![]() |
"Giấc mơ Mỹ" tan vỡ, người gốc Á đang phải chịu đựng sự thù ghét trên toàn thế giới
4 Attachment(s)
Từ Anh tới Úc, các báo cáo liên quan đến những vụ tấn công thù địch với người Phương Đông và Đông Nam Á đang gia tăng kể từ khi đại dịch xuất hiện năm 2020. Phân biệt chủng tộc không phải là vấn đề riêng với người gốc Á tại Mỹ, mà c̣n ở nhiều quốc gia khác trên thế giới từ vụ xả súng đẫm máu tại Atlanta.
Vụ xả súng kinh hoàng và đau thương tại Atlanta (Mỹ) khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 nạn nhân là phụ nữ gốc Á đă gây ra một sự phẫn nộ rất lớn trong cộng đồng. Phong trào chống thù ghét bạo lực với người gốc Á v́ thế đang gia tăng rất nhanh tại Mỹ. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề của chỉ riêng nước Mỹ. Việc Trung Quốc được xem là nơi khởi phát dịch bệnh đă tạo ra cơ sở khiến những người gốc Á trở thành mục tiêu bị phân biệt. Nhưng nhiều quốc gia ở châu Âu - bao gồm cả Pháp, Đức và Bỉ - đă không thu thập các số liệu về chủng tộc v́ một số lư do trong quá khứ, dẫn đến việc đánh giá chính xác quy mô của vấn đề trở nên khó khăn hơn. Dù vậy, những con số đang có cũng không biết nói dối. Tại Anh, nhiều vụ việc liên quan đến làn sóng thù địch đă được ghi nhận. Sở cảnh sát London cho biết có hơn 200 vụ phạm tội chống lại người gốc Á đă xảy ra trong giai đoạn tháng 6 - 9/2020 - một bước tăng tới 96% so với cùng kỳ năm trước đó. Peng Wang - giảng viên ĐH Southampton (Anh) là một nạn nhân của phong trào này. Anh cho biết ḿnh đă bị 4 người tấn công khi đang đi bộ gần nhà vào một buổi chiều giá lạnh. Peng Wang và khuôn mặt nhuốm máu sau vụ tấn công Khi đó, nhóm người kia đă hét vào mặt vị giảng viên 37 tuổi những từ ngữ đầy chất kỳ thị như "đồ virus Trung Quốc". Khi Wang hét lên đáp trả, nhóm kia bèn rời khỏi ô tô và lao vào tấn công. Anh trở về với chiếc mũi nhuốm máu, khuôn mặt trầy xước, và sợ đến mức chẳng dám rời nhà. Anh lo lắng cho tương lai của ḿnh tại Anh, và sự an nguy của con trai. "Những ǵ chúng làm không nên xảy ra trong xă hội ngày nay. Chúng đối xử với tôi như súc vật vậy" - anh cay đắng nói. Cảnh sát sau đó đă bắt giữ 2 kẻ t́nh nghi. Theo một khảo sát hồi tháng 6/2020, 3/4 người gốc Trung Quốc tại Anh cho biết đă từng đối mặt với những hành động phân biệt chủng tộc. "Các nạn nhân mô tả lại việc bị tấn công như thế nào. Từ việc nhà hàng châu Á bị phá hoại, tẩy chay, rồi các nạn nhân bị đánh đập hoặc bị ho vào mặt ngay giữa đường, cho đến chuyện bị xúc phạm, bị đổ lỗi v́ đại dịch" - trích lời David Linden, nhà lập pháp người Scotland. Những giấc mơ tan vỡ Khi đại dịch oanh tạc châu Âu, các nhà hoạt động tại Tây Ban Nha và Pháp đă sớm nhận ra vấn đề. Trào lưu #NoSoyUnVirus (tạm dịch: Tôi không phải virus) đă được khởi xướng, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng và ḱm hăm bớt bạo lực dành cho người gốc Á. Tháng 3/2020, một người Mỹ gốc Trung - Thomas Siu - chia sẻ anh đă bị tấn công tàn tệ ngay tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, sau khi có 2 kẻ hét những từ miệt thị chủng tộc liên quan đến virus corona với Anh. Siu khi đó vẫn c̣n là du học sinh (sau đại học). Anh cho biết trong ṿng tháng 1 - 3/2020, anh đă trải qua ít nhất 10 lần bị miệt thị. Vậy nên lúc ấy anh không thể chịu được nữa mà hét lên đáp trả. Tiếc là 2 kẻ đó không dừng lại. Chúng tiến đến và đánh anh bất tỉnh. "Tôi vẫn biết là phân biệt chủng tộc luôn ở đó, và mọi người th́ không chú ư đến," - Siu chia sẻ. Một gia đ́nh gốc Malaysia từng suưt bị đâm chết khi