VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Những nước nghèo có thể bị bỏ lại trong cuộc đua thuốc chữa Covid-19 (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1527551)

nguoiduatinabc 10-18-2021 04:49

Những nước nghèo có thể bị bỏ lại trong cuộc đua thuốc chữa Covid-19
 
1 Attachment(s)
Sau khi vaccine ra mắt, phần lớn nguồn cung thuộc về các nước giàu có. Đến nay, t́nh trạng này vẫn chưa có con đường rơ ràng để giải quyết.

Tháng này, hăng dược Merck công bố thuốc molnupiravir hiệu quả trong thử nghiệm lâm sàng, đem lại nguồn hy vọng về bước ngoặt của đại dịch.

Nhiều người mường tượng đến tương lai không xa, khi một viên thuốc đơn giản có thể giúp cứu sống hoặc điều trị triệu chứng nặng cho các bệnh nhân.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1634532587

Molnupiravir dễ phân phối, có thể uống tại nhà. Kết quả thử nghiệm cho thấy thuốc giúp giảm một nửa khả năng nhập viện và tử vong ở người có nguy cơ cao trong giai đoạn đầu. Công ty đă nộp đơn xin phê duyệt khẩn cấp lên Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), quyết định dự kiến được đưa ra vào đầu tháng 12.

Trong khi các hăng vaccine kiên quyết tŕ hoăn chuyển nhượng quyền sản xuất theo thỏa thuận Licence (hợp đồng chuyển quyền sử dụng sở hữu trí tuệ), Merck sẽ cho phép các hăng dược Ấn Độ phân phối thuốc với giá thấp ở 100 quốc gia nghèo hơn. Hầu hết các nước châu Phi cận Sahara, nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp tới 3%, đều nằm trong nhóm này.

Những người ủng hộ quá tŕnh tiếp cận thuốc mới cho rằng thỏa thuận cấp phép của Merck là khởi đầu đáng khích lệ, song chỉ là bước nhỏ để đạt được sự công bằng trong điều trị Covid-19. Merck đă khởi động sản xuất molnupiravir, nhưng chưa rơ lượng thuốc generic (thuốc được chuyển giao công nghệ sau khi hết thời hạn bảo hộ độc quyền) có mặt trên thị trường sang năm. Thỏa thuận của hăng vẫn bỏ sót nhiều nước chưa được tiêm chủng và bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, chẳng Ukraine. Bên cạnh đó, thuốc kháng virus cần dùng sau khi đă có xét nghiệm đáng tin cậy, giá cả phải chăng, điều này cũng bị hạn chế ở nhiều nước.

Một số hăng dược khác như Pfizer dự kiến công bố dữ liệu về hiệu quả thử nghiệm từ các loại thuốc tương tự. Công ty cho biết c̣n quá sớm để b́nh luận về việc liệu họ có kư hợp đồng chuyển giao quyền sản xuất hay không.

Điều này có nghĩa các nước phát triển vẫn có thể trả nhiều tiền để mua lượng lớn thuốc sớm, như cách họ đă làm với vaccine.

Chuyên gia truyền nhiễm John Amuasi, Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Y học Nhiệt đới Kumasi ở Ghana, cho biết: "Loại thuốc này bảo quản được ở nhiệt độ pḥng. Bạn có thể vận chuyển nó đến những nơi xa nhất trên thế giới. Công bằng mà nói, thuốc có thể ngăn chặn hàng trăm ngh́n ca nhập viện và tử vong. Nhưng rào cản sẽ là giá cả. Hăy nh́n sự chậm trễ vaccine ở châu Phi. Chúng tôi lo lắng t́nh trạng tương tự sẽ xảy ra với thuốc".

Hơn 18 tháng sau khi khởi phát, Covid-19 vẫn là căn bệnh chưa có phương pháp điều trị chính thức. Nhiều loại thuốc hiệu quả như kháng thể đơn ḍng có giá cao, khó bảo quản và khan hiếm ở các nước nghèo hơn. Nếu không có đủ vaccine, những cộng đồng này dễ mắc Covid-19 và cần các loại thuốc giá cả phải chăng để sử dụng.

Chính phủ Mỹ đă mua phần lớn nguồn cung thuốc kháng virus remdesivir vào năm ngoái sau khi nghiên cứu ban đầu cho thấy thuốc có thể tăng khả năng phục hồi ở người mắc Covid-19. Hiện chính phủ theo đuổi chiến lược tương tự để có molnupiravir. Nước này kư thỏa thuận trị giá 1,2 tỷ USD để mua 1,7 triệu liệu tŕnh nếu thuốc được FDA cấp phép, tương đương với 20% lượng thuốc hăng sẽ sản xuất trong năm nay. Các nước phát triển khác như Australia, Hàn Quốc và New Zealand cũng làm điều này.

Hai thập kỷ trước, Merck từng bị chỉ trích v́ bán thuốc điều trị HIV với mức giá mà châu Phi không thể mua được. Lần này, công ty nhận thấy việc mở rộng quyền mua bán thuốc là điều rất cấp thiết.

"Nếu loại thuốc này an toàn và hiệu quả, có thể sử dụng tại nhà, chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo rằng nước thu nhập thấp và trung b́nh, nơi không có hệ thống y tế vững chắc, có quyền sử dụng", Jenelle Krishnamoorthy, phó giám đốc chính sách toàn cầu của Merck, nói.

