VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   Bước Đường Tị Nạn Tại Mỹ Vào Năm 1975 (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1548290)

florida80 11-28-2021 22:37

Bước Đường Tị Nạn Tại Mỹ Vào Năm 1975
 
1 Attachment(s)
Đào Văn - Tác giả Đào Văn, trước năm 1975: làm Phó Ty An Ninh Quân Đội-HN, Nghị Viên Đồng Tỉnh Hậu Nghĩa (70-74 & 74- 78); sau năm 1975: Phụ trách chương tŕnh định cư người tị nạn giáo phận Wichita 1975-1979, công chức Tiểu Bang Kansas 1979 – 2007, có tên trong Ban Biên Tập tạp chí VNTP 1982-2005, phụ trách Bản Tin Yểm Trợ thuộc CT YT.GHCH.VN 1990-1993; thời kỳ LM Ng Đức Việt Châu: làm Chủ Tịch CĐ GSTS VN/HK, kiêm Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN-HK nhiệm kỳ 1989-1993. Đây là bài viết đầu tiên của ông để tham gia Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết.



***


Sau Tết Ất Măo 1975 (11.02.1975) từ tỉnh lẻ Hậu Nghĩa người viết thường có mặt tại Sài g̣n để gặp anh bạn học cùng lớp tại trường CVA từ thời 1954, anh ta tốt nghiệp ban cao học QGHC, giữ chức vụ khá cao tại một cơ quan nọ. Anh bạn này chia sẻ thông tin về một vài viên chức cao cấp như là bộ trưởng này viện cớ đi công tác nước ngoài, tổng giám đốc kia thôi chức để có lư do rời Việt Nam. C̣n phía người viết chia sẻ thông tin quân sự ghi nhận từ cư xá cố vấn Mỹ thuộc Quân Khu 3, tại Biên Ḥa, gần nhà của người viết. Số là trước đây khi c̣n phục vụ trong quân đội, vào dịp Tết Mậu Thân (1968) có lần người viết mời anh bạn cố vấn Ty ANQĐ (nơi người viết làm việc trước đây với chức phó ty) đến nhà người viết dùng cơm trưa vào dịp Tết Mậu Thân. Anh ta nhận lời và cho biết địa chỉ cư ngụ tại cư xá cố Mỹ thuộc Quân Khu 3, tại Ngă Ba vườn Mít, Biên Ḥa. Ngày mồng 1 Tết, VC tổng tấn công, người viết đến cư xá gặp anh bạn cố vấn, anh ta cho hay không được phép rời cư xá v́ bị cấm trại. Dịp này anh ta c̣n nhờ người viết làm thông dịch viên bất đắc dĩ cho một số đơn vị quân đội Mỹ v́ các thông dịch viên thuộc các đơn vị này về nghỉ Tết. Người viết làm công việc " bất đắc dĩ " từ ngày mồng 2 đến trưa ngày mồng 4 Tết, nên người viết giữ mối liên hệ này. Ngoài ra một vài người bạn là sĩ quan cố vấn của tiểu khu, v́ tỉnh lẻ không có nơi giải trí, vào ngày cuối tuần họ thường đến đây, nên người viết hay đến chơi mỗi khi về thăm nhà tại Biên Ḥa.

* Chuẩn bị vượt biên bằng đường biển

Phương án 1- Theo anh bạn học lư giải, ngân sách quốc gia thiếu hụt, lại không thâu được thuế, viện trợ Mỹ cắt giảm, nhất là viện trợ quân sự, t́nh h́nh nguy ngập chỉ c̣n con đường là bỏ nước ra đi, và anh ta cho hay đă chuẩn bị phương án đi Úc định cư bằng thuyền đánh cá khi thuận tiện. Anh bạn học này đứng ra kêu gọi một số bạn bè hùn tiền mua thuyền đánh cá loại lớn và đậu tại bến B́nh Đông. Người th́ lo dầu, gạo, nước ngọt, mua các bao quần áo cũ chất lên mui thuyền. Người viết nhận phụ trách việc xin giấy phép đi ủy lạo nạn nhân chiến cuộc miền Trung tạm trú tại Côn Sơn. V́ quen biết với Chủ tịch HĐ Đô Thành (nhiệm kỳ 70-74 ông ta và người viết có tên trong BĐD NV toàn quốc gồm 14 nghị viên) nhờ ông ta can thiệp, nên được Đô Trưởng Sài G̣n cấp phép đi ủy lạo nạn nhân chiến cuộc tại Côn Sơn, hầu có cớ dễ dàng di chuyển ( thời gian này do ĐT Quách Quỳnh Hà là Đô Trưởng). Nhưng giờ chót lại không đi được bằng đường này v́ không t́m được tài công.

