VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   ‘Lá thư đánh ghen’ 66 chữ Nam Phương Hoàng hậu gửi t́nh địch (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1663885)

troopy 08-10-2022 04:32

‘Lá thư đánh ghen’ 66 chữ Nam Phương Hoàng hậu gửi t́nh địch
 
1 Attachment(s)
Dù đau khổ v́ chồng trăng hoa, Nam Phương không một lời oán thán, bà chọn gửi lời cảm ơn. Chỉ vài lời dung dị, tinh tế nhưng cũng đủ khiến cho “người thứ ba” hiểu vị trí của ḿnh.
Nam Phương (tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan) là thứ nữ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị B́nh, là cháu ngoại của đại phú hào Lê Phát Đạt. Xứ Nam Kỳ thời đó có câu “nhứt Sỹ, nh́ Phương” để nói về gia tộc giàu có. “Sỹ” chính là Huyện Sỹ Lê Phát Đạt.
Xinh đẹp, học thức, đức hạnh song Nam Phương Hoàng hậu lại có cuộc đời truân chuyên khi chồng là cựu hoàng Bảo Đại mải mê chạy theo ong bướm, để bà một ḿnh lo lắng cho các con.
Đau khổ v́ chồng trăng hoa song bà vẫn giữ niềm kiêu hănh. Nam Phương Hoàng hậu từng gửi “người thứ 3” một lá thư, mà măi tận sau này, vẫn được coi là thể hiện học thức lẫn cách hành xử tinh tế của vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.
Cuộc hôn nhân vô tiền khoáng hậu
Trong cuốn Bảo Đại vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam (NXB Công an nhân dân, 2016), tác giả Lư Nhân Phan Thứ Lang cho rằng có nhiều giả thuyết về cuộc gặp gỡ của Hoàng hậu Nam Phương và Bảo Đại.
Có tài liệu nói lần đầu họ gặp nhau vào tháng 9/1932, khi đi cùng trên chuyến tàu D’Artagnan của hăng Messagerie Maritime khởi hành tại cảng Marseille từ Pháp về Việt Nam.
Lúc đó, cả hai vừa hoàn thành chương tŕnh học tại Pháp. Chuyến tàu cập cảng Vũng Tàu, họ tạm chia tay, hẹn nhau tại Đà Lạt.
Sau nhiều lần gặp gỡ, t́m hiểu, Bảo Đại quyết định hỏi cưới Thị Lan bởi mến mộ v́ tài sắc hơn người của người con gái miền Nam.
Bất chấp sự cách biệt về tôn giáo (Bảo Đại theo Phật Giáo c̣n Thị Lan theo Công giáo) cùng với sự cản ngăn gay gắt của gia đ́nh phía nhà vua khi đó, hai người vẫn đến với nhau.
Đám cưới cử hành ngày 20/3/1934 tại Điện Dưỡng Tâm (Tử Cấm Thành – Huế). Khi đó Bảo Đại 21 tuổi, c̣n Nguyễn Hữu Thị Lan tṛn 20. Cuộc hôn nhân của vị vua cuối cùng triều Nguyễn đi kèm với những thỏa thuận trước nay chưa từng có.
Thứ nhất là giải tán tam cung lục viện, không c̣n chuyện năm thê bảy thiếp như những vị vua xưa. Thứ hai, hoàng đế tấn phong hoàng hậu sau khi cưới, chứ không phải được phong sau khi hoàng đế qua đời như xưa cũ. Thứ ba, con trai sinh ra phải được phong là thái tử.
Sau 10 năm chung sống hạnh phúc, Nam Phương Hoàng hậu sinh cho Bảo Đại 5 người con là Hoàng thái tử Bảo Long, 3 hoàng nữ Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và hoàng tử út Bảo Thăng.
Tháng ngày buồn khổ
Tác giả Lư Nhân Phan Thứ Lang viết trong Nam Phương – Hoàng hậu cuối cùng những ngày mật ngọt của Hoàng hậu Nam Phương kết thúc sau khi Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm cố vấn.
Giọt lệ đầu tiên của Nam Phương được ông Phạm Khắc Ḥe (nguyên tổng lư văn pḥng của hoàng đế) chứng kiến trong ngày cựu hoàng Bảo Đại chia tay gia đ́nh ra Hà Nội làm cố vấn theo lời mời của Chính phủ.
Vào 6h sáng 2/9/1945, ông Phạm Khắc Ḥe cùng Bộ trưởng Lê Văn Hiến đến cung An Định. Một lúc sau, Nam Phương trong sắc phục màu xanh da trời, từ trong nhà đi ra cùng các con.
