VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Business News |Tin Kinh Tế (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=160)
-   -   Với chính sách tiền tệ- TQ định chơi với lửa? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1350258)

PinaColada 05-28-2020 06:20

Với chính sách tiền tệ- TQ định chơi với lửa?
 
2 Attachment(s)
Trung Quốc chơi với lửa khi sử dụng chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Mỹ, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đă làm yếu tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ vào ngày thứ hai. Từ đó làm dấy lên những quan ngại về việc rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và tái khởi động cuộc chiến thương mại.

Hôm thứ Ba (26/5), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đă đặt tỷ giá đồng nhân dân tệ (CNY) ở mức 7,1293 CNY/USD sau khi áp lực trên thị trường tiền tệ tăng lên. Một ngày trước đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đă hạ tỷ giá đồng CNY xuống ngưỡng thấp nhất trong 12 năm qua.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1590646731

Trung Quốc đang giảm giá đồng CNY của ḿnh xuống thấp nhất trong 12 năm qua (nguồn: xe.com)
Một chiến lược gia tại một công ty môi giới của Mỹ nhận định: “Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ tránh vũ khí hóa đồng nội tệ của ḿnh. Chúng ta sẽ cần phải theo dơi chặt chẽ các diễn biến động thái chính sách của Trung Quốc”.

Làm suy yếu CNY để bù đắp cho phần thuế gia tăng bởi thương chiến
Vào năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đă để cho đồng CNY yếu đi trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang. Đồng CNY yếu đă giúp các công ty xuất khẩu Trung Quốc bù lại được một phần chi phí khi phía Mỹ tăng thuế.

Vào tháng 8 năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đặt tỷ giá tham chiếu đồng CNY ở ngưỡng 7 CNY/USD lần đầu tiên trong 11 năm. Bộ Tài chính Mỹ đă gọi Trung Quốc là “nước thao túng tiền tệ”, điều này không khỏi khiến nhiều người lo sợ về khả năng chiến tranh thương mại sẽ trở thành chiến tranh tiền tệ.

Mỹ và Trung Quốc đă kư kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào tháng 1/2020, chính quyền Washington đă không c̣n gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Bắc Kinh cho biết nước này vẫn cam kết sẽ thực thi thỏa thuận thương mại.

Tuy nhiên căng thẳng gia tăng lần nữa giữa hai nước trong bối cảnh đại dịch. Trung Quốc đang đề xuất dự luật an ninh, cái mà nhiều người lo ngại sẽ h́nh sự hóa các hoạt động biểu t́nh ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông. Thị trường hầu như chắc chắn về sự bùng lại của cuộc chiến tranh thương mại.

Tháo chạy
Đồng CNY yếu đi có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ không lùi bước. Tuy nhiên đồng CNY giảm lại sẽ rất có thể tạo ra một làn sóng rút vốn mạnh mẽ.

Năm 2015, việc đồng CNY yếu đi đă gây ra sự tháo chạy về vốn và gánh nặng lên các công ty đang phải trả các khoản vay bằng đồng USD. Những bất ổn về đồng CNY cũng thúc đẩy nhu cầu về ngoại tệ. Sự sụt giảm dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, gây ra bởi những nỗ lực ngăn chặn sự tháo chạy của các ḍng vốn, chỉ làm tăng thêm những quan ngại của thị trường. Điều này đă dẫn tới sự gắn chặt tất yếu giữa sự suy yếu đồng CNY và việc tháo chạy vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Kể từ đó, chính quyền Trung Quốc đă tăng mạnh các hạn chế về việc tháo chạy vốn và tỏ ra tự tin rằng lần này, họ có thể ngăn ngừa được một hệ quả tương tự. Nhưng các công ty Trung Quốc vẫn đang c̣n những khoản nợ lớn bằng đồng USD. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cũng đang được đặt dưới sự quan sát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, là nơi đặc biệt cân nhắc về khối lượng xuất khẩu và nợ ngắn hạn.

Theo một ước tính, các khoản vốn rút khỏi Trung Quốc vào tháng 3 và tháng 4 năm nay đă đạt hơn 50 tỷ USD. Ḍng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc một phần do khả năng tiếp cận đồng USD của nhà đầu tư ngoại bị giảm đi trong tháng 3 và do xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi. Những đe dọa về một đồng CNY yếu đi có thể dẫn tới một cuộc tháo chạy thậm chí c̣n lớn hơn.

VietBF@ sưu tầm.


All times are GMT. The time now is 02:26.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04140 seconds with 8 queries