VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Stories, Books | Chuyện, Sách (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=240)
-   -   CHUYỆN VỀ KHÁCH SẠN PHÚ GIA (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1663982)

goodidea 08-10-2022 08:24

CHUYỆN VỀ KHÁCH SẠN PHÚ GIA
 
1 Attachment(s)
Ḿnh là cháu đời thứ 5 của cụ Phú Gia, người sáng lập nên khách sạn Phú Gia Hà Nội. Khách sạn này là một trong những nhà hàng theo phong cách Pháp đầu tiên ở Hà Nội (nay là khu vực Hà Nội 1). Đă từ lâu, ḿnh ấp ủ viết hồi kí về khách sạn, về những công lao mà các bậc tiền bối ḍng họ đă cống hiến để có được một cơ ngơi khang trang ngày ấy.
Mẹ ḿnh kể rằng, cụ Phú Gia (tên thật là Công Tu Nghiệp), là ông ngoại của bà ngoại ḿnh. Cụ sinh ra ở làng Phú Gia, nay là làng Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Phú Gia xưa (làng Gạ), nổi tiếng với nghề nấu xôi, rượu nếp, bánh đa xôi : “Làng Gạ có gốc cây đề/ Có sông tắm mát, có nghề bán xôi”
Cụ Phú Gia lên thị thành Hà Nội làm đầu bếp cho một nhà hàng ở Hà Nội. Ở đây, cụ đă gặp bà Phú Gia, là người dệt thuê cho nhà hàng. Hai người đă nảy sinh t́nh cảm. Sau này, hai cụ lấy nhau, rồi theo tàu sang Pháp bôn ba một thời gian. Trong thời gian ở Pháp, hai cụ đă học nghề nấu ăn và kinh nghiệm quản lí nhà hàng ở Pháp.
Hai cụ về nước và bắt tay vào gây dựng nhà hàng Phú Gia ở Hà Nội, chuyên phục vụ đồ ăn Pháp, và chủ yếu cho lính Pháp. Khách sạn Phú Gia sau đó đă trở thành một cái tên khá nổi tiếng trong thị thành, nhiều người c̣n ước ao một lần được ăn ở đó. Từ hai bàn tay trắng, cụ Phú Gia đă xây dựng được một thương hiệu, và bắt đầu đầu tư vào nhiều bất động sản trong thành phố. Cụ Phú Gia có hai người vợ. Người vợ hai, người đă cùng cụ bôn ba và gây dựng cơ đồ, sinh cho cụ hai người con : người con trai là ông Bách, và người con gái là bà Ngoạn. Bà Ngoạn, sau này sinh ra hai người con, là bà Thư và ông Lượng.
Sau đó, v́ một số lí do, cụ Phú Gia có quay lại với người vợ trước, là người mà nghe nói rằng cụ bị gả khi c̣n khá trẻ, gọi là “tảo hôn”. Có lẽ cũng v́ lí do này mà cụ bỏ nhà đi lập nghiệp ở nơi đô thành. Cụ có với bà một người con trai, là ông Toản.
Khoảng năm 1957 - 1958, diễn ra phong trào Công Tư Hợp Doanh. Những nhà được coi là giàu có và có đất đai, tài sản ở Hà Nội bị qui là “tư sản”. Họ phải kí vào biên bản kê khai toàn bộ bất động sản và tài sản quí giá trong nhà. Và trong cái thời buổi “hỗn loạn” ấy, tất cả nhà cửa, bao gồm cả khách sạn Phú Gia, được liệt kê vào danh sách “được cống hiến” cho Nhà nước.
Cả gia tộc Phú Gia phải dọn về ở khu nhà dành cho gia nhân ở, nay là 17 Lư Quốc Sư Hà Nội. Lúc đó ở đây c̣n có hai nhà tư sản lớn khác. Đó là ông chủ của cửa hàng Nguyên Sinh Hà Nội, và một ông chủ của một nhà hàng khác cũng nỗi tiếng ở Hà Thành.
Nghe nói, gia đ́nh Phú Gia vẫn c̣n một căn nhà nữa bị Nhà nước thu hồi, nhưng vẫn trong t́nh trạng “tranh chấp”, v́ một số người trong gia đ́nh Phú Gia đang nắm giữ giấy tờ sở hữu đất gốc.