Phương án 2 - Cũng đi Úc nhưng bằng 6 thuyền đánh cá lớn của người chú làm LM từ Phan Rí đă di tản vào Vũng Tàu cùng với khoảng 200 dân cư, cho nên người viết hay đi Vũng Tầu thăm nom.

Tối Ngày 21.4.1975 TT Thiệu đọc diễn văn từ chức, ngày hôm sau (22.4.1975) người viết bàn với mẹ 2 cháu (làm việc tại bệnh viện tỉnh), xin BS Giám đốc bệnh viện nghỉ 1 tuần.

Ngày 23.4.1975 người viết đi Vũng Tàu để coi xem việc chuẩn bị thuyền bè để vượt biển c̣n thiếu những ǵ. Trên đường về khi gần đến Long Thành th́ bị chận đường, nhiều xe bị kẹt tại đây, và có nghe tiếng xúng nổ rải rác từ hướng xa xa. Nằm chờ khoảng hơn nửa giờ, rồi bụng bảo dạ sống chết có số, thế là lái xe dzọt đại.

Khi về đến Biên Ḥa, người viết ghé vào cư xá của các cố vấn Mỹ thuộc Quân Đoàn tại ngă 3 vườn Mít, Biên Ḥa để hỏi t́nh h́nh. Khi vô cư xá th́ gặp lại anh bạn cố vấn cũ của ty ANQĐ thời 1968. Anh ta đến Việt Nam phụ trách sắp xếp việc di tản khu vực Quân Khu 3. Anh ta đồng ư giúp người viết di tản và phone về D.A.O. (Defense Attaché Office) Tân Sơn Nhất cho gia đ́nh người viết di tản theo D.A.O. Người viết theo chỉ dẫn đến gặp Thiếu Tá trưởng pḥng phụ trách việc di tản tại DAO/TSN, và được dặn ḍ đến Hotel Bring chờ sẽ có xe bus đến đón vào phi trường lúc 2 giờ chiều. Nhưng v́ gặp trở ngại không đến điểm hẹn đúng giờ, cho nên các xe bus đến đón sau 2 giờ chiều không cho lên xe v́ người viết và gia đ́nh không có tên trong danh sách, v́ vậy phải nằm chờ lại hotel Bring. Sang ngày thứ 2 không thấy xe bus đến, mặc dầu c̣n một số khoảng 7-8 gia đ́nh chờ ở đây cũng v́ đến sau giờ hẹn. Chờ tại hotel Bring sang ngày thứ 3, là ngày 25.4.1975, cũng không thấy xe bus đến đón nữa, người viết t́m đến D.A.O Tân Sơn Nhất th́ nơi đây đă bị phá tan hoang.

* Lệnh báo hiệu "giờ thứ 25"

Ngày 28.04.1975, người viết quay trở lại tỉnh v́ bà xă hết hạn nghỉ phép, nhưng khi đến ngă tư Hóc Môn th́ bị chặn lại không thể đi tiếp. Nhân viên kiểm soát cho hay hai bên đang đụng độ tại xă Tân Phú Trung thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, giáp ranh với Hóc Môn tỉnh Gia Định. Đang phân vân, không biết nên chờ đợi để về tỉnh, hay quay lại Sài G̣n th́ gặp anh bạn làm việc thâm niên tại US Embassy. Anh bạn này trao cho người viết danh sách 17 địa điểm và cho biết vào "giờ thứ 25" máy bay trực thăng từ đệ Thất hạm đội sẽ đáp xuống 17 địa điểm này để bốc người ra hạm. Anh ta dặn ḍ người viết cần mở đài radio của quân đội Mỹ băng tần FM. Khi nghe đài radio phát thanh bài hát White Christmas và loan báo thời tiết Sài G̣n "nhiệt độ 105 độ và đang gia tăng " tức là lệnh báo hiệu "giờ thứ 25" đă điểm.

Ḍ theo theo danh sách 17 điểm hẹn, người viết chọn số 87 Lê Văn Duyệt (cơ sở USOM), phía đối diện là khách sạn Hoàng Gia. Người viết mướn một pḥng tại khách sạn này, cả gia đ́nh dọn vào để chờ..."giờ thứ 25".

