VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   History | Lịch Sử (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=215)
-   -   Tóm Tắt Lịch Sử Triều Đại Nhà NGUYỄN (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1375522)

luyenchuong3000 08-12-2020 02:22

Tóm Tắt Lịch Sử Triều Đại Nhà NGUYỄN
 
20 Attachment(s)
Các bạn đă từng đọc qua sách sử Việt Nam chắc hẵn đă để ư là các ông vua có rất nhiều tên, hiệu và chắc các bạn cũng đă có lần tự hỏi là làm ǵ mà phải có nhiều tên như thế ? Trước khi đi vào phần lịch sử, tôi nghĩ cũng nên nhắc lại vài điều căn bản.
Thời vua chúa lúc dân ta chưa biết Tây lịch, để xác định thời gian cho một dữ kiện đă xăy ra, dân ta dùng niên hiệu của ông vua đương thời.
Niên hiệu : Khi một ông vua lên ngôi đều tự lấy cho ḿnh một niên hiệu để đánh dấu cái giai đoạn mà ḿnh trị v́ và tất cả những dữ kiện xảy ra sẽ được ghi lại so với cái niên hiệu của ḿnh. Thí dụ người ta nói “Tự Đức năm thứ 2”, “Minh Mạng năm thứ 6”, …. (thay v́ năm 1848, năm 1825, …) Với cách ghi thời gian kiểu nầy th́ có cái lợi là biết câu chuyện đó xảy ra dưới thời vua nào nhưng cái bất lợi là khó mà biết được cái nào xảy ra trước cái nào xảy ra sau nếu không giỏi sử học.
Miếu hiệu : Tên hiệu của ông vua đă chết. Khi một ông vua đă mất, ông vua sau lên kế vị và đặt miếu hiệu cho vị vua trước như là phong chức tước hay tôn vinh người quá cố. Ví dụ, miếu hiệu của vua Gia Long là Thế Tổ, miếu hiệu vua Minh Mạng là Thánh Tổ. Dĩ nhiên có nhiều ông vua không có miếu hiệu.
Tên Húy: Tên thật do cha mẹ đặt khi mới sanh, một người có thể có nhiều tên húy, thường được người ta kiêng không gọi đến. Ví dụ tên húy của vua Minh Mạng là Đảm (Nguyễn Phúc Đảm), tên húy của vua Tự Đức là Hồng Nhậm (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm). Xưa người ḿnh thường hay kỵ húy, kiêng, tránh không được nhắc đến tên. Ví dụ vua Minh Mạng có bà phi tên là Hồ Thị Hoa. V́ kỵ húy bà nên cầu Hoa ở Sài G̣n đă được đổi tên lại là cầu Bông.
Ngoài những loại tên nầy, các vua c̣n có thể có nhiều chức tước khác nhau !
Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, năm Ất Dậu (1765), Chúa Vũ Nguyễn Phúc Khoát mất. Quyền thần Trương Phúc Loan chuyên quyền thay Chúa đổi ngôi, đưa Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi Chúa để dễ bề khống chế. Từ đó Đàng Trong bắt đầu đi vào con đường suy thoái, sưu cao thuế nặng, khắp nơi đều vang lên tiếng than oán và cuối cùng dẫn đến việc ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghĩa năm Quí Tỵ (1773). Lợi dụng lúc Đàng Trong có nội loạn, Chúa Trịnh xua quân qua sông Linh Giang tấn công Phú Xuân (Huế). Phú Xuân thất thủ, tôi chúa họ Nguyễn phải chạy vào Gia Định, chấm dứt sự nghiệp của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Trong số người chạy loạn có Nguyễn Ánh lúc bấy giờ mới 13 tuổi. Nguyễn Ánh là con của hoàng tử Nguyễn Phúc Côn và bà Nguyễn Thị Hoàng. Nguyễn Ánh (hay Nguyễn Phúc Ánh) sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762), thuở thiếu thời đă tỏ ra là một con người có chí và thông minh v́ thế rất được Chúa yêu, tuy c̣n nhỏ nhưng ông được Chúa phong cho chức Chưởng sứ, ông đă tỏ ra là một tướng cầm quân có tài.
