VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Thềm băng lớn thứ tư ở Nam Cực sẽ sớm bị sụp đổ, ngày tận thế đến gần? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1463406)

troopy 05-07-2021 08:05

Thềm băng lớn thứ tư ở Nam Cực sẽ sớm bị sụp đổ, ngày tận thế đến gần?
 
3 Attachment(s)
Các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo rằng thềm băng lớn thứ tư của Antarctica đang đứng trước nguy cơ sụp đổ do suy giảm tầng ôzôn và khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nếu Thềm băng Larsen C bị vỡ, các nhà khoa học lo ngại nó sẽ khiến mực nước biển dâng cao.

https://intermati.com/forum/attachme...1&d=1620374698
Thềm băng Larsen C là thềm băng lớn thứ tư của Nam Cực

Tác phẩm nghệ thuật châu Á có giá trị cao nhất trong lịch sử, có giá hàng nghìn tỷ đồng
Nghiên cứu mới của Đại học East Anglia (UEA) đã nêu ra tác động của gió ấm lên Thềm băng Larsen C của Bán đảo Nam Cực. Thềm băng này là lục địa băng giá lớn thứ tư và cũng là thềm băng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiệu ứng nhà kính. Nằm trên Bán đảo Nam Cực ở Tây Nam Cực, thềm băng đang có tốc độ tan chảy bề mặt cao nhất trên khắp lục địa. Các nhà khoa học tin rằng tốc độ tan chảy đang tăng lên sau khi đón nhận các cơn gió ấm áp do các tầng ôzôn đang suy giảm và nồng độ khí nhà kính tăng lên.

Chỉ năm ngoái, các nhà khoa học đã cảnh báo thềm băng này đang có tốc độ tan chảy cao nhất từ năm 2019 đến năm 2020 kể từ khi các kỷ lục bắt đầu cách đây 40 năm. Nghiên cứu mới được công bố cung cấp cái nhìn toàn diện về lý do tại sao thềm băng đang tan chảy như vậy. Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Andrew Elvidge, một cộng sự nghiên cứu cấp cao tại Trường Khoa học Môi trường của UEA. Chuyên gia đã trình bày những phát hiện đáng lo ngại tại một cuộc họp của Liên minh Địa vật lý châu Âu. Ông nói: "Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng nguyên nhân chủ đạo đối với sự tan chảy bề mặt Larsen C là sự xuất hiện và độ ấm của gió foehn. Từ các nghiên cứu trước đây, chúng tôi biết những khu vực này dễ bị tan chảy, đây là tiền thân của hiện tượng nứt vỡ thủy lực, khi các vết nứt mở ra do trọng lượng của nước tạo ra bởi sự tan chảy bề mặt. Cơ chế tương tự được cho là đã góp phần vào sự sụp đổ của thềm Larsen A vào năm 1995 và sự sụp đổ của Larsen B vào năm 2002. Đáng lo ngại hơn nữa, quá trình này dự kiến sẽ gia tăng trong tương lai, với việc các luồng gió cực mạnh tăng cường hơn. Việc tăng cường này được cho là do nồng độ khí nhà kính ngày càng tăng."

https://intermati.com/forum/attachme...1&d=1620374698
Một vết nứt lớn trên Thềm băng Larsen C của Nam Cực vào năm 2016

Sự đồng thuận về mặt khoa học là hoạt động của con người và việc đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân hàng đầu góp phần vào việc thu gom khí nhà kính trong khí quyển. Khi carbon dioxide (CO2), methane (CH4), chlorofluorocarbon và các khí khác tích tụ trong khí quyển, chúng giữ nhiệt và khiến hành tinh nóng lên. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, có hơn 95% khả năng các hoạt động của con người trong 50 năm qua đã khiến hành tinh ấm lên. Các nhà khoa học lo ngại sự ấm lên sẽ phá vỡ các mô hình khí hậu, kích hoạt các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn, gây ra hạn hán và đẩy nhanh quá trình tan băng ở các vùng cực của hành tinh. Đến khi đó, sự tan chảy sẽ làm mực nước biển dâng cao một cách nguy hiểm, khiến các cộng đồng ven biển trên toàn thế giới có nguy cơ bị mất đi nơi sinh sống.

https://intermati.com/forum/attachme...1&d=1620374698
Sự sụp đổ của Thềm băng Larsen B nhìn từ không gian

Tiến sĩ Elvidge cho biết: "Sự sụp đổ của các thềm băng khiến cho nước ở các sông băng tăng lên đáng kể và thoát trực tiếp ra đại dương, dẫn đến mực nước biển dâng cao." Nghiên cứu được thực hiện với các nhà nghiên cứu từ Đại học Utrecht và Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh. Các nhà khoa học đã sử dụng kết hợp các phép đo thềm băng từ năm 2014 đến năm 2017 và ghép nối chúng với mô hình khí quyển mô phỏng. Dựa trên những phát hiện của họ, các đầu rìa của thềm Larsen C đang có tốc độ tan chảy cao nhất. Và mặc dù các nhà khoa học ghi nhận những cơn gió ấm chỉ chiếm 15% nguyên nhân, nhưng họ tin rằng chúng kiến cho 45% lượng băng tan. Tiến sĩ Elvidge cho biết: "Khu vực này là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất trên Trái đất và hiện đang trải qua tốc độ tan chảy bề mặt cao nhất trên khắp Nam Cực."

VietBF@sưu tập


All times are GMT. The time now is 00:34.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04188 seconds with 8 queries