VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Breaking News | Tin Sốt (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=40)
-   -   USA Không ngờ CSVN lại "ca ngợi" Chế Linh, chê bai Khánh Ly, nguyên nhân? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1646438)

Gibbs 07-01-2022 02:34

Không ngờ CSVN lại "ca ngợi" Chế Linh, chê bai Khánh Ly, nguyên nhân?
 
1 Attachment(s)
Trước làn sóng phản đối nhà cầm quyền cấm đoán bài hát VNCH th́ Hà Nội lại ca ngợi một ca sĩ "phản động" khác, ca sĩ Chế Linh.

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1656642822

Nguyên nhân CSVN ca ngợi ca sĩ Chế Linh được CSVN tŕnh bày như sau:
Chế Linh, một sao ca nhạc không hề kém Khánh Ly, xét về mặt nổi tiếng cộm cán trong giới nhạc vàng và chống Cộng có khi c̣n hơn cả Khánh Ly. Ông ta cũng đă không ít lần về Việt Nam hát, và cũng chả hiếm lần ông bị Sở Văn hóa stop biểu diễn, nhưng Chế Linh khác Khánh Ly ở chỗ ông luôn có tinh thần cầu thị, ông sẵn sàng đổi lời bài hát sao cho nó hợp với hoàn cảnh và thời điểm.
Chế Linh từng bộc bạch "khi tôi ra đi, tôi mất tất cả, nên lúc đó tôi thù hận chế độ là đương nhiên, nhưng rồi ai cũng có cuội có nguồn, tôi phải về, về với quê hương về với khán giả và khi về rồi tôi mới nhận ra tôi có nhiều sự thù hằn vô lư với nhà nước".
Và để hợp với tinh thần ḥa hợp dân tộc, không ít lần ông đổi lời bài hát. Ví dụ như trong ca khúc "Nó" ông đă đổi câu "miền bắc điêu tàn" thành "cuộc chiến điêu tàn". Trong bài "phố đêm" ông đổi câu "người chiến binh xa nhà mà vẫn luôn yêu đời" thành "người lữ khách xa nhà mà vẫn luôn yêu đời". Nhưng nổi tiếng nhất là bài "Thương Hận" khi ông bỏ hẳn câu hát "có phơi xác giặc xóa hận em cười" thành "có ai đốt hết lá rừng cuối trời". Và không chỉ Chế Linh, mà Tuấn Vũ cũng không ít lần thay lời bài hát cho hợp hoàn cảnh.
Nhà nước tạo điều kiện cho các ca sỹ hải ngoại quay đầu là bờ trở về quê hương, th́ là con người cơ bản chứ đừng nói là nghệ sỹ cũng nên biết điều một tí.