Năm Tân Dậu (1777), Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Định, Chúa tôi họ Nguyễn phải bỏ thành kéo tàn quân chạy về Định Tường, Cần Thơ. Quân Tây Sơn truy lùng gắt gao, bắt được và giết Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Ánh bắt đầu một cuộc sống long đong và vất vả.
Vài năm sau, Nguyễn Ánh lấy lại được Sài Côn (Saigon) rồi tiến ra lấy lại B́nh Thuận. Năm Canh Tí (1780) Nguyễn Ánh lên ngôi Vương ở Gia Định. Năm Nhâm Dần (1782), thấy thế lực Nguyễn Vương ngày càng mạnh, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ kéo quân vào đánh, Saigon thất thủ, Nguyễn Vương lại bôn tẩu về Hà Tiên rồi chạy ra đảo Phú Quốc.
Nguyễn Vương vốn là con người có chí nên ông bất chấp gian khổ, canh cánh trong ḷng một mối thù phục quốc. Chính v́ thế nên khi biết được Giám mục Pháp Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), người có uy tín và thế lực tại Pháp thời bấy giờ đang ở Đàng Trong , Nguyễn Vương không ngần ngại cho mời giám mục tới và nhờ giám mục làm sứ giả trong việc cầu viện Pháp. Nguyễn Vương đă để cho con trưởng của ḿnh là Nguyễn Phúc Cảnh mới 4 tuổi theo Giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp làm con tin.
Trong thơ cho Vua Pháp (Louis XVI), Nguyễn Vương xin Pháp giúp 1.500 lính và tàu bè, súng ống, vật dụng. Để đền bù, Pháp được độc quyền buôn bán ở nước Việt Nam, nhường cho nước Pháp đảo Côn Lôn (Côn đảo), và cảng Hội An (có sách nói là cảng Đà Nẵng).
Giám mục Bá Đa Lộc kư được hiệp ước Versailles với Pháp ngày 28-11-1787, vua Pháp giao trách nhiệm thi hành hiệp ước cho một ông tướng đống quân ở Ấn Độ nhưng ông nầy không thích Giám mục Bá Đa Lộc nên nói ra với vua Pháp và cũng v́ nước Pháp đang bị nội loạn nên rốt cuộc vua Pháp không thi hành hiệp ước. Chờ măi không được, Giám mục Bá Đa Lộc bỏ tiền riêng để mướn một số lính đánh thuê rồi trở về Việt Nam. Năm 1789 th́ Hoàng tử về đến Gia Định.
Khi đưa con đi rồi Nguyễn Vương cũng từ giă mẹ và vợ để sang Xiêm La (Thái Lan) cầu cứu. Tới tháng 6 năm 1784 th́ vua Xiêm cho tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 20 vạn quân và 300 chiếc thuyền sang giúp Nguyễn Vương. Lúc đầu quân Xiêm đại thắng chiếm nhiều tỉnh Kiên Giang, Trà Ôn, Sa Đéc. Sau đích thân Nguyễn Huệ đem đại quân vào đánh, quân Xiêm thua bỏ chạy về nước, Nguyễn Vương cũng chạy theo về Xiêm La lánh nạn.
Tháng 5 năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ theo kế của Nguyễn Hữu Chỉnh tiến chiếm Phú Xuân rồi rồi thừa thắng tiến ra Thăng Long (Hà Nội) diệt họ Trịnh. Việc Nguyễn Huệ ra Bắc làm cho Nguyễn Nhạc (anh của Nguyễn Huệ) nghi ngờ nên cũng vội vă đem quân ra Bắc, hai anh em gặp nhau ở Thăng Long rồi cùng về. Nguyễn Huệ được đóng quân ở Phú Xuân và được phong là Bắc B́nh Vương. Từ đó anh em Tây Sơn đă có mầm móng bất hoà, nhiều lần hai anh em đă đem quân đánh nhau.
