VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2020 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=274)
-   -   Nga muốn hất cẳng Mỹ ở Địa Trung Hải? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1351287)

june04 05-31-2020 07:52

Nga muốn hất cẳng Mỹ ở Địa Trung Hải?
 
4 Attachment(s)
Tổng thống Putin đă có bước đi mới có khả năng hất cẳng Mỹ ở Địa Trung Hải. Tổng thống Putin đă quyết định đàm phán với Syria về việc mở rộng các căn cứ của ḿnh ở đây, việc này sẽ là tiền đề để Nga hạn chế ảnh hưởng Mỹ, độc bá Địa Trung Hải.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1590911513
Tổng thống Nga Putin. Nguồn: eastday.com.

Tổng thống Nga Putin hôm 29/5 đă kư quyết định giao cho Bộ Quốc pḥng cùng với Bộ Ngoại giao Nga tiến hành đàm phán với chính phủ Syria về việc mở rộng căn cứ quân sự của Moscow tại quốc gia này. Theo quyết định, các cơ quan có liên quan của Nga sẽ đàm phán với Damascus về việc chuyển giao thêm cho quân đội Nga sử dụng các tài sản bất động sản và vùng nước trong khuôn khổ thỏa thuận về triển khai nhóm Không quân Nga tại Syria được kư từ ngày 26/8/2015.

Trước đó, Tổng thống Nga hôm 25/5 cũng kư quyết định cũng bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Damacus Aleksandr Efimov làm đại diện đặc biệt của Tổng thống về phát triển quan hệ với Syria. Đại sứ Aleksandr Efimov mới nhận nhiệm sở tại Damacus từ tháng 1/2020, việc tăng cường trao đổi với Chính phủ Syria về vấn đề trên là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ông.

Hợp tác quân sự, quốc pḥng giữa Nga và Syria được đẩy mạnh kể từ khi Moscow tham gia cuộc chiến chống khủng bố tại quốc gia Trung Đông này theo đề nghị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tháng 9/2015, Nga chính thức đưa quân đến đồn trú tại căn cứ không quân Hmeymim để hỗ trợ Quân đội Chính phủ Syria chống lại lực lượng phiến quân.

Tháng 12/2017, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ rút quân khỏi Syria, tuy nhiên, căn cứ không quân Hmeymin và căn cứ hải quân Tartus vẫn tiếp tục tồn tại. Theo thỏa thuận giữa Nga và Syria, Quân đội Nga có thể được triển khai vô thời hạn tại căn cứ không quân Hmeymim.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1590911513
Lực lượng Nga tại căn cứ Hmeymim.

C̣n đối với căn cứ Tartus, căn cứ này nằm trong thành phố cảng bên bờ biển Địa Trung Hải ở phía tây Syria. Theo các hiệp ước và thỏa thuận có liên quan được kư kết bởi Liên Xô và chính phủ Syria trong thế kỷ trước, Nga có một căn cứ hỗ trợ vật liệu và thiết bị của Hải quân Nga ở Tartus, là căn cứ quân sự duy nhất của Nga ở khu vực Địa Trung Hải.

Theo thỏa thuận bổ sung đạt được giữa Nga và Syria năm 2017, Quân đội Nga có thể neo đậu tới 11 tàu chiến, bao gồm cả tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Theo thỏa thuận, Nga có thể sử dụng cảng Tartus trong 49 năm mà không phải trả phí. Nếu cả Nga và Syria đều không đề nghị ngừng thực thi thỏa thuận trước khi hết hạn, thỏa thuận sẽ được tự động gia hạn thêm 25 năm.

B́nh luận về việc Nga đàm phán mở rộng các căn cứ tại Syria, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc pḥng Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) Yury Shvytkin cho rằng, kế hoạch này nhằm mở rộng tính năng và nâng cao khả năng đảm bảo an ninh của các căn cứ quân sự của Nga ở Syria.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1590911513
Căn cứ Hải quân của Nga ở cảng Tartus. Nguồn: eastday.
com.

Theo ông Yury Shvytkin, hiện nay căn cứ Tartus có chức năng khá hạn chế và chưa thể được coi là một căn cứ hải quân đúng tiêu chuẩn. Theo đó, trước mắt, Quân đội Nga sẽ hiện đại hóa căn cứ Tartus đến mức độ sẽ cho phép các tàu tuần dương có thể tiến vào cảng. Để làm được việc này, cần phải tiến hành đào sâu và mở rộng luồng vào cảng Tartus. Sau đó, sẽ tiến hành mở rộng công năng phục vụ các tàu chiến ra vào cảng để sửa chữa, tiếp nhiên liệu và khi cần thiết có thể giáng đ̣n tấn công chớp nhoáng vào các nhóm khủng bố.

