VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=88)
-   -   Những người nào không nên chủng ngừa Corona (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1493322)

Gibbs 07-30-2021 12:22

Những người nào không nên chủng ngừa Corona
 
1 Attachment(s)
Bản tin của đài truyền h́nh nhà nước CHLB Đức cho biết:
⁉️ Những người nào không nên chủng ngừa Corona
03. 05. 2021
Ngày càng nhiều người đă nhận được hai hoặc ít nhất một liều vaccine chống lại Sars-Cov-2. Nhưng cũng có những người cần phải được bác sĩ tư vấn. BRISANT giải thích các yếu tố rủi ro.
*
🔹 Tôi có thể tiêm pḥng nếu tôi bị cảm lạnh không?
Về nguyên tắc, người ta chỉ nên tiêm pḥng nếu cảm thấy khỏe mạnh. Chuyện này cũng giống như tiêm pḥng cúm. V́ vậy, nếu bạn đang cảm lạnh, bạn nên đợi cho đến khi các triệu chứng cảm lạnh (sốt, nhức đầu, sổ mũi, kiệt sức nói chung) giảm bớt. Nếu không, việc tiêm chủng sẽ gây quá tải không cần thiết cho hệ thống miễn dịch.
*
🔹 Tôi có thể chủng ngừa corona và cúm cùng một lúc không?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên có khoảng cách ít nhất 14 ngày giữa khi tiêm vaccine corona và tiêm pḥng cúm để cơ thể không bị căng thẳng bởi hai loại vaccine cùng một lúc.
Lưu ư: V́ vaccine corona của Biontech/Pfizer, Astrazeneca và Moderna được tiêm hai lần, bệnh nhân nên để ư điều này và nếu cần thiết th́ đẩy việc tiêm ngừa cúm ra khoảng thời gian phía trước hoặc phía sau.
*
🔹 Tôi có thể chủng ngừa nếu tôi đă từng nhiễm Corona không?
Hầu hết các loại vaccine hiện có chỉ hiệu quả đầy đủ sau hai lần tiêm. Nó khác so với những người đă vượt qua corona. Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng một mũi tiêm chủng duy nhất là đủ cho những người đă khỏi bệnh.
Để ngăn ngừa các phản ứng miễn dịch quá mức, và v́ vaccine chống SARS-CoV-2 vẫn đang thiết hụt, Ủy ban Tiêm chủng Thường trực (STIKO) có trụ sở tại Viện Robert Koch đưa ra quan điểm: Nên tiêm vaccine một mũi cho những người đă bị nhiễm bệnh "sớm nhất là sáu tháng sau khi hồi phục".
*
🔹 Tôi có thể tiêm pḥng nếu tôi bị dị ứng không?
Những người bị dị ứng với phấn hoa cỏ, với táo hoặc với bụi nhà không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, bất kỳ ai đă từng có phản ứng dị ứng mạnh với thuốc men hoặc các loại vaccine khác trong quá khứ nên tham khảo ư kiến của bác sĩ gia đ́nh.
Một số người ở Anh và Mỹ đă gục ngă v́ sốc anapylactic sau khi tiêm vaccine corona. Có thể tá dược polyethylene glycol (PEG) có trong vaccine là nguyên nhân. PEG là chất phụ gia trong nhiều loại mỹ phẩm, chất tẩy da và thuốc – tuy nhiên có liều lượng cao hơn nhiều so với vaccine corona.
Phản ứng dị ứng với vaccine là rất hiếm, xảy ra ở 1 trong 1.000.000 đến 30 trong 100.000 trường hợp tiêm chủng. Các chuyên gia vẫn chưa thống nhất về việc liệu PEG có thực sự là nguyên nhân gây sốc hay đó là phản ứng riêng của cơ thể đối với các hạt nano có trong vaccine. Hệ thống miễn dịch có thể nhầm lẫn hạt nano là virus.
*
🔹 Tôi có thể tiêm pḥng nếu tôi đang mang thai không?
Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh Covid 19 nặng. Ủy ban Tiêm chủng Thường trực (Stiko) tại Viện Robert Koch nói chung không khuyên bạn chủng ngừa corona. Trên trang web của Viện Robert Koch cho biết: Hiện tại không có dữ liệu về việc sử dụng vaccine Covid-19 trong thai kỳ. Do đó, hiện nay Stiko không có khuyến cáo chung cho việc tiêm pḥng trong thời kỳ mang thai. Trong trường hợp có bệnh nền, cần cân nhắc rủi ro - lợi ích với sự tư vấn của bác sĩ.
Hiện tại không có vaccine được chấp thuận cho trẻ em và thanh thiếu niên. Biontech / Pfizer đă nộp đơn xin phê duyệt ở Châu Âu cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên (*).
*
🔹 Tôi có thể tiêm pḥng nếu tôi uống thuốc chống đông máu không?
Những bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu cũng có thể được tiêm vaccine chống corona. Những đối tượng này nên đến gặp bác sĩ gia đ́nh của họ và thảo luận về cách tiến hành. Đối với bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu, các bác sĩ tiêm chủng sử dụng một kim tiêm rất mảnh và sau đó ấn một miếng gạc vào chỗ tiêm để ngăn ngừa tụ máu.
*
🔹 Tôi có thể tiêm pḥng nếu tôi bị ung thư không?
Các bác sĩ khuyên bệnh nhân ung thư nên thảo luận riêng với bác sĩ chăm sóc. Các yếu tố như: loại ung thư, t́nh h́nh bệnh, liệu pháp điều trị và các bệnh kèm theo đóng vai tṛ quyết định. Biện pháp hóa trị ức chế hệ thống miễn dịch của chính bệnh nhân - ở mức độ nào đối với tác dụng bảo vệ của vaccine là điều vẫn chưa được nghiên cứu.
*
Dịch từ:
https://www.mdr.de/brisant/ratgeber/...w07q9gzX_aD7iw
Ghi chú của ND:

ChickenGook 07-30-2021 18:17

Tụi CC Z2?


All times are GMT. The time now is 03:04.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05111 seconds with 8 queries