VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   EU sai lầm 15 năm với Nga (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1646887)

vuitoichat 07-02-2022 13:45

EU sai lầm 15 năm với Nga
 
1 Attachment(s)
Theo như có rất nhiều dự án cần đầu tư lớn và lâu dài khi c̣n mục tiêu trước mắt là dự trữ đủ khí đốt cho mùa đông sắp tới, sau khi từ phụ thuộc đến 40% vào khí đốt, cũng như vào dầu lửa và than đá của Nga, Liên Hiệp Châu Âu trong suốt bốn tháng qua không ngừng t́m kiếm các biện pháp thay thế song song với việc từng bước cấm vận hoàn toàn năng lượng Nga.
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1656769467
Ảnh minh họa các trạm điện gió gần Jacobsdorf, Đức, ngày 19/09/2017. AP - Patrick Pleul

Có thể thấy các giải pháp thay thế, được đề xuất và triển khai, tập trung trong bốn điểm chính : gia tăng nguồn cung từ nước ngoài ; tăng cường khai thác nguồn nhiên liệu trong nước ; giảm tiêu thụ và mở rộng phát triển năng lượng tái tạo. Hai điểm cuối được nhấn mạnh trong Kế hoạch Năng lượng, được nguyên thủ các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu thông qua trong cuộc họp thượng đỉnh ngày 27/06/2022.

1. Gia tăng nhập khẩu, đa dạng nguồn cung

Ngay trong loạt trừng phạt đầu tiên sau khi Matxcơva phát động chiến tranh ở Ukraina, cấm vận năng lượng Nga đă được nhắc đến, cũng như việc phải mua nhiên liệu với giá đắt, nhưng khó khăn lớn lại nằm ở chỗ t́m nguồn thay thế ở đâu. Biện pháp khẩn cấp trước tiên là phải tích trữ khí đốt, ít nhất phải được 80% vào tháng 11, để qua được “mùa đông khó khăn” sắp tới.

Các nước thành viên Liên Âu cũng chủ động đơn phương đàm phán với các nhà cung cấp. Ví dụ, Ư đă giảm mức phụ thuộc vào khí đốt của Nga c̣n 25%, thay v́ 40% năm 2021. Tháng Tư, Roma đă kư một thỏa thuận quan trọng với Algérie về việc cung cấp thêm khí đốt. Nhiều cuộc đàm phán khác đang được tiến hành với Qatar, Angola, Congo và Mozambique. Trả lời phỏng vấn báo La Stampa, bộ trưởng Chuyển đổi Năng lượng Roberto Cingolani tỏ ra lạc quan rằng Ư “gần như nằm ngoài ṿng nguy hiểm” với khả năng sẽ tích được 90% khí đốt vào cuối năm.

Rumani nhập điện từ Ukraina từ ngày 30/06. Đối với tổng thống Volodymyr Zelensky, đây là “một bước tiến xích lại gần Liên Hiệp Châu Âu” của Ukraina và “giúp người tiêu dùng Liên Âu giảm một phần quan trọng vào khí đốt của Nga” cũng như giúp khối 27 nước “tự chủ năng lượng”.

Về dầu lửa, Pháp và Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa mở rộng OPEC+ tăng sản lượng, thậm chí đề nghị để dầu lửa của Iran và Venezuela, hai nước bị cấm vận, được bán trở lại trên thị trường.

Ngày 30/06, OPEC+ đồng ư tiếp tục gia tăng sản lượng trong mùa hè này, cụ thể là thêm 648.000 thùng mỗi ngày vào tháng 7 và 8, thay v́ 432.000 thùng như dự kiến. Nhưng theo giới chuyên gia, khối lượng xuất khẩu thực tế có lẽ chỉ được đạt được một nửa, v́ Nga bị cấm vận, trong khi nhiều nước thành viên (Libya, Nigeria, Congo…), do t́nh h́nh bất ổn hoặc thiếu điều kiện cơ sở hạ tầng, nên không thể đáp ứng ngay thị trường bỏ ngỏ. Ngay cả các nhà sản xuất lớn, như Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ả Rập Xê Út, cũng cho tổng thống Pháp biết là khó có thể tăng thêm sản lượng.

Về trường hợp Iran và Venezuela, đây là những kế hoạch dài hạn. Để Iran xuất được dầu ra thị trường nước ngoài th́ trước hết phải đạt được một thỏa thuận về chương tŕnh hạt nhân. Như vậy, phải nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán đang bị bế tắc và cần đến ba tháng trong trường hợp khả quan nhất. Iran có khả năng cung cấp thêm cho thị trường từ 500.000 đến 1 triệu thùng mỗi ngày. Venezuela cần đến vài năm v́ cơ sở hạ tầng khai thác dầu khí trong t́nh trạng bi đát, cần được trùng tu và đầu tư lớn. Hiện giờ, Venezuela khai thác khoảng 800.000 thùng mỗi ngày.

Sau khi ngừng dự án khai thác tại Nga, tập đoàn Total của Pháp trở thành đối tác lớn của Qatar để khai thác mỏ khí tự nhiên lớn nhất thế giới, giúp quốc gia vùng Vịnh tăng thêm 60% sản lượng từ nay đến năm 2027. Dự án North Field East được bộ trưởng Năng Lượng Qatar thông báo ngày 12/06 và sẽ đi vào hoạt động từ năm 2026 được cho là phần nào giảm bớt lo lắng của châu Âu về Kế hoạch Năng lượng.