đại dịch mới đến Mỹ hồi tháng 3/2020 Susana Ye - phóng viên 29 tuổi người Tây Ban Nha cho biết các vụ tấn công phân biệt chủng tộc với người gốc Á tại Tây Ban Nha dường như đă trở thành... chuyện b́nh thường, và chẳng được truyền thông chú ư đến. "Với nhiều người đây chẳng phải là vấn đề ǵ to tát, bởi giới phóng viên cũng không thân thuộc với các cộng đồng này" - cô chia sẻ. "Họ không có góc nh́n khác về phân biệt chủng tộc, cũng không để ư ǵ đến các cộng đồng khác ngoài chính họ." Theo Susana, có nhiều vấn đề khiến các nạn nhân ngại tŕnh báo tại Tây Ban Nha. Trong đó có rào cản ngôn ngữ, nỗi sợ bị tảng lờ, và xu hướng giữ im lặng của thế hệ lớn tuổi. Quan Zhou Wu - tác giả vẽ truyện tranh tại Tây Ban Nha cũng đồng t́nh. "Vụ xả súng tại Atlanta thậm chí c̣n không lên trang nhất tại Tây Ban Nha. Đó chỉ là tin cực kỳ nhỏ, như thể vô h́nh vậy" - cô nhận định. Cảm giác bị đổ lỗi Trở lại với Anh Quốc, du học sinh từ Singapore Kay Leong cho biết bản thân cô đă bị một người bán hoa hồng trên phố hét thẳng vào mặt cụm từ "virus corona" sau khi từ chối mua hoa của y. "Tôi không phải người Trung Quốc, nhưng có cảm giác mọi người châu Á đều bị đổ lỗi trong câu chuyện phân biệt chủng tộc này" - cô chia sẻ. "Tôi cũng nhận ra nhiều ánh nh́n ḍ xét hơn. Nhưng thực ra th́ câu chuyện này cũng chẳng mới. Tôi đă phải đối mặt với nó từ khi mới đặt chân đến London vào năm 2016." Kate Ng - phóng viên 28 tuổi của trang Independent, sở hữu 2 ḍng máu Malaysia và Trung Quốc. Cô cho biết dù các vụ tấn công tại Mỹ có sức lan tỏa lớn hơn, th́ các sự vụ ghi nhận tại Anh có thể khiến cộng đồng Đông Nam Á cảm thấy ớn lạnh. "Đôi lúc tôi muốn tiến đến đám đông ngoài kia. Nhưng rồi tôi tự hỏi: 'Liệu có khi nào ḿnh sẽ dễ bị tấn công hơn không?' Nỗi sợ ấy thực sự mănh liệt." |
Chuyện nhỏ như con thỏ mà chính quyền đương thời không làm. Chỉ cần " Xử Tử " thành phần nào giết người vô cớ là có tấm gương cho nhiều người sau nếu muốn hành động như vậy. T́nh trạng Kỳ Thị sẽ chấm dứt từ đây.:):):)
|
Thật buồn cười khi đọc những lời lẽ này khi nhân loại đă bước qua thế kỷ 21 mà c̣n muốn đưa các luật lệ có từ vài trăm năm trước để xử tội kẻ độc ác!! Nghiêm trị là đúng, nhưng xử bắn hay xử tử cũng không sai nếu kẻ xấu gây hại làm thiệt mạng nhiều người cùng một lúc. Nhưng vấn đề kỳ thị sắc tộc này thật không hề đơn giản chút nào, nhất là ở nước Mỹ này, khi vẩn c̣n tồn tại nhiều người mang tính ngông cuồng, ngạo mạn, nặng mùi cực đoan vô lối, luôn mù quáng cả tin vào những luận điệu gian trá nhằm chia rẻ màu da. Nếu không có lời kêu goi phân biệt đối xử của người cầm quyền 4 năm trước đây (v́ tôi quá nhàm chám không thích nêu tên ra ở dây) th́ mọi việc sẽ không dẩn đến những hành động đánh đập, giết người vô cớ như đă thấy trong thời gian qua. Thế mới biết cần phải xem xét lại lối giáo dục của người Mỹ từ trong gia đ́nh, xă hội, may ra mới giăi quyết tận gốc vấn đề kỳ thị chủng tộc này. Xin lổi, ở đời người ngay không bao giờ sợ kẻ gian để né tránh mà phải hiên ngang đúng thẳng người lên đối diện với thực tế cuộc sống và kiên quyết đối phó, trả đủa mọi hành vi gây hấn, làm hại đến mạng sống của ḿnh. Hảy thận trọng khi bước ra đường, ngó trước ngó sau khi đi đứng và trành ḍm ngó soi mói vào bất cứ ai, luôn tâm niệm trong ḷng "Xin Ơn Trên, Trời Phật chứng giám đi về an toàn, tai qua nạn khỏi" v́ khi "TÂM ỔN THÂN KHỎE", người ngay hiếm khi gặp nạn là như vậy!!!
|
All times are GMT. The time now is 02:31. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.