V́ ham tranh quyền nên anh em Tây Sơn đă không ngó ngàng ǵ đến các xứ Đàng Trong nhất là từ Qui Nhơn (B́nh Định) trở vào, lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Vương đă cùng với các bộ tướng củ, tháng 9 năm Đinh Mùi (1787), trở về nước. Nguyễn Vương đă được dân miền Nam giúp đở rất nhiều, có nhiều tướng giỏi đến pḥ như Vơ Tánh, nên chẳng mấy chốc lực lượng Nguyễn Vương đă lớn mạnh. Đông Định Vương Nguyễn Lữ phải bỏ Gia Định trở về Qui Nhơn. Nguyễn Vương lấy toàn bộ xứ Gia Định đặt làm bản doanh rồi bắt đầu tổ chức việc cai trị. Năm Canh Tuất (1790) Nguyễn Vương cho đắp lại thành Gia Định theo kiểu bát quái có 8 cửa xây bằng đá ong.
Thấy Nguyễn Vương lớn mạnh, tháng 3 năm Nhâm Dần (1782) vua Thái Đức Nguyễn Nhạc nhà Tây Sơn đem quân vào đánh nhưng bị quân Nguyễn Vương đánh lui. Kể từ đó về sau, quân Tây Sơn luôn thất bại khi đem quân vào đánh.
Ở Phú Xuân, Bắc B́nh Vương Nguyễn Huệ lại tiến quân ra Bắc diệt nhà Lê rồi cho Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhiệm ở lại để cai trị Bắc Hà. Vua Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh. Nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn quân sang đánh. Được tin, Bắc B́nh Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế ở Phú Xuân lấy hiệu là Quang Trung thống lănh đại quân tiến ra Bắc đánh tan 20 vạn quân nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị phải chạy thoát thân bỏ quên cả ấn tín.
Năm Nhâm Tư (1792) vua Quang Trung băng hà, con là Quang Toảng lên ngôi mới 10 tuổi, v́ thế Vương nghiệp triều Tây Sơn nhanh chóng rơi vào suy vong.
Được tin vua Quang Trung băng hà, Nguyễn Vương rất vui mừng, đẩy mạnh việc chuẩn bị đánh Tây Sơn. Dưới trướng Nguyễn Vương lúc bấy giờ có nhiều quan chức người nước ngoài như Dayot (Ông Trí), Philippe Vannier (Ông Chấn), Guilloux, Laurent Barisy (Ông Mân), De Forçant (Ông Lăng), Jean Baptiste Chaigneau, Olivier de Puymanel (Ông Tín), Theodore Lebuen. Những quan chức nầy là những cố vấn kỹ thuật cho Nguyễn Vương trong lănh vực quân sự, vũ khí, đấp thành, v.v…
Cuộc chiến kéo dài đến năm Tân Dậu (1801) Nguyễn Vương chiếm lại được Phú Xuân, và ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhăm Tuất (1802) Nguyễn Vương lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long. Lên ngôi xong vua Gia Long đưa quân tiến ra đất Bắc, quân Tây Sơn tan ră lần hồi. Đến tháng 6 cùng năm th́ vua Gia Long đă thống nhất được sơn hà, chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài gần 300 năm.
Ngài ra lệnh quật mả vua Nguyễn Nhạc và vua Nguyễn Huệ lên, đem vứt thây đi c̣n đầu th́ đem bỏ giam trong ngục tối (có sách viết là đốt thây thành tro rồi đổ xuống sông, c̣n sọ th́ làm gáo đựng nước tiểu).
Vua sai sứ sang Tàu cầu phong và xin đổi quốc hiệu là Nam-Việt, nhưng v́ đất Nam-Việt đă có bên Tàu đời nhà Triệu ngày trước nên Thanh triều mới đổi chữ Việt lên trên, gọi là Việt-Nam để cho khỏi lầm với tên củ.
Ở trong cung, nhà vua không đặt ngôi Hoàng hậu, chỉ có ngôi Hoàng phi và các cung tần. Sau khi vua mất, th́ con lên ngôi, mới tôn mẹ lên làm Hoàng Thái Hậu.
