VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Cố t́nh gây đổ máu ở biên giới, Trung Quốc tính "đánh rắn động cỏ" với ai? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1431063)

Cupcake01 01-26-2021 08:16

Cố t́nh gây đổ máu ở biên giới, Trung Quốc tính "đánh rắn động cỏ" với ai?
 
1 Attachment(s)
Các nhà phân tích Ấn Độ cho rằng vụ đụng độ đẫm máu ở Naku La, Sikkim không chỉ đơn thuần là tranh chấp biên giới mà c̣n là một động thái của Trung Quốc nhằm vào các mặt trận khác.

Mới đây, tờ Hindustan Times đăng tải bài phân tích nhan đề: "China tries to open new front with Naku La clash, test India’s defence: Experts" (tạm dịch: Chuyên gia b́nh luận: Trung Quốc thử mở mặt trận mới với đụng độ ở Naku La, thăm ḍ sức mạnh của Ấn Độ) của Rezaul H Laskar.

Nhằm đem lại cho độc giả cái nh́n đa chiều, đặc biệt là từ các chuyên gia Ấn Độ liên quan tới chuỗi đụng độ đẫm máu giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc dọc theo biên giới tranh chấp, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

V́ sao Trung Quốc cố t́nh "gây chuyện" tại Naku La?

Theo các chuyên gia, sự cố hôm 20/1 tại Naku La được Quân đội Ấn Độ mô tả là "minor face-off" (tạm dịch: cuộc đối đầu nhỏ hoặc không quan trọng).

Quân đội Ấn Độ xác nhận quân nhân của họ và binh sĩ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đă đối đầu tại Naku La, một con đèo nằm ở độ cao hơn 5.000 mét trong khu vực Sikkim, và vụ việc đă được các chỉ huy hai phía giải quyết.

Nguồn tin từ các quan chức cho biết đă có thương vong cho binh sĩ hai phía sau cuộc ẩu đả được kích động bằng việc lính Trung Quốc cố gắng xâm nhập lănh thổ Ấn Độ.

Cũng theo nguồn tin này, nỗ lực nhằm xâm nhập đă đi ngược lại đồng thuận đă đạt được trong một số ṿng đàm phán quân sự và ngoại giao giữa 2 nước trong vài tháng qua.

Cần nhấn mạnh rằng vào ngày 6/11, một tuyên bố của New Delhi được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa các chỉ huy Ấn Độ và Trung Quốc nói rằng hai bên nhất trí đảm bảo các lực lượng ở tuyến đầu của họ kiềm chế và "tránh hiểu lầm cùng các tính toán sai lầm".

Chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế tại Gateway House, ông Sameer Patil cho rằng Trung Quốc đă t́m cách mở ra một mặt trận mới trong bối cảnh bế tắc ở khu vực Ladakh, nơi hàng chục ngh́n binh sĩ hai phía đang tập trung dưới khí hậu khắc nghiệt của mùa đông.

"Ở Ladakh, hiện tại người Trung Quốc không thể làm ǵ có lợi cho ḿnh. Tuy nhiên, không giống như những bế tắc trước đây với việc người Trung Quốc thường lùi bước sau khi xâm nhập, đă có một sự thay đổi cơ bản trong thái độ của họ.

Họ sẽ không lùi bước, giờ đây họ sẽ phản công sau khi bị đẩy lùi", ông Patil nói thêm.

Cựu đại sứ Vishnu Prakash cho biết động thái mới nhất với hành động xâm nhập của Trung Quốc vào "Indian space" (tạm dịch: không gian của người Ấn) dường như nhằm thăm ḍ khả năng pḥng thủ của đối phương.

"Tôi nghĩ tốt nhất nên tránh sử dụng từ "minor" (nhỏ hoặc không quan trọng). Một cuộc đụng độ là một cuộc đụng độ.

Trong lúc chúng ta đang chờ đợi kết quả của ṿng đàm phán thứ 9 giữa các chỉ huy quân đội hai nước, cuộc xâm nhập vào Naku La có thể được mô tả bằng rất nhiều tính từ ngoại trừ 'nhỏ'".

Ông Prakash cho biết, phía Trung Quốc dường như đang mở rộng các nỗ lực của ḿnh trên phạm vi rộng và t́m kiếm các cơ hội để có thể "giành được một số lợi thế chiến lược".

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1611648933
Cảnh quay binh lính Trung Quốc và Ấn Độ lao vào ẩu đả ở vùng tranh chấp vào năm 2020 (Nguồn: SCMP).

Bắc Kinh muốn "đánh rắn động cỏ"?

Vụ đối mặt ở Sikkim diễn ra vài ngày sau khi Trung Quốc thông qua một dự luật vào ngày 22/1 cho phép lực lượng chấp pháp của họ sử dụng vũ khí khi các tàu nước ngoài tham gia vào các hoạt động bị cho là "bất hợp pháp" trong vùng biển mà họ tự tuyên bố là của ḿnh.

Luật này có thể nhằm vào các tàu của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku, hiện do Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.

Tokyo cũng phản đối về mặt ngoại giao với Bắc Kinh vào tuần trước về việc các tàu Trung Quốc liên tục xâm nhập vào vùng biển xung quanh các đảo không người ở Biển Hoa Đông.

Vào ngày 24/1, nhà chức trách Đài Loan đă báo cáo một đợt xâm nhập lớn bất thường của 13 máy bay quân sự thuộc Không quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF) vào cái gọi là Vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) của họ.

Cần nhấn mạnh rằng hiện tại PLAAF đă thực hiện các chuyến bay gần như hàng ngày trên vùng biển giữa đảo Đài Loan và Biển Đông trong những tháng gần đây và đa phần là các phi vụ trinh sát.

Cũng trong ngày 24/1, Tân Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Lloyd Austin đă tái khẳng định cam kết bảo vệ Quần đảo Senkaku trong cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng cấp Nhật Bản Nobuo Kishi.

Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Lloyd Austin đă đă tái khẳng định cam kết của Washington với Tokyo trong việc bảo vệ Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư).

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan đang gia tăng, cụm tác chiến tàu sân bay của Mỹ USS Theodore Roosevelt hiện đang ở Biển Đông để thúc đẩy "tự do hàng hải".

Ông Patil kết luận rằng tất cả những động thái này của Trung Quốc dường như muốn thăm ḍ phản ứng của tân chính quyền Mỹ dưới thời ông Biden:

"V́ Covid-19, t́nh h́nh ở Biển Đông và về Nhật Bản, thế giới đă chống lại Trung Quốc.

Họ đang làm một phép thử với chính quyền mới của Mỹ để xem họ có thể đi bao xa", chuyên gia Ấn Độ nhấn mạnh.

VietBF @ Sưu tầm


All times are GMT. The time now is 22:28.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03783 seconds with 8 queries