VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Nguyễn Đức Tùng : Thơ Như Đời Sống Tinh Thần Của Dân Tộc (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1352439)

florida80 06-03-2020 20:43

Nguyễn Đức Tùng : Thơ Như Đời Sống Tinh Thần Của Dân Tộc
 
1 Attachment(s)
Sự so sánh giữa thơ miền Nam và thơ miền Bắc thời kỳ hai mươi năm chiến tranh, tương tác giữa chúng sau khi ḥa b́nh lập lại, là một đề tài lớn, có ích cho sự phát triển của thơ Việt Nam, nhưng cần công sức của nhiều người, cần nhiều thời gian. Công việc ấy chưa bao giờ được bắt đầu chứ đừng nói là hoàn tất. Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người trong một thời đại, là tấm gương của xă hội. Hơn thế nữa một nền thơ thành công có khả năng chinh phục những người chưa bao giờ tiếp cận nó.




Văn học là cảm xúc và tư tưởng nhưng văn học cũng là nghệ thuật ngôn ngữ. Ảnh hưởng là ảnh hưởng trên cả hai phương diện ấy.

https://i.imgur.com/epTnpRe.gif


1. Ngay sau chiến tranh, ở Huế, khi tôi c̣n bé, tôi được chứng kiến một nhà thơ miền Bắc, đọc cho nghe bài thơ của anh, Viết cho em từ cửa biển, sau đó anh cũng đọc bài Cần thiết của Nguyên Sa, cả hai anh đều đọc thuộc ḷng. Đó là một kỷ niệm tôi không bao giờ quên: sự xúc động, t́nh tự dân tộc, sự khoan ḥa và bao dung, cái đẹp. Sau năm 1975, việc giao thoa này dù muốn dù không cũng đă xảy ra.




Trong thời gian chiến tranh (1954-1975), ở miền Nam có nhiều khuynh hướng văn học, như cổ điển, lăng mạn, hiện thực, siêu thực, hiện sinh, nhưng ở miền Bắc chỉ có một khuynh hướng là hiện thực xă hội chủ nghĩa. Khuynh hướng hiện thực xă hội chủ nghĩa này đồng thời cũng là "phương pháp sáng tác". Tôi chỉ xin đề cập đến một khía cạnh dựa theo câu hỏi của anh: ảnh hưởng của thơ miền Nam đối với thơ miền Bắc. Thực ra sau 1975, cả nước là một, khó có thể dùng chữ thơ miền Bắc nữa, mà nên dùng chữ thơ sau 1975.








2. Giới nghiên cứu và báo chí: Cách tiếp cận đối với thơ miền Nam của các nhà nghiên cứu văn học ở phía Bắc, cho đến hiện nay, gồm ba khuynh hướng:




- Khuynh hướng bảo thủ cực đoan: phê phán, đả kích, bôi nhọ, chính trị hóa. Ví dụ: Nguyễn Văn Lưu hay Vũ Hạnh.




- Khuynh hướng bỏ qua, coi nhẹ, không biết, không nhắc tới. Hoặc họ không biết thật, hoặc không thể chạm tới v́ lư do chính trị. Ví dụ, trong cuốn "Thơ Việt Nam hiện đại", của Nguyễn Đăng Điệp, một nhà nghiên cứu có uy tín, nổi tiếng là khá cởi mở, viện trưởng viện văn học, có một câu nhận định tổng quát về thơ miền Nam như sau: "Thiết nghĩ với cái nh́n "khoan dung văn hóa", không thể không thừa nhận những đóng góp quan trọng của thơ ca vùng tạm chiến trước đây đối với thơ Việt hiện đại, nếu chúng ta nh́n thơ ca nước nhà trong một chỉnh thể thống nhất." (Thơ Việt Nam hiện đại, tiến tŕnh và hiện tượng, Nguyễn Đăng Điệp, NXB Văn Học, 2014, tr19). Cách nghĩ như thế, mặc dù đă tử tế hơn rất nhiều so với giới bảo thủ, rơ ràng vẫn có tính cách ban ơn. Không phải là cách tiếp cận thích đáng trước một nền thơ lớn như thơ miền Nam.




- Khuynh hướng cởi mở: Tiếp cận từng bước, khéo léo giới thiệu trong những bài viết rải rác đây đó. Nó bộc lộ một điều rất thú vị là khi được phép, các ng̣i bút miền Bắc thể hiện tŕnh độ chuyên nghiệp rất cao, như trong trường hợp: Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Phan Cảnh, Vương Trí Nhàn, Chu Văn Sơn. Các tờ báo mạng như Văn Việt của Văn đoàn độc lập, tạp chí Sông Hương ở Huế, tạp chí Nghệ thuật mới của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Viết và Đọc của nhà xuất bản Hội nhà văn, tạp chí Hải pḥng, Văn nghệ quân đội, đều có cố gắng lẻ tẻ đưa bài về thơ miền Nam hoặc thơ hải ngoại, nhưng tiếc thay vẫn là những cố gắng đơn độc. Tôi nghĩ cần ghi nhận những thiện chí ấy.




Một số nhà nghiên cứu miền Bắc có ít nhiều đề cập đến thơ miền Nam: Nguyễn Phan Cảnh, Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên, Văn Giá, Phạm Ngọc Hiền, và đặc biệt là Đỗ Lai Thúy. Họ biết t́m đọc ở các nhà nghiên cứu miền Nam trước đây. Chú ư rằng sau 1975, sự khác biệt giữa Nam và Bắc bị xóa nḥa, các khuynh hướng văn chương trước đó ở miền Nam đều bị loại trừ, chỉ c̣n lại khuynh hướng xă hội chủ nghĩa. Trước đó, ở miền Nam đă có những lư thuyết văn học lấy cảm hứng từ Tây phương như Đoàn Thêm, "Quan niệm và sáng tác thơ" (1962), Minh Huy, "Luật Thơ Mới" (1961), Bùi Giá, "Thi ca và tư tưởng" (1969), Nguyễn Văn Trung, "Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết" (1972), Đặng Tiến, "Thơ là ǵ" (1973) và nhiều tác phẩm khác nữa.




