VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Phát hiện 'hành tinh sự sống' mới trong hệ Mặt trời: Hy vọng cho loài người? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1517925)

miro1510 09-27-2021 08:58

Phát hiện 'hành tinh sự sống' mới trong hệ Mặt trời: Hy vọng cho loài người?
 
12 Attachment(s)
Các nhà khoa học đă phát hiện những đám mây không hề được cấu tạo từ các giọt nước như ở Trái Đất trên một hành tinh khí khổng lồ cách chúng ta 520 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học đă sử dụng dữ liệu từ nhiều kính thiên văn tối tân để tính toán được chính xác độ cao của các đám mây và cấu trúc tầng trên khí quyển, cũng như rất nhiều tính chất mà khoa học thiên văn trước đây chưa thể chạm tới ở bất kỳ ngoại hành tinh nào.


Nếu nh́n vào được bầu khí quyển của một ngoại hành tinh, các nhà thiên văn có thể phân tích nó như phân tích bầu khí quyển của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, từ đó t́m ra những dấu hiệu của sự sống.


Công tŕnh nghiên cứu này được dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Romain Allart từ Đại học Montreál ở Canada, họ đă lựa chọn WASP-127b, được phát hiện từ năm 2016, một "Sao Mộc nóng" khổng lồ quay cách sao mẹ chỉ 4,2 ngày.


WASP-127b là một hành tinh bị phồng lên như kẹo bông, có kích thước khoảng 1,3 lần Sao Mộc nhưng khối lượng chỉ bằng 0,16 lần.


Bên trong bầu khí quyển của WASP-127b các nhà khoa học t́m thấy sự hiện diện của natri ở độ cao thấp hơn mong đợi. Bên cạnh đó c̣n có các tín hiệu hơi nước mạnh trong tia hồng ngoại, nhưng không có tín hiệu nào ở bước sóng nh́n thấy được, cho thấy chúng đang bị che bởi những đám mây mờ đục ở phần trên.


Đặc biệt, mây ở hành tinh này không hề được cấu tạo từ các giọt nước như ở Trái Đất. Các nhà khoa học kỳ vọng, các bước phân tích tiếp theo sẽ tiết lộ cách mà một bầu khí quyển chưa từng thấy được h́nh thành và tồn tại.


WASP-127b là hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời có kích thước to gấp 1,4 lần sao Mộc, được phát hiện năm 2016.


Ngoại hành tinh WASP-127b quay quanh ngôi sao WASP-127, nằm cách Hệ Mặt Trời khoảng 522,6 năm ánh sáng. Nó mất hơn bốn ngày trên Trái Đất để quay quanh ngôi sao chủ của nó.


Sử dụng công cụ OSIRIS trên Kính viễn vọng quần đảo Canary (GTC), các nhà nghiên cứu đă t́m thấy một nồng độ cao các kim loại kiềm trong khí quyển của WASP-127b, bao gồm natri, kali và lithium.


Sự hiện diện của các kim loại này cho thấy rằng hành tinh có bầu khí quyển hết sức đặc biệt. Sự hiện diện của [lithium] rất có giá trị để hiểu lịch sử tiến hóa của hệ thống hành tinh này và có thể làm sáng tỏ các cơ chế h́nh thành hành tinh.


Riêng với ngôi sao chủ của hành tinh, WASP-127, cũng được cho là có rất nhiều lithium. Điều này cho thấy hệ thống này được h́nh thành từ một đám mây vật liệu, được làm giàu bởi một siêu tân tinh kim loại đặc thù nào đó.


Ngoài các dấu vết của kim loại trong khí quyển, các nhà nghiên cứu cũng t́m thấy các dấu hiệu có thể là của nước. Tuy nhiên, các quan sát tiếp theo là cần thiết để xác nhận bản chất chi tiết hơn của hành tinh này.


All times are GMT. The time now is 19:59.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04251 seconds with 8 queries