Vô khách sạn lúc hơn 4 giờ chiều, v́ cả ngày chưa ăn ǵ, nên người viết ra phía ngă 6 đầu đường kiếm đồ ăn lót bụng. Đang đứng chờ mua đồ ăn th́ nghe tiếng bom nổ phía trung tâm thành phố, nghĩ bụng chắc là "giờ thứ 25" đă điểm. Về lại khách sạn nghe tiếng nói từ bộ-đàm xe môtô cảnh sát công lộ đang đậu tại sân khách sạn phát ra, nhờ đó người viết biết t́nh h́nh toàn thành phố Sài g̣n.

Khoảng 4 giờ sáng ngày 29.04.1975, nghe thấy nhiều tiếng nổ, người viết lên sân thượng khách sạn quan sát (khách sạn này có khoảng 9-10 tầng) thấy đỏ lửa tứ phía, người viết bèn trở lại pḥng ngủ nói bă xă đánh thức 2 thằng con dậy và mỗi người mặc 2 bộ đồ v́ có thể sẽ không mang theo hành lư, rồi quay trở lại sân thượng khách sạn quan sát tiếp.

Vào lúc 5 giờ 10 phút, thấy một chiếc chinook của KQVN đáp xuống sân ga xe lửa phía đường Lê Lai, phía đối diện cách khách sạn không xa. Người viết trở lại pḥng và cả gia đ́nh lên xe phóng đến cổng sắt phía đường Lê Lai. Cửa sắt này khóa nhưng bản lề của cửa sắt v́ mục, cánh cổng bị xệ xuống. Người viết kéo mạnh cánh cổng sắt cho rộng thêm, cả gia đ́nh lách vào trong sân ga, chạy thẳng đến đuôi chiếc Chinook đang đậu sẵn. Đến nơi có anh quân nhân đứng chờ phía sau cứ tưởng là người nhà của Đại úy phi công trưởng, kéo gia đ́nh người viết lên, và khoảng 4-5 phút sau, 19 người gia đ́nh Đ/u phi công trưởng mới đến nơi, sau đó máy bay trực chỉ hướng Vũng Tàu.

Vào khoảng 7 giờ 20 phút sáng ngày 29.4.1975, máy bay trực thăng Chinook đáp xuống hạm và tất cả rời máy bay. Sau khi bị xịt thuốc khử trùng, và khám xét từng người trong đoàn xem có mang các vật dụng cấm kỵ, cả toán gần 30 người được cho vào câu lạc bộ ăn sáng, sau đó di chuyển xuống các khoang tàu nghỉ ngơi, c̣n chiếc Chinook của KQVN th́ bị đẩy xuống biển. Đến giờ ăn trưa được cho đến câu lạc bộ, khi đang ăn th́ có lệnh báo động, tất cả phải di chuyển về khoang tàu và bị cấm di chuyển, người viết nghĩ bụng chắc là "giờ thứ 25" đă điểm.

Khoảng 1 giờ chiều các trực thăng chở người từ Sài g̣n đáp xuống chiến hạm. Khoảng 5 giờ chiều tất cả toán chúng tôi đến buổi sáng, cùng với những người đến ban chiều, mỗi người được phát một hộp đồ ăn tại chỗ, không c̣n được đến câu lạc bộ như ban sáng.

Khoảng 10 giờ đêm ngày 29.4.1975, tất cả di chuyển sang tàu buôn có tên là Kimbro. Về vụ xịt thuốc sau khi rời trực thăng, người viết nhớ lại cảnh tượng vào năm 1954, trước khi xuống tàu há mồm di cư vào miền Nam tại cảng Hải Pḥng cũng bị xịt thuốc.

* Trại tạm cư Orote Point tại đảo Guam

Tàu Kimbro đậu ngoài khơi Vũng tàu khoảng 2 ngày để vớt các thuyền nhân trên các thuyền đánh cá từ Vũng Tàu và đón thêm người trên hai chiếc xà lan từ Tân Cảng ra. Ngày 4.05.1975 , tầu cập cảng Subic Bay, gia đ́nh người viết lên bờ, vô trong khu tiếp cư tắm rửa, ăn uống, sau đó lên phi cơ quân sự và đến đảo Guam sáng sớm ngày 5.5.1975. Một người cùng lều đến trước ở lại trại chờ người thân đi tầu thủy đến sau, chia sẻ với người viết về sinh hoạt của trại, anh ta cho hay việc xếp hàng làm thủ tục vào đất liền phải mất cả ngày trời. V́ vậy mặc dù mệt mỏi v́ thiếu ngủ, người viết và cháu lớn 5 tuổi đến khu vực làm giấy tờ xếp hàng chờ đợi. Số người xếp hàng quá dài nên hai cha con người viết thay nhau một khi cần đi nhà vệ sinh, hoặc cháu bé xếp hàng để người viết đi nhận khẩu phần ăn cho cả gia đ́nh.