KHI LỊCH SỬ BỊ XUYÊN TẠC BỞI MỘT CA SĨ HẢI NGOẠI VÀ MỘT ĐÁM NGƯỜI VÔ TRÁCH NHIỆM
Nếu bạn lướt mạng những ngày này sẽ biết thông tin ca sĩ Khánh Ly trở về Việt Nam sau hơn 40 năm. Dành cho những ai chưa biết, bà cùng với Đan Nguyên là hai ca sĩ có thái độ chống chính quyền rất cực đoan, từng tuyên bố sắt đá rằng: "C̣n cộng sản th́ không về Việt Nam", đứng giữa Little Sài G̣n tuyên bố không bao giờ trở về Việt Nam kiếm tiền rồi lương tâm chống cộng luôn chảy trong máu tôi…
Thực ra, những ǵ mà người ta nói nhiều khi chẳng giống như những ǵ người ta làm. Nhưng dĩ nhiên, lịch sử đă qua rồi và nếu như biết ăn năn, hối cải, biết đặt lại quá khứ hồi trước rồi về Việt Nam cống hiến, th́ cũng chẳng có chính quyền nào làm khó làm ǵ. Như bao nhiêu trường hợp khác, im lặng và cống hiến…
Nhưng Khánh Ly vẫn ngang nhiên đứng hát giữa Đà Lạt bài Gia Tài Của Mẹ - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với đoạn “20 năm nội chiến từng ngày”. Theo thông tin từ khán thính giả cho rằng buổi biểu diễn và các tiết mục trong chương tŕnh đă được duyệt bởi cơ quan chức năng.
Tiếp nữa, Khánh Ly sẽ diễn bài hát này ở tour xuyên Việt trải dài mấy chục tỉnh thành. Điều này có khác ǵ hạ thấp lịch sử Việt Nam hay không? Đặc biệt, tháng tới c̣n là tháng của sự tri ân, tháng của hai ngày lễ gắn chặt với lịch sử dân tộc là Ngày Thương binh liệt sĩ (27/07) và Ngày Truyền Thống Lực Lượng Thanh Niên Xung Phong Việt Nam (15/7). Trong khi chúng ta đang nỗ lực bảo vệ lịch sử hàng ngày, th́ có những con người luôn muốn phá tan điều đó.
Nội chiến nào ở đây? Chỉ có cuộc kháng chiến của dân tộc. Nếu nói quốc tế, th́ có thể châm chước bằng “Chiến tranh Việt Nam” hoặc Vietnam War, chứ tuyệt đối không có “nội chiến hai miền” hay ǵ cả. Trở về Việt Nam với một tâm thế phi chính trị mà lại cứ ráng nhồi nhét chính trị vào làm cái ǵ?
Khánh Ly trở về Việt Nam th́ hăy tập trung hát những ca khúc đúng nghĩa nghệ thuật và đừng đụng chạm ǵ đến lịch sử. Nhà nước đă tạo điều kiện cho bà về, gác lại quá khứ, chấp nhận cho bà về kiếm tiền th́ hăy trân trọng chứ đừng có bấm nút “tự hủy” và cố tuyên truyền chính trị cho người dân.
Nếu ai nói rằng nghệ thuật và âm nhạc không liên quan ǵ đến chính trị. Hăy nhớ lại những ǵ mà phương Tây đă làm với nghệ thuật và âm nhạc Nga - cấm chứ c̣n ǵ nữa. Và hăy nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”. Nhưng xem ra cái mặt trận ấy, bây giờ đang dẫn bị một đám người vô sĩ đá tung đi rồi…
Liệu cơ quan chức năng nào, ai đă cấp phép cho một buổi biểu diễn xúc phạm lịch sử như thế? Liệu Khánh Ly có nên biết rằng, đây là Việt Nam, là nơi lịch sử được giữ ǵn, là nơi có hàng triệu người ngă xuống v́ Tổ Quốc, là nơi là người Việt Nam đoàn kết đánh ngoại bang chứ không bao giờ là nội chiến.


KHÔNG NÊN ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM.
Trong ca khúc "Gia Tài của Mẹ" do TCS sáng tác năm 1965, trong đó có câu "hai mươi năm nội chiến từng ngày". TCS tiên đoán rất giỏi, v́ ở giữa năm 1965 mà ông đă biết chiến tranh kết thúc vào năm 1975, nên ông mới viết ( hai mươi năm nội chiến từng ngày 1955-1975).

Nội chiến là ǵ? Đó là, trong 1 quốc gia, nhân dân chia phe phái chém giết lẫn nhau để giành quyền lợi. Trong 20 năm chiến tranh khói lửa ở lănh thổ quốc gia VNCH (1955-1975) là cuộc chiến vệ quốc, chống quân xâm lược. V́ 2 quốc gia đánh nhau, không thể nói đây là cuộc nội chiến!

Vậy, 20 năm nội chiến mà ông TCS nói đến đó là giai đoạn nào? Có thể là, giai đoạn 1945 đến 1965 (khi ông đă hoàn thành ca khúc Gia Tài Của Mẹ).
V́ sao xảy ra 20 năm nội chiến?

Đó là, sau khi Nhật trao trả độc lập ngày 11.3.1945, th́ đến ngày 17.4.1945, chính phủ Trần Trọng Kim thành lập nội các Đế Quốc Việt Nam. Bắt đầu từ đây, đảng csVn do ông HCM lănh đạo t́m cách chống phá chính quyền Trần Trọng Kim. Sự chống phá ấy kết thúc ngày 25.8.1945 sau khi cướp được chính quyền. (Đó là thời kỳ nội chiến).

Do đảng cộng sản cướp chính quyền từ tay thủ tướng Trần Trọng Kim, nên quân Pháp quay lại gây chiến lần thứ 2. Trong những năm, từ 1945 đến 1954 (giai đoạn này đất nước chưa chia cắt) người Việt chia làm 2 phe giết nhau. Một bên theo cộng sản, 1 bên theo Pháp. (Đó là thời kỳ nội chiến).

