VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2020 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=274)
-   -   Beirut phát nổ v́ 2.700 tấn chất hóa học bị bỏ lại bởi con tàu "bí ẩn"? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1373335)

therealrtz 08-05-2020 09:53

Beirut phát nổ v́ 2.700 tấn chất hóa học bị bỏ lại bởi con tàu "bí ẩn"?
 
1 Attachment(s)
Những h́nh ảnh kinh hoàng ở Beirut gợi nhớ lại vụ hủy diệt ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, khi vụ nổ nhà kho năm 2015 khiến hơn 170 người tử vong và hàng trăm người bị thương.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1596621156

Theo Guardian, nguyên nhân gây ra vụ nổ kinh hoàng tại Beirut vào ngày hôm qua (4/8) có khả năng cao là do chất hóa học amoni nitrat.

Thủ tướng Lebanon Hassan Diab nói 2.700 tấn amoni nitrat đă phát nổ khi số hóa chất này không được bảo quản an toàn trong kho chứa trong ṿng hơn 6 năm qua. Trước đó, đă có báo cáo cho thấy một tàu chở lượng hóa chất tương đương đă dỡ hàng tại cảng này vào năm 2013.

Theo một số nguồn tin, số hóa chất được chở trên tàu hàng MV Rhosus (mang cờ Moldova). Năm 2013, chiếc tàu chở hơn 2.700 tấn amoni nitrat trên đường từ Gruzia tới Mozambique nhưng sau đó bị hỏng động cơ và phải neo lại ở Beirut.

Sau đó, chủ lô hàng và đơn vị vận chuyển bỏ lại số hàng nói trên và toàn bộ số hóa chất được đưa lên bờ, lưu trữ trong kho thuộc cảng Beirut.
Hiện tại, chưa rơ tại sao amoni nitrat phát nổ. Được biết, amoni nitrat là hóa chất công nghiệp được sử dụng chủ yếu cho phân bón bởi nó cung cấp một lượng nitơ dồi dào cho cây trồng. Đây cũng là một trong những thành phần chính để điều chế thuốc nổ.

Gabriel da Silva, một giảng viên cao cấp về kỹ thuật hóa học tại Đại học Melbourne cho biết, amoni nitrat không tự phát nổ, mà nó là chất oxy hóa, có khả năng hút thêm oxy vào đám cháy và góp phần khiến vụ cháy nổ có sức công phá lớn và nguy hiểm hơn nhiều.

Tuy nhiên, ông Silva cho biết amoni nitrat chỉ cháy trong những điều kiện cụ thể và khó gặp trong thực tế. "Cần phải có những điều kiện phức tạp mới tạo ra thành một vụ nổ lớn như vậy," ông nói.

Giảng viên da Silva cho rằng theo lư thuyết, amoni nitrat có thể dập lửa, nhưng nếu hóa chất này bị pha tạp - ví dụ lẫn thêm dầu - nó sẽ trở nên rất dễ nổ. "Tôi nghĩ đó là điều đă xảy ra trong ngày hôm qua".

Mặc dù hóa chất này tan khá nhanh trong không khí, nhưng các chất ô nhiễm có thể gây ra vấn đề lâu dài, ví dụ như gây ra mưa axit.

"Nếu nh́n kĩ vào những đám khói bốc ra từ vụ nổ, có thể thấy màu đỏ máu. Đó là bởi v́ có những chất ô nhiễm có chứa nitơ oxit," ông nói.

Nếu con số 2.700 tấn amoni nitrat là chính xác, th́ vụ nổ này sẽ lớn hơn cả vụ nổ trong thảm họa tại thành phố Texas năm 1947, khi 2.300 tấn amoni nitrat phát nổ, khiến gần 500 người thiệt mạng. Vụ nổ tạo ra sóng biển cao tới 4,5m.

Những h́nh ảnh kinh hoàng ở Beirut cũng gợi nhớ lại vụ hủy diệt ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, khi vụ nổ nhà kho năm 2015 khiến hơn 170 người tử vong và hàng trăm người bị thương.

Đêm ngày 12/8/2015, một loạt các vụ nổ đă xảy ra liên tiếp tại những nhà kho chứa một lượng lớn các chất hóa học nguy hiểm, bao gồm natri xyanua và kali nitrat. Theo điều tra, một số chất hóa học đă được tích trữ bất hợp pháp tại đây.

Trung Quốc sau đó cho rằng vụ nổ đầu tiên xảy ra do nhiệt độ cao vào mùa hè đă khiến hợp chất Nitrocellulose (c̣n được gọi là xenluloza nitrit) bốc cháy. Sau đó, kho chứa amoni nitrat ở gần đó bắt lửa và phát nổ, gây ra thảm họa lớn ở thành phố cảng nằm cách Bắc Kinh chỉ 110km về phía đông nam.

Lính cứu hỏa đă nhanh chóng có mặt tại hiện trường để xử lí ngọn lửa bằng nước, tuy nhiên việc này chỉ khiến t́nh h́nh trở nên tồi tệ hơn bởi sự hiện diện của các chất hóa học dễ cháy. Đa số những người tử vong trong vụ nổ tại Thiên Tân đều là lính cứu hỏa. Vụ nổ mạnh tới nỗi thành phố này ghi nhận có "động đất quy mô nhỏ".

VietBF @ Sưu tầm


All times are GMT. The time now is 12:36.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03357 seconds with 8 queries