* Đến trại tạm cư Camp Pendleton tại Nam Cali
Vào ngày 8 tháng 5 Năm 1975 người viết và gia đ́nh nhập trại tạm cư tại Camp Pendleton, bang California. Sau khi làm thủ tục nhập trại người viết cùng vợ và 2 con được xếp vô một lều nhà binh thuộc trại 4, đă có sẵn giường nhà binh loại gấp, cùng với mền, khăn lau mặt, và bàn chải, kem đánh răng. Mỗi người được phát một áo ấm nhà binh, người lớn hay trẻ em đều được phát áo lạnh đều cùng một cỡ, nên các em bé mặc áo lạnh dài chạm mặt đất

Trại tạm cư này có tổng cộng 8 trại, mỗi trại có một nhà ăn do các quân nhân Thủy Quân Lục Chiến Mỹ phục vụ. Ngày 3 bữa: sáng, trưa và chiều, bữa ăn hôm nào mà nhà bếp cung cấp khẩu phần cá th́ ít người xếp hàng thư thả lấy sau, c̣n bữa nào phát khẩu phần thịt gà, th́ xếp hàng dài hơn, xếp hàng dài nhất là bữa ăn hôm đó nhà bếp cung cấp khẩu phần thịt ḅ. Phôto logo bài viết phía trên về cảnh xếp hàng dài, chắc là hôm đó nhà bếp cung cấp khẩu phần thịt ḅ.

Tất cả các người tị nạn đều chờ đợi người bảo trợ từ nhiều tiểu bang gọi đến. Thường th́ các gia đ́nh, xứ đạo, hay xí nghiệp hay nông trại nhận một hay hai gia đ́nh, có nơi bảo trợ 500 người như tiểu bang Washington, ai muốn đi đến tiểu bang này th́ ghi danh.

Gia đ́nh người viết 4 người được một xứ đạo thuộc thành phố Wichita, tiểu bang Kansas bảo trợ và rời trại Camp Pendleton ngày 23 tháng 6 năm 1975. Khi rời trại phải nộp lại áo ấm nhà binh và nhận lại một áo ấm dân sự.

* Cuộc sống những ngày đầu tại miền đất mới

Trong 3 tháng đầu khi mới đến, người viết được trao cho công việc không tên tại Trung Tâm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Perpetual Help Center - PHC), trung tâm tâm này thuôc xứ đạo bảo trợ gia đính người viết. Công việc đa phần là phụ việc cho bà thư kư Trung Tâm từ việc quay roneo các bulletin của một số xứ đạo, và phục vụ các bữa ăn trưa trong chương tŕnh hotmeal cho người già do cơ quan Hồng Thập Tự cung cấp tại 3 trung tâm (ngoài trung tâm PHC c̣n 2 trung tâm khác). Sau hai tuần người viết lấy bằng lái xe và phía Hồng Thập Tự cho mượn xe để người viết chuyên chở các phẩm vật, tiện lợi cho việc chạy đi chạy lại tại 3 trung tâm và phục vụ bữa ăn trưa cho người già.

Vào cuối tháng 8 năm 1975, hăng MBPXL (mổ ḅ xẻ thịt) bảo trợ khoảng hơn 30 người toàn là thành phần cựu quân nhân, cư ngụ tại khu chung cư tại trung tâm thành phố, mỗi người một căn riêng. Có khoảng 7- 8 người c̣n độc thân, và khoảng 20 người đă lập gia đ́nh, nhưng tất cả vợ con đều kẹt lại Việt Nam, một vài người có gia đ́nh th́ hăng cho ở nhà loại có nhiều pḥng tại khu vực khác. Buổi sáng hăng MBPXL chuyên chở số anh em này đến hăng làm việc, khi tan sở hăng chở về lại chung cư. Đa số làm tạm dịch, quét dọn, xếp thịt vô thùng. Hăng MBPXL không cho các người tị nạn mới đến lên thớt cầm dao xẻ thịt, với lư do người Việt không khoẻ và chiều cao thấp hơn người gốc Mễ và Mỹ. Trong số này người viết gặp lại một vị cựu quận trưởng, trước đây làm việc cùng tỉnh với người viết. Nhờ có nhóm người đến sau này, mà vào ngày cuối tuần người viết thường đến đây họp mặt chuyện tṛ, ăn uống cho đỡ nhớ Việt Nam.

