VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Uất ức v́ mua F-35 "đểu", chính đồng minh Mỹ bơm tiền cho Nga làm Su-75? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1490727)

Cupcake01 07-23-2021 14:23

Uất ức v́ mua F-35 "đểu", chính đồng minh Mỹ bơm tiền cho Nga làm Su-75?
 
1 Attachment(s)
Không phải ngẫu nhiên Su-75 được cho ra mắt ở thời điểm hiện tại, mà chính một đồng minh của Mỹ v́ "uất ức" nên phải đi đặt hàng Nga chế tạo tiêm kích thế hệ 5 hoàn toàn mới.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1627050172

Su-75 – Sản xuất tốt, bán hàng hay

Buổi ra mắt chính thức tiêm kích tàng h́nh một động cơ Su-75 của Nga đă gây được tiếng vang trong và ngoài nước, với phần lớn thành công nhờ vào chiến dịch quảng bá khéo léo.

Những kẻ ganh ghét buông lời chế giễu, nhưng với những khách hàng từ lâu mong mỏi một chiến cơ mới, sự xuất hiện của Su-75 khiến họ cảm thấy phấn khích.

Ngay từ đầu Nga dường như đă nhắm Su-75 đến một số quốc gia tiềm năng, nhưng câu hỏi quan trọng sau cùng vẫn là quốc gia nào sẽ chắc chắn với lựa chọn mua sắm của ḿnh.

Trước tiên, cần điểm lại các đặc trưng kỹ-chiến thuật của Su-75. Tầm bay thực tế của chiến cơ này ước tính khoảng 3 ngh́n km, trần bay thực tế 16,5 ngh́n mét. Vận tốc tối đa của máy bay vào khoảng Mach 2 và tải trọng vũ khí 7,4 tấn.

Su-75 sẽ có giá từ 25 đến 30 triệu USD. Điều này cũng khiến cho tiêm kích mới được mệnh danh là "F-35 dành cho khách hàng b́nh dân".

Su-75 dường như là một ư tưởng ra đời trên góc độ kinh tế học. Theo tờ Reporter của Nga, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy bay một động cơ, nhưng không có loại máy bay một động cơ thế hệ thứ năm nào có mức giá phải chăng và hợp lư như vậy.

Có thể nói, Rostec đă có cách tiếp cận rất thực tế. Với chiến dịch quảng bá tốt, khách hàng sẽ cảm thấy ấn tượng rằng Nga cuối cùng không chỉ tạo ra một thiết bị sự xuất sắc mà kỹ năng bán hàng cũng rất thành thạo.

Nhà tài trợ bí ẩn cho tiêm kích Su-75 là ai?

Nếu phân tích video quảng bá Su-75, rơ ràng Rostec đang nhắm đến Ấn Độ, Việt Nam, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Argentina. Tập đoàn vũ khí Nga có những cơ sở nhất định để chọn ra tệp khách hàng này.

Tiêm kích F-16 của Mỹ bắt đầu sản xuất từ năm 1975, trong khi chiếc Saab JAS 39 "Gripen" của Thụy Điển ra đời vào năm 1997. Chúng đều không phải máy bay mới.

Chengdu FC-1 Xiaolong (JF-17 Thunder) của liên doanh Trung-Pakistan th́ mới hơn, khi mới đi vào hoạt động từ năm 2007, nhưng chất lượng chỉ dừng ở mức "Trung-Pakistan".

F-35 vẫn trong giai đoạn phát triển và gặp quá nhiều vấn đề, từ giá thành đến lỗi kỹ thuật. Mức giá 80 triệu USD cho một chiếc "iPhone bay" có vẻ hơi đắt đối với nhiều người, chưa kể đến bảo tŕ cũng tốn chi phí không kém.

Trong bối cảnh đó, Su-75 hoàn toàn mới với giá 25-30 triệu USD sẽ đáp ứng nhu cầu rất lớn.

Khi mua một thiết bị quân sự, mỗi quốc gia đều tính toán kỹ sẽ chúng sẽ được sử dụng ở đâu và chống lại ai.

Các quốc gia được giới thiệu trong quảng cáo của Rostec đều không có hiềm khích ǵ với Mỹ hay NATO. Điều có có nghĩa là một tiêm kích đa năng hạng nhẹ là đủ để giải quyết những vấn đề họ đang đối mặt.

Tựu chung lại, chúng ta có các dữ kiện như sau. Một chiếc máy bay đầy hứa hẹn với tính năng ổn, phù hợp cho một thị trường ngách có nhu cầu lớn và ngay từ đầu đă được định vị là dành cho xuất khẩu.

Nhà tài trợ bí ẩn cho tiêm kích Su-75 là ai?

V́ không nhận vốn phát triển từ Bộ Quốc pḥng Nga, Su-75 được coi là sáng kiến riêng và mới được lên kế hoạch trong thời gian gần đây.

Báo chí Nga đang suy đoán rằng, rất có thể dự án này đă có khách hàng riêng ngay từ đầu, đó cũng là quốc gia tài trợ toàn bộ chương tŕnh. Cái tên đó dường như là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

V́ sao một đồng minh Mỹ lại t́m kiếm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm ở Nga, trong khi F-35 là lựa chọn không thể ổn hơn?

Câu trả lời đến từ mối quan hệ phức tạp giữa UAE với nước láng giềng Israel.

Tel Aviv là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ để đảm bảo ưu thế trên không so với bất kỳ đối thủ nào trong khu vực.

Sau khi Tổng thống Joe Biden sắp lên nắm quyền, Mỹ đă kư hợp đồng cung cấp 50 chiếc F-35A với giá 10 tỷ USD cho UAE.

Tuy nhiên, nhà sản xuất đă tinh chỉnh phiên bản "Ả Rập" của F-35 để có thể bị nhận diện trên radar của không quân Israel. Tàng h́nh nhưng vẫn phải "chọn lọc". UAE tất nhiên không thể ưng ư với món hàng như vậy.

Quay trở lại năm 2017, tại một cuộc triển lăm vũ khí ở UAE, người đứng đầu Rostec, Sergei Chemezov, cho biết Nga đang đàm phán với Emirates về viễn cảnh cùng phát triển một máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ năm dựa trên MiG-29, sẽ tŕnh làng trong khoảng 7-8 năm tới.

Giờ đây, một máy bay hạng nhẹ thế hệ thứ năm mới dựa trên Su-57 xuất hiện. Có lẽ đó không phải điều ngẫu nhiên.

Có một chi tiết đáng chú ư khác củng cố luận điểm này. Nga và UAE đă có kinh nghiệm hợp tác vũ khí cùng nhau từ trước. Quốc gia Ẩ Rập đă đặt hàng hệ pḥng không Pantsir-S1 và sử dụng khá thành công, bất chấp quan hệ thân thiết với Mỹ.

VietBF @ Sưu tầm


All times are GMT. The time now is 10:22.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04079 seconds with 8 queries