VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Châu Âu tự "bắn vào chân", bị "trừng phạt" v́ quá kiêu ngạo (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1527562)

therealrtz 10-18-2021 05:36

Châu Âu tự "bắn vào chân", bị "trừng phạt" v́ quá kiêu ngạo
 
1 Attachment(s)
Châu Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng thấy - và chính họ là người đă tự "bắn vào chân".

Báo Forbes (Mỹ) mới đây vừa đăng tải bài b́nh luận về cuộc khủng hoảng khí đốt tại châu Âu, trong đó tác giả cho rằng châu Âu đă phải "trả giá" cho sự kiêu ngạo của ḿnh và trở thành "tù nhân" của cuộc khủng hoảng, trong khi Nga đang bán những con "át chủ bài" của ḿnh trên thị trường.

Tác giả của bài viết b́nh luận: "Châu Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng thấy. Một số người cho rằng nếu không được giải quyết, cuộc khủng hoảng này có thể tồi tệ như lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập những năm 1970 - gây ra những hậu quả kinh tế, xă hội và chính trị thảm khốc. [...] Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng chính châu Âu đă tự làm ḿnh bị thương - có thể ông ấy nói đúng".

CHÂU ÂU TỰ BIẾN M̀NH THÀNH "CON TIN"

Cuộc khủng hoảng giá khí đốt tự nhiên và giá dầu thô tăng cao đă buộc châu Âu phải chuyển đổi sang sử dụng than đá gây ô nhiễm, cản trở quá tŕnh chuyển đổi năng lượng xanh của EU. Nhu cầu năng lượng gia tăng sau thời kỳ sinh tồn, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt (đợt nắng nóng chưa từng có và mùa đông kéo dài), gián đoạn chuỗi cung ứng và dự trữ toàn cầu và trong khu vực kém đều góp phần gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay của châu Âu.

Cuộc khủng hoảng hiện nay đă phản ánh mối lo ngại của nhiều chuyên gia năng lượng về việc châu Âu vội vàng chuyển đổi từ các nguồn năng lượng truyền thống (khí đốt, than đá và hạt nhân) sang năng lượng tái tạo.

Kế hoạch tổng thể của châu Âu về giảm thiểu carbon đă đẩy các quốc gia thành viên ra khỏi các thỏa thuận mua bán dài hạn và hướng tới các giao dịch ngắn hạn, khiến các công ty năng lượng và những người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn trong cuộc khủng hoảng hiện nay.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1634535324

Điều này cũng khiến một trong những nhà xuất khẩu năng lượng hàng đầu là Qatar không coi EU là thị trường ưu tiên của họ; thay vào đó, họ hướng tới những khách hàng Đông Nam Á sẵn sàng bỏ tiền.

Trong khi đó, tại châu Á, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng do lũ lụt chưa từng có trên khắp đất nước, gây gián đoạn đến chuỗi cung ứng và cơ hội phục hồi hậu Covid-19. Để bù đắp cho sự thiếu hụt than trong nước, Trung Quốc đă tăng gấp đôi lượng khí đốt nhập khẩu so với năm 2020 - "sẵn sàng mua với bất cứ giá nào", và điều này cũng ảnh hưởng tới châu Âu.

Tác giả bài viết cho rằng trong t́nh h́nh khủng hoảng tại châu Âu hiện nay, Nga đang ở vị trí tốt để hưởng lợi. Bên cạnh những lời hứa giúp đỡ châu Âu, Moskva cũng tranh thủ nhấn mạnh sự cần thiết của Nord Stream 2 - đường ống khí đốt bơm trực tiếp từ Nga sang Đức thông qua hệ thống đường ống dưới biển.

Tác giả bài viết b́nh luận, mặc dù một số nhà sản xuất Đức và các nhà hoạch định chính sách của Nga khẳng định đường ống Nord Stream 2 đem lại lợi ích cho an ninh năng lượng của châu Âu, nhưng thực tế là đường ống này sẽ càng khiến EU phụ thuộc nhiều hơn và dễ tổn thương hơn khi đơn vị chủ quản thuộc sở hữu nhà nước Nga.

Báo RIA Novosti (Nga) nhận định rằng mặc dù tác giả bài viết đă thừa nhận các dự án của Moskva (bao gồm đường ống Nord Stream 2) có hiệu quả, nhưng bài viết vẫn mang nặng tư tưởng thường thấy trên truyền thông phương Tây: đổ lỗi, cho rằng Nga tác động khiến giá khí đốt tăng cao ở châu Âu.

"Phụ thuộc vào Nga để lấp đầy khoảng trống về nguồn cung năng lượng là một đề xuất mạo hiểm. Nhưng có lẽ Châu Âu sẽ c̣n thiển cận hơn nữa nếu họ không sẵn ḷng hợp tác với Mỹ sâu rộng hơn nữa - ngoài các hợp đồng ngắn hạn. Việc từ chối tham gia vào các thỏa thuận mua bán dài hạn đă khiến châu Âu tụt lại phía sau châu Á với tư cách là khách hàng hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực LNG.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chính sách xanh của EU và con bài năng lượng cứng rắn của Nga là ch́a khóa. Bài học chính là: Không thể tiến hành chuyển đổi năng lượng (xanh) nếu chưa có đủ năng lực tạo ra các nguồn năng lượng phong phú, đáng tin cậy và hiệu quả về mặt kinh tế", tác giả bài viết kết luận.

VietBF @ Sưu tầm


All times are GMT. The time now is 21:21.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04063 seconds with 8 queries