Về than đá, trong ṿng 5 tháng đầu năm 2022, các nước Liên Hiệp Châu Âu nhập thêm hơn 40% khối lượng than đá từ Nam Phi so với năm trước. Khối lượng than được Pháp nhập từ Nam Phi tăng gấp 7 lần. Các nước Tây Ban Nha, Ba Lan, Đức, không phải là khách hàng trong năm 2021, cũng bắt đầu nhập than đá của Nam Phi.

2. Tái khởi động, tăng đầu tư khai thác ở địa phương

Cuộc chiến do Nga phát động tại Ukraina cũng khiến Liên Hiệp Châu Âu nhận ra điểm yếu là “thiếu tự chủ năng lượng”. Một trong các hướng thay thế là “phải bắt đầu sản xuất tại địa phương”, theo nhận định với AFP của Thierry Bros, chuyên gia về năng lượng và khí hậu tại Đại học Khoa học Chính trị - Sciences Po Paris. Ví dụ, “phải tái khởi động các dự án ở Biển Đen, sản xuất khí đốt ở Na Uy, sản xuất khí đá phiến ở Anh Quốc, c̣n ở Pháp là khí mỏ”.

Trong tháng Sáu, rất nhiều dự án khai thác, sản xuất nhiên liệu trong nước được các nước thành viên Liên Âu thông báo. Ví dụ, công ty Black Sea Oil and Gas (BSOG) của Rumani khai thác dầu khí ở Biển Đen, tại các lô nằm cách thủ đô Bucarest khoảng 120 km, trong khoảng 10 năm. Giàn khoan được đầu tư 400 triệu đô la, cung cấp khoảng 3 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày, tương đương với khoảng “10% nhu cầu khí đốt” của Rumani. Ngoài ra, chính quyền Bucarest cũng hy vọng hai tập đoàn OMV của Áo và Romgaz của Rumani tái khởi động dự án Neptun Deep, được thẩm định có 42 đến 84 tỉ mét khối, ngay từ năm 2026, như vậy giúp Rumani “hoàn toàn độc lập về khí đốt”, thậm chí có thể xuất khẩu phần dôi cho các nước láng giềng.

Một số nước trong t́nh trạng báo động v́ thiếu nhiên liệu, đă tái khởi động hoặc hoăn đóng cửa các nhà máy nhiệt điện, bắt đầu từ Đức, tiếp theo là Ư, Hà Lan, Áo. Ví dụ theo luật hiện hành ở Hà Lan từ tháng 01/2022, các nhà máy nhiệt điện chỉ hoạt động 35% công suất để giảm phát thải khí CO2. Nhưng do bị Nga cắt khí đốt, những nhà máy này có thể hoạt động hết công suất, theo thông báo ngày 20/06 của bộ trưởng Môi Trường và Năng Lượng. Pháp cũng dự kiến tái khởi động nhà máy nhiệt điện Saint-Avold vào mùa đông này. Bulgari cũng đang tính đến giải pháp tương tự.

3. Giảm tiêu thụ năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo

Tại thượng đỉnh ngày 27/06, các nhà lănh đạo Liên Hiệp Châu Âu đă thông qua hàng loạt mục tiêu bắt buộc nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và tăng tốc phát triển các loại năng lượng tái tạo, trong đó có điện hạt nhân, hiện được coi là năng lượng xanh. Ví dụ trường hợp của Pháp, chính phủ đề ra mục tiêu giảm 10% lượng tiêu thụ năng lượng trong ṿng hai năm. Các biện pháp cụ thể sẽ được thông báo vào tháng 9 cho các doanh nghiệp và cơ quan hành chính.

Năng lượng tái tạo sẽ chiếm đến 40% gói năng lượng châu Âu từ nay đến năm 2030 thay v́ mục tiêu 32% được đề ra trước đó. Mỗi nước thành viên phải giảm 13% lượng khí phát thải trong phương tiện giao thông, tương đương với việc năng lượng tái tạo phải chiếm 29% phần tiêu thụ năng lượng của lĩnh vực này. Mục tiêu tiếp theo là tăng sử dụng năng lượng tái tạo trong hệ thống sưởi và điều ḥa, với mục tiêu, dù mang tính chỉ dẫn, là 49% năng lượng tái tạo trong ngành xây dựng từ nay đến năm 2030.

Khối 27 nước cũng thông qua dự án cấm bán xe ô tô sử dụng động cơ nhiệt (xăng, dầu) kể từ năm 2035, được Ủy Ban Châu Âu đề xuất vào tháng 07/2021. Đức đưa ra thêm đề xuất cho phép ngành công nghiệp xe hơi sử dụng động cơ nhiệt chạy bằng nhiên liệu tổng hợp trung ḥa khí thải CO2 sau năm 2035.

Trả lời RFI, ông Thomas Pellerin-Carlin, giám đốc Trung tâm Năng lượng của Viện Jacques Delors, cho rằng dù tăng khối lượng nhiệt điện th́ đây vẫn chỉ là giải pháp tạm thời, sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu giảm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, được Bruxelles đề ra cho đến năm 2030. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay cho thấy Liên Hiệp Châu Âu đang trả giá cho “15 năm chính sách sai lầm, phụ thuộc vào khí đốt của Nga, không phát triển hàng loạt năng lượng tái tạo và không cải tạo cách nhiệt cho các ṭa nhà”.


All times are GMT. The time now is 01:52.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05959 seconds with 8 queries