V́ số người tạm trú tại 4 trại tị nạn Mỹ c̣n đông, trong khi đó số gia đ́nh người Mỹ, nhà thờ Mỹ, hoặc các xí nghiệp nhận bảo trợ các gia đ́nh người tị nạn giảm dần, cho nên USCC trung ương yêu cầu các giáo phận trên toàn quốc đứng ra đón nhận định cư người tị nạn. Bởi lư do này kể từ ngày 1.10.1975 người viết đảm nhận công việc định cư người ti nạn Đông Dương thuộc giáo phận Wichita, và c̣n đón nhận một số gia đ́nh người tị nạn thuộc các hội thiện nguyện khác, như HIAS (Do Thái) hoặc CWS (tin lành).

* Công việc định cư người tị nạn
Người viết được cấp văn pḥng trong trụ sở Cơ Quan Bác Aí Công Giáo của giáo phận tại trung tâm thành phố, và để tiện lợi cho công việc định cư, cơ quan Hồng Thập Tự vẫn cho người viết dùng chiếc xe van để làm phương tiện hoạt động. Công việc định cư bao gồm các việc như đón người tị nạn từ phi trường, t́m kiếm nhà cửa, đồ dùng trong nhà và t́m kiếm việc làm cho người tị nạn.

Cả 3 cơ quan USCC, HIAS và CWS đều yêu cầu hạn chế người tị nạn xin trợ cấp welfare. Vào thời gian này nhiều nhà cho thuê không trang bị đồ dùng cơ bản như bộ bàn ăn, giường nằm. Một số nhà c̣n thiếu cả bếp, tủ lạnh, và máy lạnh. Riêng máy sưởi th́ nhà nào cũng đều có.

Để giải quyết vấn đề thiếu đồ dùng trong nhà, người viết nhờ bà phụ trách pḥng tiếp tân và trực điện thoại tại cơ quan, gửi thư đến các xứ đạo trong phạm vi thành phố, nhờ loan tải thông tin trên các bulletin hàng tuần của các nhà thờ Công giáo, để xin các giáo dân nếu ai có bàn ghế, giường, nệm, tủ lạnh, bếp cũ, nồi niêu, chén bát, quần áo ấm mùa đông cho trẻ em và người lớn, bỏ đi không xài th́ có thể mang đến cơ quan. Trường hợp không thể chuyên chở đến văn pḥng, th́ cơ quan sẽ cử người đến nhận, để trao lại cho người tị nạn mới đến.

* Nhóm "độc thân tại chỗ" khoảng 20 người

Như đă viết trên, ngày cuối tuần được nghỉ, người viết thường đến đây ăn nhậu, chuyện tṛ, trao đổi về cuộc sống khó khăn, chia sẻ những ước nguyện nơi xứ người...V́ mới đến không có phương tiện đi lại, nhóm anh em này đặt ra nhiều câu hỏi nhờ người viết đi t́m hiểu. Chẳng hạn như muốn học Anh ngữ vào ban tối sau giờ làm việc, có nơi nào dạy không - muốn học nghề để t́m việc làm thích hợp th́ học ở đâu, trường dạy nghề có tốn tiền hay không - 4 hăng máy bay trả lương cao điều kiện xin vào làm đ̣i hỏi những ǵ - ( tại tp Wichita thời gian này có 4 hăng sản xuất máy bay là: Lear Jeat, Cessna, Beech Craft , 3 hăng này sản xuất nguyên chiếc, c̣n Boeing sản xuất một số bộ phận của một số loại Boeing) và hầu hết nhóm 20 người " độc thân tại chỗ" này đều muốn biết luật lệ của Mỹ về việc đón vợ con qua đoàn tụ.

Người viết hứa sẽ đi t́m hiểu, tuy nhiên người viết cũng chia sẻ ư kiến riêng với số anh em này rằng: vấn đề cấp thiết hiện nay là vận động làm sao để hăng MBPXL cho một số người cầm dao xẻ thịt ḅ, để có nhiều việc làm cho người đến sau. Trong khi hiện nay các anh đang làm công việc, lương lại thấp hơn người cầm dao và hăng tuyển rất ít người làm việc loại này.

Một khi có nhiều việc làm, lúc đó sẽ lôi kéo được nhiều người về Wichita sinh sống, có số đông dân cư, th́ mới hy vọng có nhiều người tiếp tay vào cuộc vận động cho các nguyện vọng đă nêu ra, v́ vấn đề xin đoàn tụ thuộc phạm vi trách nhiệm của chính quyền Liên Bang, cư dân của một thành phố, hay một tiểu bang chắc là khó với tới...