Lại nói về ḍng họ Phú Gia. Bà Thư, là cháu ngoại của cụ Phú Gia, sau này lấy ông Sơ, là người quản gia và giúp việc kiêm “tài xế” cho gia đ́nh Phú Gia. Do thấy ông Sơ là một người hiền lành, thật thà, tháo vát và chăm chỉ, trong khi bà Thư th́ hơi tiểu thư, hay ốm yếu, cụ bà Phú Gia đă quyết định gả cháu gái cho ông Sơ. Sau này, nghe nói hai người về Hải Pḥng sống một thời gian, rồi lại chuyển ra Hà Nội do thời thế hỗn loạn. Bà Thư, hay cũng là bà ngoại ḿnh, sinh ra năm người con, hai trai, ba gái. Trong đó, một cậu nghe theo ơn gọi của Chúa và trở thành linh mục.
Bà ngoại, từ một tiểu thư phong lưu, từng học ở trường nữ sinh Đồng Khánh Hà Nội, là trường chỉ dành cho nhà quí tộc thời đó, trở nên một người vô tài sản. Phải cặm cụi kiếm sống từng đồng hơn mấy chục năm, từ đan len bán áo tới trông xe máy, xe đạp cho nhà hàng vào buổi tối khi khách đến ăn.
Ông Sơ, hay ông ngoại ḿnh, cũng là trụ cột trong gia đ́nh. Ông đă vất vả nuôi năm người con khôn lớn trưởng thành. Ông làm quản lí cho nhà hàng ở Hà nội. Nghe mẹ nói, ông cũng rất thương bà, và luôn ở bên gia đ́nh, gánh vác và sống giàu đức tin. Có lẽ v́ vậy khi ông mất, cả một con phố Phùng Hưng tắc nghẽn bởi hàng trăm ṿng hoa người đến phúng viếng. Khi ông sống, ông đóng góp rất nhiều cho nhà thờ, và cũng tham gia nhiều việc thiện nguyện.
Ḿnh vẫn nhớ, có lần ông nói với ḿnh một câu, mà có lẽ là câu cuối cùng ḿnh c̣n nhớ ông nói với ḿnh : “Cháu cố gắng học hành đến nơi đến chốn, đừng lấy chồng quá sớm !”. Đến bây giờ, khi đă 30 tuổi, ḿnh mới thấm thía câu nói ấy của ông. Nước mắt chợt tuôn trào. Không phải tự nhiên mà ông nói câu ấy. V́ cả cuộc đời ông đă vất vả, bôn ba, ngày đêm, chỉ để có miếng cơm ăn, miếng áo mặc cho các con, để các con bằng bạn bằng bè, để bà ngoại không khổ. Ông cũng chứng kiến cả một sự thay đổi thời thế, từ một gia tộc phong lưu, sung túc, tới cảnh lần ṃ từng miếng cơm manh áo.
C̣n nói về những người con c̣n lại của cụ Phú Gia. Ông Toản th́ ở lại Hà Nội và sau này có vài người con, đa số làm hoạ sĩ. Ông Bách th́ sang Pháp từ sớm, sinh con cái ở đó, và không về Việt Nam nữa. Bà Ngoạn th́ được một thời gian sau cũng ốm yếu, lại thêm những áp lực từ chiến tranh, những đợt bom dội, … nên cụ không chịu được, cũng di cư sang Pháp. Sau này cụ mất ở Pháp, tro được mang về Việt Nam và được bà ngoại giữ.
C̣n khách sạn Phú Gia, sau khi bị Nhà nước tịch thu, đă được đem bán cổ phần với giá khá rẻ mạt. Sau nhiều năm bị bỏ trống, bây giờ người ta mới triển khai xây dựng khách sạn mới, giờ là khách sạn 5 sao “Apricot hotel”. Khách sạn này thuộc sự quản lí của công ty cổ phần Phú Gia, không biết thuộc cá nhân hay Nhà nước nữa.
Ḿnh sẽ cố gắng khai thác thêm thông tin về khách sạn Phú Gia cũ để có thể tái hiện lại một thời hoàng kim, hay ít nhất ghi lại chút diễn biến lịch sử của một giai đoạn đáng nhớ của ḍng họ.

VietBF©sưu tập


All times are GMT. The time now is 15:15.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.02967 seconds with 8 queries