VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   "Thủ phạm thật sự" gây lũ lụt chết người ở Đức, TQ và nắng nóng kinh hoàng ở Bắc Mỹ? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1490721)

vuitoichat 07-23-2021 13:26

"Thủ phạm thật sự" gây lũ lụt chết người ở Đức, TQ và nắng nóng kinh hoàng ở Bắc Mỹ?
 
3 Attachment(s)
Theo như có một đợt nắng nóng tàn nhẫn kéo dài từ miền Tây nước Mỹ đến Canada, nhưng trong khi đó, lại có một trận lũ lụt “ngàn năm có một” đă tàn phá các thị trấn ở Đức, Bỉ và mới đây nhất là thành phố Trịnh Châu 12 triệu dân của Trung Quốc. Sau khi các chuyên gia thời tiết và giới chính trị gia cho rằng, những hiện tượng thời tiết cực đoan gần đây trên thế giới là do biến đổi khí hậu.
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1627046728
Lính cứu hỏa vật lộn với đám cháy rừng nhấn ch́m một ngôi nhà ở Glenorie, Sydney, Australia. Ảnh: Getty

Các chuyên gia thời tiết và giới chính trị gia cho rằng, những hiện tượng thời tiết cực đoan gần đây trên thế giới là do biến đổi khí hậu. Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo mới đây cũng khẳng định mối liên hệ giữa sự việc này với biến đổi khí hậu là rất rơ ràng.

KHÔNG PHẢI DO KHÍ HẬU NÓNG LÊN?

Nhưng báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của nó đă vượt ra ngoài vấn đề nhiệt độ trái đất đang nóng lên, và nhấn mạnh: tất cả những hiện tượng thời tiết cực đoan này đều bắt nguồn từ các ḍng phản lực, các dải gió Tây mạnh và thu hẹp trên bề mặt Trái đất.

Các ḍng phản lực này h́nh thành khi các khối không khí lạnh từ các cực xung đột với không khí nóng từ vùng nhiệt đới, tạo ra băo và các hiện tượng khác như mưa và hạn hán.
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1627046728
Lũ lụt nhấn ch́m ngôi làng Schuld ở Đức. Ảnh: AP

Jennifer Francis, một nhà khoa học cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Woodwell cho biết: “Các ḍng phản lực tạo ra các hiện tượng thời tiết và điều khiển nó. Mô h́nh ḍng phản lực này đôi khi rất phức tạp. Khi thấy chúng dao động lớn ở phía bắc và giảm mạnh về phía nam, chúng tôi biết là sẽ phải hứng chịu một số hiện tượng thời tiết bất thường”.

Các nhà khí tượng học lo ngại, những dao động lớn và sụt giảm mạnh đó sẽ tạo thành những đường cong h́nh omega, trông giống như những con sóng khổng lồ. Khi điều đó xảy ra, không khí ấm di chuyển xa hơn về phía bắc và không khí lạnh xâm nhập sâu hơn về phía nam. Kết quả là sẽ gây ra các hiện tượng thời tiết nóng và lạnh bất thường dọc theo cùng một vĩ độ.

Trong những điều kiện này, gió thường yếu đi và hiện tượng thời tiết cực đoan có thể bị “mắc kẹt” tại một địa điểm trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần - thay v́ chỉ vài giờ hoặc một ngày - dẫn đến mưa kéo dài và các đợt nắng nóng kinh hoàng.

Nhà nghiên cứu Tess Parker tại Trung tâm ARC chuyên nghiên cứu về Khí hậu Cực đoan thuộc Đại học Monash ở Melbourne (Australia), cho biết: “Nó giống như khi sóng biển ập vào bờ, sẽ lật úp và vỡ tan. Điều đó cũng có thể xảy ra trong bầu khí quyển, và nếu điều đó xảy ra, trái đất sẽ bị “kẹp” trong hệ thống áp suất cao hoặc thấp”.

Đó là nguyên nhân đă nhấn ch́m các vùng của Đức trong trận lũ lụt tồi tệ nhất trong ngàn năm qua, khi một hệ thống áp suất thấp bị chèn ép trên khu vực phía tây của nước này. Mưa lớn làm ướt địa h́nh trong 2 ngày đầu tiên, sau đó là một vài giờ lượng mưa thậm chí c̣n dữ dội hơn khiến các con sông “vỡ trận”.

Ông Johannes Quaas, nhà khí tượng học và là giáo sư tại Đại học Leipzig nhận định: “Các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Đức liên quan đến vị trí của ḍng phản lực”.

CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU NHIỀU HƠN VỀ D̉NG PHẢN LỰC

Khi ḍng phản lực, hiện tượng được các máy bay ném bom của Mỹ phát hiện lần đầu tiên khi bay tới Nhật Bản trong Thế chiến II, dao động thất thường th́ nó sẽ gây ra các hiện tượng thời tiết rất cực đoan - nắng nóng, hạn hán, mưa dữ dội.

Đó có thể là những ǵ đă xảy ra ở Trung Quốc trong tuần này. Một trận mưa kỷ lục nhấn ch́m thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam là khiến ít nhất 33 người chết và 380.000 người phải sơ tán.

Các nhà khoa học tại Cục Khí tượng Trung Quốc cho rằng, gió thổi mạnh dữ dội do các khối áp suất cao, cùng với băo Infa, đă đẩy hơi nước từ biển vào. Không khí dày đặc đó “tấn công” những ngọn núi xung quanh tỉnh Hà Nam, hội tụ và sau đó bay lên, nguội dần và h́nh thành những cơn mưa hủy diệt.

Tuy nhiên, Michael Mann, giáo sư khoa học khí quyển tại Đại học bang Pennsylvania, (Mỹ) cho rằng, nguyên nhân có thể là do ḍng phản lực suy yếu, nhưng cho biết sẽ cần phân tích bổ sung mới đi đến kết luận cuối cùng. “Nhưng có một điều chắc chắn là ḍng phản lực mùa hè chậm hơn, cho thấy khí hậu nóng lên, cho phép các hiện tượng khí hậu cực đoạn tồn tại ở cùng một vị trí trong thời gian dài hơn, và gây ra lượng mưa kỷ lục mà chúng ta đang thấy ở Á-Âu”, ông nói.
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1627046728
Một người đàn ông ôm con lội qua con đường ngập lụt ở Trịnh Châu, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học là biến đổi khí hậu đă ảnh hưởng đến ḍng phản lực ở mức độ nào. Cần có thời gian để trả lời.

Các nhà nghiên cứu đă bắt đầu công tŕnh nghiên cứu nhanh về trận lũ lụt “ngàn năm có một” ở châu Âu và dự kiến sẽ có kết quả ​​vào giữa tháng 8 tới.

Những đợt nắng nóng xảy ra ở miền tây nước Mỹ và Canada vào cuối tháng 6 cũng là kỷ lục chưa từng có. Và các nhà nghiên cứu cho rằng, biến đổi khí hậu đă khiến hiện tượng khí hậu cực đoan này có nguy cơ xảy ra cao hơn 150 lần. Một hệ thống áp suất cao, thường liên quan đến thời tiết khô nóng, đă trở nên tồi tệ hơn bởi thực tế là vùng đất bên dưới nó cực kỳ khô.

Trong khi đó, miền tây và miền trung nước Nga vẫn lạnh giá kinh hoàng, ngay cả khi nắng nóng và cháy rừng ập đến miền đông Siberia. Và khi Đức và Bỉ hứng chịu những trận mưa kỷ lục, hiện tượng nhiệt độ tăng cao đă khiến Văn pḥng Thủ tướng Anh lần đầu tiên đưa ra cảnh báo nhiệt độ cực đoan.

Tim Woollings, giáo sư khoa học khí hậu vật lư tại Đại học Oxford, cho biết: “Ḍng phản lực đang “lén tấn công” và gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan này”.

Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng, biến đổi khí hậu đang khiến ḍng phản lực trở nên tồi tệ hơn, nhưng vẫn có nhiều tranh căi về việc hiện tượng ấm nóng lên đang ảnh hưởng trực tiếp đến ḍng chảy. Các nhà nghiên cứu đă chỉ ra mối liên hệ giữa ḍng phản lực với một số thảm họa thiên nhiên trong 2 năm qua như đợt nắng nóng kỷ lục ở Siberia hay cháy rừng nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ ở Australia vào năm 2020.

Trên thực tế là ngày nay, các nhà khoa học đang nỗ lực tập trung vào việc dự đoán sự dao động của ḍng phản lực. Đây là một nhiệm vụ phức tạp và hầu hết các nghiên cứu tập trung vào Bắc bán cầu. Theo các chuyên gia, một số hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể không liên quan ǵ đến ḍng phản lực, nhưng họ cho rằng, cần hiểu rơ hơn về ḍng phản lực trong bối cảnh biến đổi khí hậu đă dẫn đến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn.


All times are GMT. The time now is 01:16.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04230 seconds with 8 queries