Đầu tháng 12.1975 một số anh em trong nhóm này đă mua được xe, tự lái xe đi làm, và người viết thông báo một số việc mà anh em nhờ t́m hiểu…
Học Anh ngữ tại Trung Tâm PHC ( nơi người viết làm việc trước đây), các bà sơ đồng ư sẽ mở lớp học Anh ngữ cho người tị nạn vào ban ngày, đồng thời mở thêm lớp học GED cho ai đă có khả năng mà muốn lấy chứng chỉ trung học để học Đại học cũng vào ban ngày, không mở lớp ban tối, lư do v́ các bà sơ đă quen làm việc vào ban ngày, e ngại khi dậy học vào ban tối, nhất là chưa quen làm việc với người gốc Á châu.

Việc xin bảo lănh vợ con, phía social worker của cơ quan Bác Ái Công Giáo cho hay hiện tại không có luật lệ bảo lănh áp dụng cho người tị nạn mang qui chế parolee (người tị nạn 1975 đều được cấp thẻ I.94 mang hàng chữ parolee).

Việc học nghề chỉ có lớp ban ngày không có lớp ban tối dạy rất nhiều nghành nghề, người viết trao ra những brochures của trường votech từng ngành học cho anh em để nghiên cứu, và brochures các trạm xe bus, lịch tŕnh, giờ giấc để anh em biết qua.

Vào hạ tuần tháng 12.1975, tại cuộc gặp mặt cuối tuần với nhóm 20 người " độc thân tại chỗ", người viết chia sẻ về con số người tị nạn người Việt định cư tại Wichita tính đến ngày 20.12.1975 mới có 274 người (bao gồm người già và trẻ em, kể cả một số gia đ́nh bên Lutheran Social Services bảo trợ). Và ngày này cũng là ngày đóng cửa trại tạm cư cuối cùng trên đất Mỹ (trại Fort Chaffee, bang Arkansas). Nhờ có bia, rượu, người viết mạnh miệng lên tiếng...: Nếu như các anh được lên thớt th́ sẽ có nhiều người được nhận vào, sẽ có nhiều người đến Wichita định cư, một khi có đông người tham gia, mới dễ dàng vận động các việc như vận động xin vô thường trú để xin vào làm tại các hăng máy bay, lương cao hơn... hay muốn xin cho vợ con các anh đến Mỹ đoàn tụ th́ cần nhiều người, nhiều nơi tiếp tay. V́ "nhiều tay mới vỗ nên kêu " và v́ "con không khóc, mẹ không cho bú" ngôn từ này tuy phát xuất từ Việt Nam nhưng nước Mỹ cũng có câu nói tương tự "squeaking wheel gets the oil" bánh xe không quay không lấy được dầu.

Một vài người trong nhóm hoài nghi về ư kiến của người viết, cho rằng chỉ là để an ủi... Người viết trả lời rằng, chuyện nghi ngờ là chuyện thường t́nh, v́ sau chiến tranh niềm tin của người Việt đă bị thui chột, không tin vào các lời nói suông, không tin vào các lời hứa hẹn "ba ḅ chín trâu", và may ra... chỉ tin khi nh́n thấy việc làm thực tế, cụ thể trước mắt mà thôi.

Anh HVH trong nhóm 20 người " độc thân tại chỗ" như đă viết, trước đây từng là quận trưởng một quận cùng tỉnh với người viết lên tiếng giới thiệu việc làm của người viết trước đây tại tỉnh HN với anh em, là một dân cử gốc nhà binh, đă có kinh nghiệm vận động dân chúng trong quá khứ, từ dự án đào kinh tại làng Việt kiều Cao Miên hồi hương tại Củ Chi, đến dự án đưa dân về bên kia sông Vàm Cỏ Đông canh tác tại khu ruộng đất bỏ hoang v́ chiến tranh từ năm 1963.

* "Gơ cửa nhà quan"

Trước lễ Giáng Sinh 1975 khoảng ít ngày, người viết xin LM Giám Đốc Cơ quan Bác Ái viết thiệp chúc Giáng sinh gửi đến trưởng pḥng nhân viên của hăng MBPXL là Mr. Cunningham. Ngoài lời chúc c̣n gửi lời cảm ơn ban giám đốc đă nhận nhiều người Việt vào làm việc tại hăng. Người viết cầm thiệp chúc đến xin gặp ông Trưởng pḥng Nhân viên. Người viết trao thiệp chúc Noel cho nhân viên tại pḥng tiếp tân, và nhờ trao cho ông Trưởng pḥng và nêu ư kiến muốn xin gặp mặt, sau đó ông ta đồng ư gặp người viết.