Bỏ chức Tể tướng, lập ra 6 bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng Thư:
-Bộ Lại : coi việc khảo xét công trạng, thảo những tờ chiếu sắc, v.v…
-Bộ Hộ : coi việc đinh điền thuế má, tiền bạc, v.v…
-Bộ Lễ : coi việc tế tự, tôn phong, cách thức học hành thi cử, v.v…
-Bộ Binh : coi việc binh lính, v.v…
-Bộ H́nh : coi việc pháp luật, v.v…
-Bộ Công : coi việc làm cung điện, dinh thự, v.v…
Ngài lập Văn Miếu ở các trấn thờ đức Khổng Tử. Mở trường lớn ở Kinh đô để dạy con các quan và các sĩ-tử (sau nầy vua Minh Mạng đổi tên là Quốc Tử Giám). Mở khoa thi Hương để kén lấy những người có học ra làm quan…
Vua Gia Long không theo đạo Thiên Chúa dù Ngài rất biết ơn Giám mục Bá Đa Lộc và có nhiều thiện cảm với các giáo sĩ, nhưng Hoàng tử Cảnh đă theo đạo khi ở chung với Giám mục Bá Đa Lộc. Một lá thư của Cha Lelabousse viết vào tháng 6-1792 cho biết : “Trong buổi lễ được tổ chức vào khoăng cuối tháng 7-1789, Hoàng tử Cảnh nhất định không đến lạy trước bàn thờ tổ tiên đă làm cho Nguyễn Vương đau khổ tủi nhục và tức giận, vứt bỏ phẩm phục, mũ niệm, nói rằng ông là một người cha bất hạnh”.
Nhưng vua vẫn một ḷng kính trọng Giám mục, trong một lá thư của Giám mục viết cho Hội truyền giáo hải ngoại năm 1795, Giám mục kể rằng trong năm đó có mười chín ông quan trong triều đ́nh viết sớ đưa lên cho Nguyễn Ánh xin Ngài thận trọng đừng để Giám mục lo việc giáo huấn Hoàng tử Cảnh. Nguyễn Vương nổi trận lôi đ́nh, vứt sớ xuống đất và kể những công trạng của Giám mục đối với gia đ́nh và sự nghiệp của Vương. Nguyễn Ánh hăm dọa là sẽ phạt thẳng tay những người có ư nghĩ xấu nầy. Xong Vương vào hậu cung kể lại cho vợ nghe và hai người quyết định là giấu chuyện nầy không cho Giám mục biết.
Ngày 19 tháng 12 năm Canh Th́n (3-2-1820) vua Gia Long băng hà thọ 58 tuổi (theo Trần Trọng Kim th́ Ngài mất năm 1819).
1 - Vua Gia Long - (Nguyễn Phúc Ánh) Sanh ngày 8/02/1762 – 3/2/1820
Trị v́ :1 tháng 6 năm 1802 – 3 tháng 2 năm 1820 (17 năm, 247 ngày).
Hoàng tử Cảnh
Vua Minh Mạng
Vua Thiệu Trị
Vua Tự Đức
Vua Dục Đức
Vua Hiệp Hoà
Vua Kiến Phúc
Vua Hàm Nghi
Vua Đồng Khánh
Vua Thành Thái
Vua Duy Tân
Vua Khải Định
Vua Bảo Đại
Trị v́ : 6 tháng 11 năm 1925 – 30 tháng 8 năm 1945 (19 năm, 297 ngày) cũng là vị Vua cuối cùng của Việt Nam.
https://www.youtube.com/channel/UCtB...kVp-QV9jcoH0BA
Phim Tài Liệu Trều Đ́nh Nhà Nguyễn từ năm 1900-1945
https\://youtu.be/owAvkULefCg
Lễ Thụ Phong Hoàng Thái Tử Bảo Long ( Ngày 7/3/1939)
https://youtu.be/hKEso-5V83A
Từ Cung Đoan Huy Hoàng Thái Hậu
https://youtu.be/OfiKog5PQu0


All times are GMT. The time now is 00:26.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04629 seconds with 8 queries