3. Các nhà thơ và độc giả của họ: t́nh h́nh khác hơn nhiều ở lĩnh vực sáng tác, nhất là những nhà thơ trẻ. Cần nhớ rằng trong chiến tranh, trước 1975, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên Nam Bắc là gần zero. Có một số thư viện ở Hà Nội có các tài liệu hạn chế nhưng rất ít người được xem. Tôi không biết giới văn nghệ miền Nam trước đây đọc miền Bắc như thế nào. Sau 1975, thơ, văn xuôi và ca nhạc từ Sài G̣n lan truyền khắp cả nước, ra Bắc. Sự tiếp nhận của độc giả là hào hứng, và nếu không bị ngăn cấm bởi chính quyền, chắc chắn đă tạo ra những phong trào văn chương tốt đẹp bất ngờ. Một thời kỳ thơ mới thứ hai có thể đă xảy ra, biết đâu?




Thơ miền Nam là thành quả của một khí hậu tự do, một khu vườn đầy hương thơm trái ngọt, từ Quách Thoại, Bùi Giáng đến Phạm Thiên Thư, từ Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên đến Du Tử Lê. Dù bị ngăn cấm nhưng sau 1975 sách báo miền Nam cũng được mang về Bắc rất nhiều, tạo ra những ảnh hưởng không thể đo lường trong độc giả rộng răi. Tôi có dịp đọc hay quen biết một vài nhà thơ, như Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Hưng, Hoàng Vũ Thuật, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Nguyễn Thế Hoàng Linh, và tôi lấy làm ngạc nhiên là họ biết về thơ miền Nam khá nhiều, chỉ tiếc là chưa có diễn đàn thích hợp cho những kiến thức hay suy nghĩ của họ. Cách đây gần mười năm, chúng tôi có tổ chức một diễn đàn lấy tên là hội luận văn học, ban biên tập gồm có: Thanh Thảo, Phạm Xuân Nguyên, Đỗ Quyên, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Đức Tùng, và trong một thời gian ngắn anh chị em có dịp làm việc với nhau, trên diễn đàn ấy có nhiều tiếng nói đa nguyên, bàn luận về thơ và ảnh hưởng của hai bên.




4. Thơ được hiểu như:




- Cảm xúc và tư tưởng của một dân tộc.




- Nghệ thuật ngôn ngữ của một thời đại.




- Quan niệm lịch sử, triết học, chính trị của một chế độ xă hội.




Thơ là đời sống tinh thần của xă hội mà từ đó thơ phát sinh ra. Đọc Thơ mới, tôi biết người xưa sống ra sao những năm 1930- 1945. Đọc thơ miền Nam hay thơ miền Bắc cũng vậy. Thơ miền Nam 1954- 1975 là giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam trong xă hội ấy. Tôi không bận tâm lắm về sự tiếp nhận của giới nghiên cứu văn học chính thống, xuất thân từ truyền thống quan phương, hiện thực xă hội chủ nghĩa.




Tôi quan tâm hơn đến tương tác giữa hai nền thơ, Nam và Bắc, ở những nhà thơ mới, hiện tại và tương lai, và do đó, độc giả đông đảo của họ. Rất tiếc, cho đến nay, điều này chưa được nghiên cứu một cách công khai và hệ thống. Tôi chỉ biết hy vọng ở tương lai. Bài thơ đem lại ấn tượng rằng đời sống là một điều cao quư và đáng sống khi bạn thất vọng, chán nản. Trong cảnh đen tối, bị đàn áp, thơ là sự phản kháng của con người. Trong ư nghĩ ấy, bất kỳ một bài thơ thành công nào, của một tác giả nào, Nam hay Bắc, cũng mang lại ư nghĩa cho đời sống. Những giá trị mà thơ ca miền Nam để lại vẫn c̣n đó, trên trang sách, trong kư ức, không thể mai một. V́ vậy, tôi không có ǵ phải lo lắng về một nền văn chương bất hạnh, như nhiều người đă nói. Tác động của thơ lên người đọc về mặt suy tưởng và xúc cảm tất nhiên thay đổi theo thời gian, theo sự tiếp nhận của quần chúng, những biến đổi của ngôn ngữ, nhưng một nền thơ ca có phẩm giá, dung chứa trong nó sự phức tạp vốn có của đời sống, bao gồm những bi kịch và hài kịch của thời đại, của cuộc nội chiến, bao gồm những câu hỏi chưa được trả lời và những giá trị vĩnh hằng. Ai cũng biết một bài thơ không thể tóm tắt bằng một câu toát yếu như kiểu một bài toán, cũng vậy ảnh hưởng của một nền thơ lớn đối với từng nhà thơ tương lai, trên từng bài thơ, ở mỗi lúc, là một hiện tượng rộng lớn không dễ ǵ tóm tắt được. Sự đáp ứng nơi người đọc tương lai đối với thơ miền Nam sẽ là lâu dài, không ai có thể bỏ qua, và khó quy phạm hóa một cách đơn giản. Ảnh hưởng ấy sâu sắc và lớn lao, cũng phong phú như chính nền văn hóa mà từ đó ḍng thơ ấy được phát sinh.




Nguyễn Đức Tùng

QQQ_Cake 06-03-2020 23:01

cam on sis Fl


All times are GMT. The time now is 13:44.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04868 seconds with 8 queries