Về căn cứ không quân Hmeymim, ông Shvytkin cho rằng, tại đây có các sân bay quân sự và dân sự đang hoạt động song song, điều này là không phù hợp. Hiện Nga đă triển khai khoảng 30 máy bay chiến đấu phản lực và trực thăng, trong số này có các máy bay hiện đại hàng đầu của quân đội Nga, như Su-35, Su-34 và Su-24, trực thăng tấn công Mi-35 và Mi-8AMTSH.

Do vậy, cần phải tách biệt hoàn toàn hoạt động dân sự và quân sự tại căn cứ này để có thể đảm bảo an toàn cho các nhân viên và các thiết bị. "Việc mở rộng sẽ cho phép chúng ta giải quyết hiệu quả hơn các nhiệm vụ được giao cho nhóm chiến đấu của quân đội (Nga) tại Syria và, tất nhiên, để đảm bảo an toàn cho đội ngũ quân nhân và các thiết bị chiến đấu, xe bọc thép đặt tại căn cứ này", ông Shvytkin nói.

Giới quan sát cho rằng, với việc mở rộng các căn cứ quân sự ở Syria, với sự hiện diện của các máy bay chiến đấu và chiến hạm thường trực, Nga sẽ có lực lượng không quân và hải quân mạnh ở Trung Đông, đặc biệt là phía đông Địa Trung Hải, h́nh thành một thế trận hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành chỉnh thể thống nhất của sức mạnh quân sự Nga ở Trung Đông.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1590911513
Căn cứ của Nga có vai tṛ quan trọng trong việc khống chế toàn cục ở Địa Trung Hải. Nguồn: eastday.com.

Không chỉ vậy, việc mở rộng căn cứ Tartus cũng cho phép Hải quân Nga duy tŕ hoạt động thường xuyên của các lực lượng mới thành lập. Vừa qua Nga đă xúc tiến thành lập lực lượng đặc nhiệm hải quân Địa Trung Hải với khoảng 10 tàu chiến hiện diện thường trực ở vùng biển này, theo mô h́nh Liên đội số 5 Địa Trung Hải dưới thời Liên Xô, với đối thủ chính là Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ.

Lực lượng này được thành lập với ư định chiến lược là: bảo vệ Syria; kiểm soát phần đông của Địa Trung Hải; bảo vệ lối vào Biển Đen và bóp nghẹt ư đồ xâm nhập Biển Đen của hải quân Mỹ-NATO; đối phó với Hạm đội 6 và ngăn chặn đường tiếp viện của Hạm đội 5 Mỹ ở vùng Vịnh Persian, qua biển Đỏ, vượt kênh đào Suez sang Địa Trung Hải hỗ trợ cho Hạm đội 6.

Với việc có thể duy tŕ hoạt động thường xuyên của lực lượng mới ở Địa Trung Hải, Nga sẽ kiểm soát các kênh thương mại hàng hải khổng lồ của Mỹ, châu Á và châu Âu ở khu vực này. Ngoài ra, tăng cường hiện diện tại biển Địa Trung Hải cũng cho phép Nga giữ vững vị thế địa - chính trị ở Nam Âu, Trung Đông, Bắc Phi, đặc biệt là với Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Iraq, Syria, Lebanon, Ai Cập và một số quốc gia khác.

banmai05 05-31-2020 08:45

Người viết bài này chẳng có một chút kiến thức về địa lư. Syria chỉ là cái góc rất nhỏ ở vùng Địa Trung Hải lại bị bủa vây tứ phía là các nước Đồng Minh của Mỹ th́ cho dù Nga được quyền sử dụng hải cảng ở Syria cũng chỉ là để thoát ra cái nút tḥng lọng của biển đen mà thôi, nói cách khác với quân cảng ở Syria hải quân Nga phần nào bớt đi lo lắng bị Phương Tây phong toả eo biển Bosporus trong trường hợp chiến tranh lớn xảy ra, (hoặc để đương đầu với các cuộc xung đột nhỏ với một nước nào trong vùng) Nhưng nếu chỉ với lực lượng hải quân vốn đă rất khiêm tốn lại bị bao vây tứ bề liệu khả năng chống cự của Nga kéo dài được bao lâu mà đ̣i đuổi Mỹ ra khỏi vùng biển mà phần lớn do Phương Tây Kiểm soát này. Tác giả nên t́m hiểu kỹ để đừng viết điều quá sơ đẳng này


All times are GMT. The time now is 19:11.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05153 seconds with 8 queries