VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=88)
-   -   Hội chứng kém hấp thu (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1626908)

florida80 05-18-2022 01:23

Hội chứng kém hấp thu
 
1 Attachment(s)
Trẻ mắc hội chứng kém hấp thu sẽ dễ đối mặt với nhiều bệnh lư như c̣i cọc, chậm tăng cân, chiều cao, suy giảm miễn dịch, chậm phát triển trí năo.

Hội chứng kém hấp thu là t́nh trạng cơ thể gặp khó khăn hay "thất bại" trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thức ăn trong quá tŕnh tiêu hóa. Hội chứng kém hấp thu có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, cả trẻ em, người lớn, thường gặp nhất là ở trẻ tuổi ăn dặm, dưới 5 tuổi.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Đỗ Uyên - Bác sĩ trưởng Nutrihome Hoàng Văn Thụ, Hệ thống Pḥng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết: "Hội chứng kém hấp thu nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, có thể khiến trẻ chậm phát triển thể chất, trí năo, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm".

Chậm tăng cân, mệt mỏi là những biểu hiện thường thấy khi trẻ mắc hội chứng kém hấp thu.

Theo bác sĩ Uyên, ghi nhận tại Hệ thống Pḥng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho thấy, có đến 45% trẻ em đến khám dinh dưỡng gặp phải t́nh trạng kém hấp thu ở các mức độ khác nhau.

Nhận biết t́nh trạng kém hấp thu ở trẻ em

Bác sĩ Uyên thông tin, đối với trẻ nhỏ chỉ dùng sữa là thức ăn chính, có thể nhận biết hội chứng kém hấp thu thông qua biểu hiện không dung nạp sữa. Trẻ thường thiếu men lactose nên không hấp thụ được đường lactose và dị ứng đạm sữa ḅ, dẫn đến t́nh trạng táo bón, đầy bụng, trẻ tiêu phân lỏng, mùi tanh...

Với trẻ lớn hơn, bố mẹ quan sát trong bồn cầu có váng nổi trên mặt nước do mỡ không hấp thu, trẻ có xu hướng biếng ăn hoặc không thèm ăn, trẻ xanh xao, ốm yếu và rất thường xuyên đau chướng bụng. Triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng kém hấp thu là tiêu chảy, có thể kéo dài nhiều ngày, tuy nhiên không phải xảy ra ở tất cả các trường hợp.

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến t́nh trạng kém hấp thu ở trẻ. Bố mẹ cho trẻ ăn nhiều chất sinh năng lượng như bột đường, chất đạm, chất béo nhưng ít vitamin, khoáng chất dẫn đến mất cân đối, rối loạn tiêu hóa và cuối cùng là kém hấp thu.

Đặc biệt, trẻ dưới 12 tháng, hệ tiêu hóa c̣n non nớt, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc cung cấp thức ăn không phù hợp với cơ thể rất có thể phá vỡ sự cân bằng sức khỏe đường ruột.

Ngoài ra, thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh mà không có sự tư vấn của bác sĩ cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng kém hấp thu. T́nh trạng này làm rối loạn hệ cư trú của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn đến trẻ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa.

Cải thiện hội chứng kém hấp thu

Theo bác sĩ Uyên, trong quá tŕnh chăm sóc trẻ, bố mẹ cần theo dơi sát sao để nhận biết biểu hiện kém hấp thu của trẻ càng sớm càng tốt để có thể can thiệp và xử trí kịp thời. Một số biện pháp dưới đây có thể giúp bố mẹ điều chỉnh t́nh trạng kém hấp thu của trẻ:

Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, béo với số lượng vừa phải. Nên chế biến thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ.

Nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.

Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không nạp quá nhiều thức ăn trong mỗi bữa v́ có thể dẫn đến giảm nhu động và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, hấp thu của ruột.

Uống đủ nước, bổ sung vitamin và khoáng chất theo đúng nhu cầu cơ thể trẻ cần theo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Xổ giun định kỳ cho trẻ, 6 tháng một lần đối với trẻ trên 24 tháng.

Khuyến khích trẻ vận động, tham gia các hoạt động thể chất để tăng sự co bóp của ruột giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng quá tŕnh tiêu hóa, hấp thu thức ăn.

Sau thời gian dùng thuốc kháng sinh, mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua và dùng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, cải thiện t́nh trạng đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu.

Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: mỗi khi thay đổi loại thức ăn mới, mẹ nên cho bé ăn lượng ít một rồi tăng dần để bé quen. Nếu trẻ có biểu hiện kém hấp thu th́ tạm ngừng rồi thử lại sau.

Một trong những lo lắng thường gặp của phụ huynh là lo sợ trẻ không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng khi bị kém hấp thu, nhất là các vitamin và khoáng chất. Do đó, nhiều phụ huynh tự ư mua, bổ sung vi chất cho con. "Điều này có thể gây nguy hiểm v́ nếu không có sự thăm khám và xét nghiệm cụ thể, bố mẹ rất khó biết được chính xác trẻ đang thiếu hay thừa vi chất ǵ. Bổ sung tùy tiện có thể đem đến tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ", bác sĩ Uyên đưa ra lời khuyên.


All times are GMT. The time now is 22:20.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04263 seconds with 8 queries