8 công ty Ấn Độ đang thử nghiệm lâm sàng thuốc, 4 công ty xác nhận sẽ công bố kết quả sớm. Một nguồn tin trong ngành cho biết công ty ḿnh muốn sản xuất thuốc với giá 10 USD mỗi liệu tŕnh.

Suerie Moon, chuyên gia về vấn đề tiếp cận nguồn cung thuốc, giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế và Phát triển, gọi hợp đồng của Merck và Ấn Độ là tiền lệ tích cực đối với các phương pháp điều trị Covid-19, đồng thời là chiến lược kinh doanh sáng suốt của công ty.

"Không phải ngẫu nhiên mà Merck có kinh nghiệm về HIV. Trong nội bộ công ty, với sự lănh đạo và văn hoá vốn có, họ biết rằng nếu không giải quyết vấn đề nguồn cung, họ sẽ bị chỉ trích", tiến sĩ Moon nói.

Song chỉ riêng chuyển giao công nghệ không thể đảm bảo công bằng toàn cầu. Một nửa số ca nhiễm nCoV của nhóm nước thu nhập thấp và trung b́nh trong 6 tháng đầu năm 2021 được ghi nhận ở 32 quốc gia không nằm trong hợp đồng của Merck, như Brazil, Malaysia, Mexico và Peru.

Sự hạn chế trong giấy phép nhượng quyền sản xuất thuốc generic chung cho các vùng lănh thổ có thể khiến mức giá ở quốc gia thu nhập trung b́nh bị đẩy cao gần bằng nước giàu. Merck cho biết sẽ sử dụng dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới để định giá thuốc.

Hăng cũng đang đàm phán với Tổ chức Sáng chế Thuốc do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn để phân phối sản phẩm dễ dàng hơn. Charles Gore, giám đốc của tổ chức, hy vọng hăng sẽ đồng ư thỏa thuận chuyển nhượng quyền sản xuất thuốc ở phạm vi lớn hơn, trong khi vẫn bán sản phẩm ở quốc gia giàu có. Theo ông, hợp đồng kiểu này tạo tiền lệ tốt cho các sản phẩm điều trị Covid-19 về sau.

Nếu Merck, Pfizer hoặc các nhà sản xuất khác không đảm bảo phân phối rộng răi thuốc điều trị Covid-19, nhiều nước có thể áp đặt lệnh cấp phép bắt buộc. Trong đó, chính phủ chủ động bỏ qua hạn chế về sở hữu trí tuệ và cho phép sản xuất thuốc, thường là ở t́nh huống khẩn cấp. Điều này ảnh hưởng nhiều đến các hăng. Khi ấy, dù kiếm được tiền bản quyền thuốc generic, Merck không thể có ư kiến về giá thuốc hay số tiền bản quyền cụ thể.

Unitaid, sáng kiến thuốc toàn cầu, cho biết các nước phát triển cần đóng góp khoảng 3,5 tỷ USD để để hỗ trợ thuốc hoặc phương pháp điều trị Covid-19 cho quốc gia thu nhập thấp.

"Chúng ta cần có nỗ lực toàn cầu, các nhà tài trợ để đảm bảo phương pháp điều trị đến tay tất cả mọi người", Janet Ginnard, giám đốc chiến lược Unitaid, nhận định.

Unitaid và các đối tác đang chuẩn bị tiến đến thoả thuận mua bán tạm thời, có điều kiện molnupiravir, theo khuyến nghị của WHO, song chưa rơ khi nào nguồn cung có sẵn.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sản xuất của Merck đều kư với công ty Ấn Độ. Sự tập trung này có thể tạo rủi ro. Sáng kiến công bằng Covax cũng từng phụ thuộc hầu hết nguồn cung vào Viện Huyết Thanh của nước này. Song sau khi dịch bùng phát và tháng 3, chính phủ Ấn Độ đă cấm xuất khẩu vaccine, tạo ra sự gián đoạn phân phối.

Câu hỏi khác là về chuỗi cung ứng. Khi hăng dược kư thỏa thuận với Tổ chức Bằng sáng chế Thuốc, toàn thế giới sẽ có phương pháp điều trị Covid-19 chung. Nhưng hầu hết nguyên liệu thô nằm ở Ấn Độ và Trung Quốc, đă xảy ra t́nh trạng khan hiếm suốt đại dịch.

Dựa trên bài học về vaccine, Mariângela Simăo, một quan chức cấp cao của WHO, cho biết nếu nguồn cung hạn chế, những nước giàu có sẽ được tiếp cận thuốc đầu tiên. "Khi ấy, các nước phát triển sẽ thống trị thị trường, mua tất cả các loại thuốc", bà nói.

Thách thức khác nằm ở quá tŕnh thử nghiệm. Thuốc phát huy tác dụng tốt nhất nếu dùng ngay khi mới xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân cần biết ḿnh nhiễm virus. Tuy nhiên, nhiều nơi không đủ điều kiện xét nghiệm. WHO ước tính dưới 15% ca nhiễm được phát hiện ở châu Phi.

Song nếu được triển khai toàn cầu, thuốc kháng virus có thể làm giảm sự lây lan của dịch bệnh. "Khi đó, hệ thống y tế đỡ áp lực, triển vọng phục hồi kinh tế cao, tất cả mọi người cùng có lợi", Brook Baker, giáo sư luật Đại học Northeastern.


All times are GMT. The time now is 16:20.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03057 seconds with 8 queries