Cựu hoàng “khóe mắt hơi ướt, nhưng miệng vẫn mỉm cười, bế Phương Dung lên hôn một lần nữa”.
Bà Nam Phương mở to mắt “nh́n theo như muốn níu ông chồng lại, nhưng ông này không quay lại”.
Ngay sau khi ra Hà Nội, Bảo Đại liên tiếp có các mối quan hệ t́nh ái ngoài luồng. Ông quan hệ kiểu già nhân ngăi non vợ chồng với Mộng Điệp. Sau đó, ông công khai quan hệ với vũ nữ Lư Lệ Hà.
Trong thời gian đó, Nam Phương biết hết mọi chuyện.
Trong lần ông Nguyễn Khắc Ḥe nhận lời đem thư của Bảo Đại về Cung An Định, bà đă hỏi về mối quan hệ của chồng với nhân t́nh với vẻ mặt đượm buồn và những giọt nước mắt.
“Tôi muốn ông cho biết tất cả sự thật việc ông Vĩnh Thụy mê con Lư” – bà gặng hỏi khi nhận bức thư Bảo Đại gửi về Huế để xin tiền vợ.
Nhận câu hỏi bất ngờ, ông Nguyễn Khắc Ḥe không biết trả lời sao, chỉ có thể nói vũ nữ kia là một người đàn bà đẹp, nhưng chữ “đức” hẳn nhiên là xấu. Ông khuyên Nam Phương Hoàng hậu nên ra Hà Nội để làm rơ chuyện và giải quyết vấn đề với cô Lư kia.
Dù rất muốn ra Bắc sum họp với chồng, hoàng hậu từ chối v́ e ngại sẽ làm tốn kém thêm cho nhà nước trong lúc đầu chính phủ đang nghèo, lo trăm chuyện và thêm nữa không muốn khiến cựu hoàng đang vui sướng trở thành đau khổ, g̣ bó.
“Thôi! Tôi đành chịu đựng riêng một ḿnh để cho người ta vui sướng”, bà đáp lời và gửi cho chồng số tiền ông yêu cầu.
Bức thư 66 chữ và niềm kiêu hănh của hoàng hậu cuối cùng
Năm 1946, Bảo Đại tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa sang Trùng Khánh (Trung Quốc) nhưng khi công việc kết thúc, cựu hoàng nhất định không trở về nước. Ông cùng Lư Lệ Hà ở lại Hong Kong.
Lư Lệ Hà sau đó đă sang Trùng Khánh sống chung với Bảo Đại rồi 2 người xin đi tỵ nạn ở Hong Kong. Thời gian này, Nam Phương Hoàng hậu đă gửi riêng nhân t́nh của chồng một lá thư – thứ mà đến sau này người đời vẫn xem là màn “đánh ghen” thâm thúy của vị hoàng hậu cuối cùng.
“Em Lư Lệ Hà thân quư. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết ḷng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, c̣n gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!”, bà viết.
Bức thư vỏn vẹn 66 từ nhưng hàm chứa rất nhiều điều. Dù đau khổ v́ chồng trăng hoa, ong bướm, Nam Phương không một lời oán thán. Thay v́ trách móc, bà chọn gửi lời cảm ơn. Chỉ vài lời dung dị, tinh tế nhưng cũng đủ khiến cho “người thứ 3” kia phải suy nghĩ về vị trí của ḿnh.
Trước đây, bà không ra Hà Nội “đánh ghen”, đ̣i lại người đàn ông của ḿnh. Chính sự kiêu hănh của một người phụ nữ có học thức khiến bà chọn sự im lặng, không giành giật chồng bằng bất kỳ thủ đoạn nào.
Không rơ bức thư đă ảnh hưởng đến tâm lư của Lư Lệ Hà đến đâu nhưng nhiều năm sau đó, bà này đă ǵn giữ bức thư như một kỷ vật rất quan trọng của cuộc đời. Lư Lệ Hà c̣n từng cho Bảo Đại xem lá thư chất chứa tâm t́nh của người vợ chính thất.
C̣n về phần ḿnh, Nam Phương Hoàng hậu chọn sống thầm lặng cùng mẹ chồng tại cung An Định, một ḷng chăm lo cho các con. Năm 1947, bà đưa các con sang định cư ở Pháp và dành những ngày cuối đời nơi đất khách.

https://intermati.com/forum/attachme...1&d=1660105872

VietBF©sưu tập


All times are GMT. The time now is 18:23.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03133 seconds with 8 queries