Nhân dịp này người viết đề nghị ông ta cho một số người cao, to lên thớt (cầm dao xẻ thịt), nếu không được th́ cho họ trở về làm công việc cũ, có thể th́ cho họ làm giấy cam kết nếu có tai nạn xảy ra th́ sẽ không thưa kiện hăng, v́ c̣n rất nhiều người tị nạn muốn xin làm việc tại hăng này.

Vào ngày cuối tuần sau lễ Giáng Sinh, người viết đến gặp nhóm "độc thân tại chỗ", kể lại câu chuyện đến gặp ông Cunningham cho nhóm anh em này nghe... Sau đó nhân ngày đầu năm, nhóm anh HVH và một vài người khác đến gặp ban giám đốc hăng để xin cho một số người được cầm dao. Ít lâu sau th́ hăng chấp thuận cho người tị nạn lên thớt cầm dao, và từ đó hăng nhận thêm nhiều người Việt.

* Họp mặt Tết đầu tiên của người tị nạn tại tp Wichita

Việc tổ chức Tết Bính Th́n 1976 người viết cũng đem ra thảo luận với anh em nhóm này, và nhờ một số anh em tiếp tay trong việc tổ chức. Một vài người trong nhóm khuyên không nên tổ chức Tết, v́ thấy người khác có đầy đủ vợ con đến dự th́ sẽ đau khổ thêm...

Người viết lại phải " biện giải " rằng.... trước khi phát động cuộc vận động lớn, hăy thử làm cuộc vận động nhỏ là tổ chức Tết Bính Th́n, qua việc tổ chức Tết đầu tiên tại Wichita, để biết xem liệu người tị nạn Việt Nam có sốt sắng tham gia, và có bao nhiêu người đến chung vui. Người viết phác họa chương tŕnh để mời anh em góp ư kiến và nhờ tiếp tay vào việc tổ chức Tết.

Thành phần tham dự sẽ mời đồng bào và gia đ́nh Mỹ bảo trợ cư ngụ khắp tiểu bang về tham dự với "covered- dish" đủ cho gia đ́nh và người bảo trợ (nhờ bảo trợ lái xe về tham dự).

Về khách mời th́ sẽ mời bà Thị Trưởng thành phố, mời người phụ trách chương tŕnh định cư thuộc giáo phân Dodge City, Salina, mục sư phụ trách định cư cơ quan Lutheran Social Services, viên chức sở welfare, viên chức sở Lao Động thành phố, và một số bạn bè bên Red Cross và kư giả bên tờ Wichita Eagle-Beacon tại địa phương.

Về ẩm thực, cơ quan Bác Ái Công Giáo cung cấp gà chiên, bột khoai tây nấu, bia và nước ngọt uống miễn phí. Trường hợp các anh tham dự, v́ các anh trong t́nh trạng độc thân, không cần mang theo ǵ cả, v́ người viết đă nhờ được hơn chục chị em có chồng là người Mỹ sinh sống ở đây đă lâu, sẽ cung cấp thêm thực phẩm dành cho khách mời, và c̣n phụ người viết trong việc tiếp tân.
Ngày Tết Bính Th́n 1976 số người tham dự rất đông, nhân cơ hội này người viết lên tiếng thông báo ai muốn tái định cư tại Wichita th́ xin liên lạc về văn pḥng để người viết tiện bề sắp xếp, từ việc mướn nhà cửa, t́m kiếm đồ dùng trong nhà, và t́m kiếm việc làm.(Như đă viết trên, tính đến 20.12.1975, số người tị nạn tại Wichita chỉ có 274 người. Dân cư của thành phố Wichita tính đến 01.01.1976 là 304 ngàn người. Hiện nay năm 2021 là 531 ngàn người).

* Nhận định cư người tị nạn tại Thái Lan.

Sau ngày Tết Bính Th́n 1976 số người ngỏ ư muốn rời bỏ bảo trợ khá đông và với lư do là người bảo trợ bắt làm việc nhiều, người th́ nói việc nông trại không phù hợp, người th́ cho hay sống tại tỉnh lẻ, không có người đồng hương buồn quá. Ngoài ra, vào đầu năm 1976, cơ quan USCC trung ương thông báo việc Mỹ nhận định cư người tị nạn đang tạm cư tại các trại tị nạn tại Thái Lan. (4 trại tạm cư tại Mỹ: Camp Pendleton, California,- Eglin Air Force Base, Florida, - Fort Indiantown Gap, Pennsylvania 3 trại này đóng cửa trại ít ngày trước, và ngày 20.12.1975 là ngày chót đóng cửa trại Fort Chaffee, Arkansas.) - Số là, sau khi CSVN tiến chiếm Miền Nam ngày 30.04.1975, phía CSBV đưa quân qua Lào, cùng với lực lượng Pathet Lào lật đổ chính quyền Hoàng Gia Lào. Cho nên một số người bỏ chạy sang Thái Lan, ngoài số người Lào, c̣n có số người Hmong, dưới trướng của Tướng Vang Pao và một số người Việt sống tại Lào cùng với một số người Việt tại Việt Nam vượt biên sau ngày 30.4.1975 tạm trú tại Thái Lan cũng được nhận cho định cư tại Mỹ.