Sau Pháp thua trận Điện Biên, đất nước chia đôi. Từ sông Bến Hải vào tận mũi Cà Mau là nước VNCH do chính phủ Ngô Đ́nh Diệm điều hành. Thế nhưng, đảng cộng sản lại thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (quy tụ thành phần Việt Minh chống Pháp ở Miền Nam lúc đó làm ṇng cốt). Và chính thành phần này chủ động t́m giết người lănh đạo trong chính quyền miền nam. Ngược lại, chính quyền miền nam cũng t́m cách truy sát lực lượng gọi là giải phóng miền nam ấy. (Đó là thời kỳ nội chiến)
Người cùng quốc gia chia phe giết nhau mới gọi là nội chiến. C̣n quân đội bắc Việt tràn vào tấn công lănh thổ VNCH th́ chính xác, đó là cuộc chiến xâm lược.
Đừng đánh tráo khái niệm. Bản chất cuộc chiến là như thế!
Man Ngo

Dương Quốc Chính: "Gia tài của mẹ, một bọn lai căng"
Ca sĩ Khánh Ly là người nổ phát súng đầu tiên vào cái “hủ tục” cấp phép bài hát của chính quyền. Đáng gọi là hủ tục, bởi v́ nó vô ích và h́nh thức.
Vài chục năm trước, khi mà nhà nước có thể kiểm soát được đám đông nghe nhạc v́ các buổi biểu diễn, ghi âm, phát thanh, truyền h́nh đều do nhà nước quản lư. Nhưng cũng vài chục năm trước, kể từ khi đổi mới, họ đă không thể kiểm soát thị trường băng đĩa nhạc từ hải ngoại chuyển về và đến nay th́ hoàn toàn mất kiểm soát âm nhạc đến từ internet. Nhạc từ internet mới là nguồn nhạc phổ biến nhất hiện nay.
Hiện nay nhạc của Trịnh Công Sơn (TCS) vẫn có ba bài chưa được cấp phép là: Gia tài của mẹ, Đêm thấy ta là thác đổ và Huế – Sài G̣n – Hà Nội. Hôm 25/6 vừa qua, bà Khánh Ly đă nổ súng chống hủ tục nói trên và cơ quan chức năng, bao gồm cả An ninh chính trị nội bộ đă vào cuộc do “quần chúng tố giác”!
Thực ra quần chúng ở đây chính là anh em "ḅ đỏ" thôi. Chuyện này gây phẫn nộ dữ dội bởi anh em, do năo trạng xơ cứng và máy móc, cứ thấy bài hát bị cấm là auto phẫn nộ khi có kẻ cả gan biểu diễn trái phép. Bọn chúng không hiểu rằng cấm thế chứ cấm nữa th́ cũng vô ích. Bởi nghe offline chỉ có tối đa 1.000 người chứ nghe online th́ cả triệu người và cả trăm triệu lượt người mấy chục năm qua, có cấm được đâu? Đấy là chưa kể khi báo chí rùm beng th́ trẻ trâu nó search v́ ṭ ṃ khiến bài hát lại càng được phổ biến. Thế nên ḅ càng húc lại càng giúp quảng bá bài hát, phản tác dụng.
Về nguyên tắc th́ cơ quan chức năng cũng chỉ xử phạt hành chính đơn vị tổ chức biểu diễn theo quy định của pháp luật thôi chứ không cấm được chuyến lưu diễn của Khánh Ly. Đây lại vẫn là thủ pháp PR tốt cho chuyến lưu diễn, v́ bà lại lên sóng. Có thể sẽ lọc bớt đám "ḅ đỏ" đi nghe, nhưng bọn đó đâu có đông đâu mà sợ. Những bài hát dạng này th́ cả người thiện lành cũng chả thấy có ǵ ghê gớm cả, họ vẫn dám nghe công khai hàng ngày.
Trong status về phim TCS, ḿnh thấy rất tiếc là phim Em và Trịnh không thể có bài Gia tài của mẹ, bởi v́ bài này khắc họa rơ nét con người của TCS, con người phản chiến. Có lẽ bài hát này có lời nhạy cảm nhất trong số các bài hát của TCS.
"Hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, để lại cho con
