng loạn.

"Chỉ 5 phút sau khi cúp máy, anh ấy bắt đầu thở gấp, nói ‘Anh sẽ mắc Covid-19 và chết mất. Nếu vậy th́ anh muốn có gia đ́nh ḿnh ở cạnh’. Tôi đă không thể tin vào tai ḿnh", vợ của ông, bà Carmen, kể lại.

Bà liên tục thuyết phục chồng nhập viện để phẫu thuật ghép gan trước khi quá muộn, tuy nhiên ông Hansen nhất quyết từ chối, lo ngại sẽ nhiễm nCoV.

Giữa đại dịch, nỗi lo lắng không chỉ bủa vây người mắc Covid-19, chúng c̣n len lỏi vào tâm trí những bệnh nhân nan y, cần điều trị khẩn cấp.

Ngay cả khi số ca nhiễm mới giảm đáng kể, người bị tim mạch, ung thư và đột quỵ vẫn phải tŕ hoăn các thủ tục quan trọng. Họ bỏ mặc bệnh t́nh bởi sợ phải đặt chân đến khu cấp cứu, thậm chí văn pḥng của bác sĩ. Theo quy định liên bang, nhiều bệnh viện phải hủy bỏ các ca phẫu thuật không khẩn cấp khi dịch bệnh hoành hành. Đến nay, t́nh h́nh dần ổn định, các cơ sở y tế cho phép thực hiện lại những thủ thuật tự chọn. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn phải dành hàng giờ thuyết phục các bệnh nhân đang sợ hăi đến điều trị.

Theo dữ liệu của công ty bảo hiểm Cigna Corporation, trong khoảng hai tháng trở lại đây, lượng người nhập viện v́ hội chứng mạch vành cấp tính giảm 11%. Con số này ở bệnh nhân rung nhĩ là 35%. Tạp chí Y học New England cũng báo cáo gần 50% số ca đau tim ở Bắc California đă biến mất giữa đại dịch. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vẫn tăng nhanh chóng.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1590545916
Rob Russo, 45 tuổi, sống chung với bệnh ung thư hiếm gặp trong 21 năm qua. Ảnh: NY Times

Theo các chuyên gia tâm lư, sự lo lắng ảnh hưởng tới phần năo chịu trách nhiệm suy nghĩ và lập kế hoạch cho tương lai. Cảm giác này phát sinh khi con người không có đủ thông tin để dự đoán điều sắp xảy đến. Họ tưởng tượng ra những viễn cảnh kinh khủng và trở nên hoảng hốt.

"Nhiều người thực sự đă nói: ‘Tôi đang bị đau tim. Nhưng tôi sẽ ở nhà. Tôi không muốn chết tại bệnh viện đâu’", bác sĩ Marlene Millen, khoa hồi sức tích cực tại Đại học California, San Diego, kể. Ông cho biết ḿnh đă nghe bệnh nhân nói điều này vài lần.

Suzanne George, bác sĩ chuyên khoa ung thư cũng gặp t́nh cảnh tương tự. Một bệnh nhân của bà từ chối đến viện làm hóa trị v́ sợ nhiễm nCoV.

"Họ không muốn rời khỏi nhà để xét nghiệm máu, nhằm đảm bảo có thể làm hóa trị một cách an toàn", bác sĩ George nói, đồng thời giải thích thử máu là công đoạn quan trọng giúp phát hiện sớm các tác dụng phụ của thuốc.

Bà cũng cho rằng cơ sở y tế cần phối hợp với nhau, giúp bệnh nhân có cảm giác an toàn khi đến khám và điều trị.

Hiện hầu hết bệnh viện ngoại trú đă thay đổi cách làm việc, đảm bảo an toàn cho y bác sĩ và bệnh nhân. Người nhiễm nCoV được cách ly trong khu riêng biệt, phải đeo khẩu trang thường xuyên. Bệnh viện cũng tăng cường lịch khử trùng. Do đó, các chuyên gia cho biết nguy cơ mắc Covid-19 là rất thấp.

Tuy nhiên, điều này không khỏa lấp nỗi lo lắng của những người như ông Lance Hansen. Họ có rất nhiều lư do để hoảng sợ.

David Rivera, 54 tuổi, là bệnh nhân ung thư gan. Cuối tháng 3, ông từ chối làm phẫu thuật cấy ghép v́ e ngại t́nh nguyện viên hiến gan cho ḿnh nhiễm nCoV, dù người này đă thử nghiệm âm tính.

Theo Lisa VanWagner, bác sĩ tại Bệnh viện North Western, ông cần ghép gan trước khi bệnh ung thư tiến triển nghiêm trọng hơn. "Cánh cửa hy vọng đang hẹp lại. Cần phải hành động rất nhanh trước khi hết cơ hội", bà nói.

Các bệnh nhân từ chối điều trị cũng sớm thấy nuối tiếc với quyết định của ḿnh. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Hansen chia sẻ: "Tôi chỉ sợ hăi thôi. Đáng ra tôi nên phẫu thuật, vậy mà tôi lại sợ hăi".

Megan Jennings đă hiến một phần gan của ḿnh cứu sống cháu gái 7 tuổi. Ảnh: NY Times
Megan Jennings đă hiến một phần gan của ḿnh cứu sống cháu gái 7 tuổi. Ảnh: NY Times

Đại dịch cũng khiến một số bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân mạn tính suy nghĩ lại cách điều trị của ḿnh.

Trong 21 năm qua, Rob Russo sống chung với bệnh ung thư đường tiêu hóa hiếm gặp. Khối u đă di căn đến gan. Suốt thời gian đó, ông thường xuyên đi lại giữa nhà riêng tại quận Queens, thành phố New York đến Viện Ung thư Dana-Farber, thành phố Boston. Covid-19 quét qua, liệu tŕnh của ông được chuyển đến Trung tâm Ung thư Sloan Kettering và Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian / Weill Cornell ở New York.

Cuối tháng 4, ông Russo cần đặt stent đường mật để điều trị tắc nghẽn ống mật. Tâm trí ông xoay vần với các câu hỏi: "Sẽ thế nào nếu ḿnh bị nhiễm nCoV từ một người không có triệu chứng và cần phải nhập viện? Nhỡ ḿnh không được gặp lại vợ con nữa th́ sao?".

Tuy nhiên, giống với các bệnh nhân khác, khi đă có mặt tại bệnh viện, ông cảm thấy an toàn hơn rất nhiều. Các biện pháp pḥng ngừa và khử khuẩn phần nào xoa dịu tâm lư bệnh nhân 45 tuổi.

Bill Sieber, chuyên gia tâm lư, Đại học California, cho biết một trong những cách hiệu quả để chế ngự nỗi sợ là kiểm soát hơi thở. "Nhịp thở là dấu hiệu khiến năo bộ b́nh tĩnh lại", ông nói, đồng thời khuyến nghị người bệnh thở sâu mỗi khi cảm thấy hoảng loạn.

Phương pháp đơn giản này đă giúp Megan Jennings, 36 tuổi, đi đến quyết định hiến một phần gan của ḿnh cứu sống cháu gái 7 tuổi. Để vượt qua nỗi sợ, cô tập luyện kỹ thuật thở sâu.

"Tôi đă có thể cảm nhận cơ thể ḿnh và tỉnh táo trở lại, nhận thức rơ những điều xung quanh và ngừng nghĩ về viễn cảnh đáng sợ", cô chia sẻ.

VietBF@sưu tập


All times are GMT. The time now is 05:51.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03384 seconds with 8 queries