VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Cuộc chiến ở Ukraine khó kết thúc sớm v́ hai yếu tố chiến lược này (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1666189)

PinaColada 08-15-2022 22:17

Cuộc chiến ở Ukraine khó kết thúc sớm v́ hai yếu tố chiến lược này
 
1 Attachment(s)
Hai yếu tố chiến lược khiến cuộc chiến ở Ukraine khó kết thúc sớm. Có 2 yếu tố chiến lược dẫn đến những cuộc chiến tranh kéo dài trong lịch sử và thật không may, cả hai yếu tố này đều xuất hiện trong cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine, khiến cho việc đàm phán khó có thể xảy ra sớm.
James Stavridis, cựu Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang NATO tại châu Âu gần đây dự đoán cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc vào năm nay. Một số chuyên gia khác dự đoán cuộc chiến này sẽ rơi vào bế tắc và trở thành cuộc xung đột đóng băng. Một số ư kiến th́ đặt hy vọng vào những cuộc đàm phán. Dù sao th́ đó đều là những ǵ thường xảy ra. Chiến tranh luôn ngốn nhiều tiền bạc, của cải và khiến các bên kiệt sức. V́ thế, hều hết các cuộc xung đột đều diễn ra trong thời gian ngắn. Trong thế kỷ qua, chiến tranh trung b́nh chỉ kéo dài 100 ngày.

Tuy nhiên, một vài cuộc chiến kéo dài bởi việc duy tŕ giao tranh có ư nghĩa chiến lược, hay đó là lựa chọn tốt nhất của mỗi bên trong thời điểm đó, bất chấp nguồn chi phí khổng lồ. Trong lịch sử, có 2 yếu tố chiến lược dẫn đến những cuộc chiến tranh kéo dài và thật không may, cả hai yếu tố này đều xuất hiện trong cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine, khiến cho việc đàm phán khó có thể xảy ra.

Những yếu tố cản trở hồi kết cho cuộc chiến ở Ukraine

Yếu tố đầu tiên là sự răn đe bằng danh tiếng. Đây chính là động cơ để NATO thể hiện sự quyết tâm trong việc cải thiện vị thế đàm phán đối với những tranh chấp sau này.

NATO lo ngại rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào của Ukraine đều là "phần thưởng" cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Liên minh này cho rằng điều đó có thể khuyến khích những hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tương lai và gửi đi một thông điệp tới các quốc gia khác rằng họ có thể khôi phục những đường biên giới cũ. Đó là lư do NATO vẫn tiếp tục hỗ trợ Ukraine và không ngừng bơm những vũ khí hiện đại cho nước này.

Dù vậy, các nhà quan sát phương Tây cho rằng, nếu NATO ủng hộ Ukraine nhượng bộ lănh thổ, điều đó thậm chí c̣n gửi đi một tín hiệu nguy hiểm hơn. Sự ngần ngại của phương Tây trong việc đối đầu trực tiếp với Nga xuất phát một phần từ kho vũ khí hạt nhân của Moscow. Việc này có phần nhạy cảm nhưng nhà quan sát Chris Blattman cho rằng, điều đó đă gửi đi một thông điệp tới những nước khác về vai tṛ của việc sở hữu vũ khí hạt nhân.

Yếu tố chiến lược thứ hai là vấn đề cam kết khi hai bên đều cho rằng bên c̣n lại không có động cơ nào để tuân thủ thỏa thuận. Đây cũng là điều mà các nhà khoa học chính trị cho là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới những cuộc chiến kéo dài.

Kế hoạch gần đây của Italy đă phác thảo một giải pháp cho cuộc chiến ở Ukraine bao gồm: lệnh ngừng bắn, Ukraine trung lập, các đảm bảo an ninh, Donbass đạt được sự tự trị chiến lược, Nga rút quân và được nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Những điều khoản này đều khá sát với những điều khoản mà hai bên từng đạt được trong những tháng trước đó. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là hai bên đều có những lư do của riêng ḿnh để cho rằng bên c̣n lại sẽ "lật lọng".

Từ phía Ukraine, Kiev tin rằng những quan chức Nga có lập trường cứng rắn sẵn sàng trả giá để mở rộng lănh thổ và phạm vi ảnh hưởng của Moscow. Họ cũng cho rằng Nga có thể sử dụng những lệnh ngừng bắn tạm thời để tái tổ chức lực lượng và tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công. Cuối cùng, Ukraine tin rằng các thỏa thuận với Nga có thể đặt nước này vào thế yếu. Điều đó sẽ giúp Nga có động cơ để từng bước chia cắt lănh thổ Ukraine thành từng phần giống như việc cắt lát salami.

Trong khi đó, Nga cũng có những lư do riêng để nghi ngờ về các cam kết của Ukraine. Trên thực tế, kế hoạch của Italy không khác là bao so với những thỏa thuận ḥa b́nh từng thất bại trước đây, trong đó có các thỏa thuận Minsk. Sau khi các thỏa thuận này được kư kết, Ukraine đă từ chối tuân thủ chúng.

Những nỗ lực không mấy nhiệt t́nh nhằm thông qua và thực hiện các thỏa thuận trên cũng từng vấp phải sự phản đối. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể cam kết một thỏa thuận tương tự như kế hoạch của Italy nhưng bất kỳ nền ḥa b́nh nào đạt được cũng cần sự ủng hộ rộng khắp. Đây là một thực tế khó khăn với ông Zelensky trong bối cảnh hiện nay.

Kịch bản nào cho xung đột ở Ukraine?

Theo nhà quan sát Chris Blattman, có 3 kịch bản có thể xảy ra. Đầu tiên là một cuộc xung đột kéo dài. Có thể cuộc chiến chỉ diễn ra trong giới hạn ở Donbass nhưng mỗi ngày trôi qua, những rủi ro nhỏ dẫn đến căng thẳng leo thang thành cuộc chiến toàn diện giữa NATO và Nga sẽ ngày càng lớn. Kịch bản thứ hai là cuộc chiến Nga - Ukraine sẽ rơi vào bế tắc và giống như nhiều cuộc "xung đột đóng băng" khác, những cuộc giao tranh ở quy mô nhỏ vẫn tiếp tục diễn ra. Kịch bản thứ ba cũng là kịch bản lư tưởng nhất, đó là các bên tham gia đàm phán và đạt được thỏa thuận.

Vậy các đối tác của Ukraine sẽ làm ǵ để giúp đạt được một thỏa thuận ḥa b́nh và một tiến tŕnh đàm phán thuận lợi?

Với những bên ủng hộ việc răn đe, điều đó đồng nghĩa với một cam kết hỗ trợ Ukraine tăng cường khả năng trên chiến trường và buộc Nga phải rút quân, thậm chí cả khi điều đó có nguy cơ khiến cuộc xung đột kéo dài tới cuối năm và căng thẳng leo thang.

Tuy nhiên, cũng có những quan điểm cho rằng phương Tây nên hỗ trợ để đẩy nhanh tiến tŕnh đàm phán. Các nước phương Tây có thể thông qua những cam kết tài chính và quân sự dài hạn. Họ cũng có thể tham gia trực tiếp hơn vào những cuộc đối thoại với Nga.

Điều khó khăn nhất là thế giới phải giúp Nga và Ukraine đưa ra những cam kết đáng tin cậy bởi một cuộc xung đột kéo dài nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ không nằm trong lợi ích của bất kỳ ai./.

VietBF@ sưu tập


All times are GMT. The time now is 04:57.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03719 seconds with 8 queries