gia tài của mẹ, là nước Việt buồn
gia tài của mẹ, một rừng xương khô
gia tài của mẹ, một núi đầy mồ
Dạy cho con tiếng nói thật thà
mẹ mong con chớ quên màu da
con chớ quên màu da, nước Việt xưa
mẹ mong trông con mau bước về nhà
mẹ mong con lũ con đường xa
ôi lũ con cùng cha, quên hận thù
gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng
gia tài của mẹ, một bọn lai căng
gia tài của mẹ, một lũ bội t́nh."
Ḿnh đánh giá đây là một trong những bài hát ư nghĩa chính trị xă hội nhất của TCS, nó thể hiện con người chính trị của TCS cùng với bài Nối ṿng tay lớn. Bộ phim Em và Trịnh luôn nhắc tới đề tài phản chiến nhưng lại không thể đưa bài hát này vào là rất đáng tiếc. Chắc chắn cũng do kiểm duyệt mà thôi. Giá mà đạo diễn có bản director cut để “ṛ rỉ” ra ngoài th́ hiệu ứng lan tỏa sẽ tốt hơn là quăng ra tận hai bộ phim rồi lại tự bỏ đi một bản cắt.
Bài hát được sáng tác năm 1965, khi người Mỹ mới chính thức đổ quân vào VNCH. Nhưng TCS đă có TIÊN ĐOÁN 20 năm nội chiến từng ngày, kể ra cũng thánh phết. Bởi nếu tính thời điểm “nội chiến” thật sự th́ cuộc chiến diễn ra từ 1955 (thành lập VNCH) đến 1975 là đúng 20 năm.
Anh em "ḅ đỏ" phẫn nộ nhất là ở câu Hai mươi năm nội chiến từng ngày. Nếu suy xét chi ly th́ cuộc chiến 20 năm theo thời gian trên th́ không hoàn toàn là nội chiến mà vừa là nội chiến vừa là cuộc chiến ủy nhiệm. Ủy nhiệm là hai miền đánh nhau dưới sự giật dây, tài trợ của hai phe nước ngoài. Nhưng nếu xét thời điểm 1965, khi Mỹ mới chỉ đổ quân th́ cuộc chiến ủy nhiệm chưa hề rơ nét mà mới có 10 năm thực sự là nội chiến do hai bên mới chỉ có cố vấn nước ngoài trợ giúp và không tham chiến. Đấy là nếu xét theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.” Đánh giá nội dung một tác phẩm nghệ thuật th́ phải đặt nó đúng ở thời điểm sáng tác chứ?
"Ḅ đỏ" c̣n căi ǵ nữa?
Cuộc chiến này chính phía VNCH cũng không coi là nội chiến v́ sự can thiệp của phe XHCN vào VN, họ coi là miền Bắc xâm lược miền Nam. Về lư th́ chính quyền VNCH cũng không ủng hộ phong trào phản chiến kiểu cào bằng hai phe, trong khi miền Bắc là bên chủ động tấn công miền Nam. Như phim Đất khổ (search Youtube) do TCS đóng, dựa trên truyện Giải khăn sô cho Huế, cũng bị chính quyền VNCH hạn chế phát hành năm 1974, v́ tính phản chiến kiểu này. Nhưng bài hát Gia tài của mẹ lại không hề bị cấm ở miền Nam, cho thấy là chế độ cũ tự do hơn bây giờ rất nhiều.
Nhân vụ việc không đáng xảy ra vừa rồi, rất mong anh em quan lại nhanh chóng từ bỏ hủ tục quá lạc hậu kia đi v́ nó chỉ c̣n tính h́nh thức và vô nghĩa, thẩm chí phản tác dụng. Chính quyền hành xử như vậy mới dẫn tới "ḅ đỏ" húc tán loạn làm tṛ cười cho dư luận trong nước và quốc tế.
Đúng là: "Gia tài của mẹ, một nước Việt buồn."

NguoiTânĐinh 07-01-2022 13:09

Đổi chữ "nội" thành chữ "cuộc" th́ làm ǵ nên nỗi.....
VC lí luận hợp lí trong "sự cố" này. Tao đồng ư "chăm phần chăm".


All times are GMT. The time now is 08:24.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04312 seconds with 8 queries