Một số anh em trong nhóm 20 người nhờ người viết tiếp tay trong việc t́m kiếm nhà ở và đồ dùng cần thiết cho bạn bè tại các tiểu bang khác muốn về Wichita cư ngụ, việc làm th́ phía hăng MBPXL hứa nhận cho họ vô làm việc tại hăng này. Người viết đồng ư tiếp tay t́m kiêm nhà cửa giúp cho bạn bè người thân quen của nhóm này, kể cả việc ra phi trường đón rước.

* "Quảng cáo" trên báo Mỹ về khả năng làm việc của người tị nạn

Gần đến ngày 30.4.1976, kỷ niệm một năm ngày bỏ nước ra đi, nhất là để dễ dàng t́m kiếm việc làm cho người tj nạn tại hăng xưởng trong thành phố , người viết đến gặp phóng viên Barnett báo Wichita Eagle-Beacon ( đă giúp viết bài về Tết, kèm phía dưới), nhờ anh Barnett đến phỏng vấn trưởng pḥng nhân viên hăng MBPXL và phổ biến trên mặt báo các nhận xét về khả năng làm việc của người tị nạn Việt Nam trong hăng. Người viết chia sẻ với anh phóng viên Barnett về các khó khăn trong công tác t́m kiếm việc làm cho người tị nạn, bởi các chủ nhân chưa sẵn sàng nhận người tị nạn, c̣n nhiều hoài nghi về khả năng làm việc của người tị nạn đến từ châu Á, trong khi đó th́ cơ quan trung ương không muốn cho người tị nạn nhận trợ cấp Welfare. C̣n về phía người tị nạn chúng tôi, không muốn nhận trợ cấp xă hội mà chỉ muốn đi làm, họ chấp nhận làm over time, chấp nhận làm cả ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật. Người tị nạn chúng tôi rất thông minh, chỉ nh́n qua là bắt chước làm được ngay. Có nghĩa là người viết ca bài "con cá nó sống v́ nước"... để mong được sự tiếp tay từ phía báo chí Mỹ hầu tạo dư luận tốt về người tị nạn.

Về phía các bà sơ thuộc Trung Tâm PHC, sau một thời gian làm quen với người tị nạn, đồng ư xin mở lớp học dạy tiếng Anh - và dạy luyện thi GED cho một số người có nhu cầu sau giờ hành chính .

V́ số người đến từ Thái Lan lên cao, để dễ dàng trong việc t́m việc làm, người viết gặp viên chức sở Lao Động để biết các loại công việc tại các hăng máy bay, và tên cùng địa chỉ một số hăng cần người lao động chân tay, không đ̣i điều kiện chuyên môn. Ông ta chia sẻ việc làm tại hăng may bay, như xử dụng các loại máy cắt, khoan, tiện hoặc kém lương, thời gian huấn luyện ngắn hơn th́ làm sheet metal worker. Ông ta cho hay việc làm tại các hăng máy bay th́ chưa được v́ cần có bằng hay chứng chỉ nghề chuyên môn, nhất là phải có thẻ thường trú th́ mới được vào làm việc tại các hăng này. Ông ta trao cho danh sách một số hăng xưởng không đ̣i điều kiện chuyên môn.

Cuối năm 1976 hăng MBPXL mở "ca hai" làm từ chiều đến khuya, việc nhận người vô làm dễ dàng hơn, họ cho người mới vô làm công việc cắt thịt ngay, nên lương cao, thời gian này số người làm việc tại hăng MBPXL đă có con số gần 200 người Việt tị nạn. Về số người tham dự lớp học Anh ngữ tại PHC đông hơn, v́ có thêm lớp học vào ban tối. Một số người khá Anh ngữ học điều hành máy tiện, máy cắt, học lớp sheet metal tại trường votech vào ban sáng, ban chiều th́ đi làm cho hăng MBPXL, hoặc ngược lại.

Đào Văn


All times are GMT. The time now is 10:51.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04910 seconds with 8 queries