VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Business News |Tin Kinh Tế (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=160)
-   -   Ba yếu tố gây ra khủng hoảng khí đốt nghiêm trọng ở châu Âu (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1667373)

Cupcake01 08-18-2022 08:31

Ba yếu tố gây ra khủng hoảng khí đốt nghiêm trọng ở châu Âu
 
1 Attachment(s)
Giá khí đốt ở châu Âu là tâm điểm đưa tin của truyền thông thế giới trong thời gian gần đây.

Theo trang oilprice.com, vào tháng 4/2022, cơ quan quản lư Ofgem đă tăng mức trần giá năng lượng của Anh thêm 54%, từ 1.277 bảng mỗi năm lên 1.971 bảng mỗi năm, dựa trên mức sử dụng điển h́nh. Vào tháng 5, Ofgem tuyên bố con số này sẽ tăng lên tới 2.800 bảng mỗi năm vào tháng 10. Tuy nhiên, nhiều người dự kiến ​​rằng mức tăng thực tế có thể c̣n lớn hơn.

Giá trần tăng chủ yếu là do chi phí khí đốt tự nhiên tăng vọt. Giá khí đốt đă tăng từ 47,99 euro/MWH vào ngày 16/8/2021 lên 220,11 euro/MWH hiện nay. Sau đây là một số yếu tố khiến giá khí đốt tăng vọt và dẫn tới khủng hoảng khí đốt ở châu Âu.

Khí đốt và địa chính trị
Trước năm 2022, khoảng 40% lượng khí đốt của Liên minh châu Âu (EU) do Nga cung cấp, trong đó Đức là nhà nhập khẩu lớn nhất. Kể từ khi có các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, khí đốt đă trở thành thứ có thể tạo sức ép lên các đối thủ địa chính trị của Nga.

Sau khi dự án đường ống Nord Stream 2 bị đ́nh chỉ vào tháng 2, Đức vẫn nhận được khí đốt của Nga thông qua đường ống Nord Stream 1. Lượng khí đốt qua đường ống này đă giảm trong suốt cả năm nay và gần đây đă giảm xuống 20% ​​công suất. Nga nói lỗi tuabin của đường ống là nguyên nhân khiến lượng khí đốt sụt giảm.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1660811429

Tuy nhiên, trong khi đó, Nga đă tăng cường chuyển khí đốt cho Hungary. Tới cuối tháng 8, tập đoàn Nga Gazprom sẽ cung cấp cho Hungary thêm 2,6 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày.

Quyết tâm của châu Âu khi theo đuổi các biện pháp trừng phạt Nga sẽ bị ảnh hưởng nếu t́nh h́nh phân phối khí đốt tiếp tục diễn ra như trên.

Mùa hè nóng, mùa đông lạnh

Phần lớn kế hoạch đối phó với cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu vẫn xoay quanh việc xây dựng các cơ sở tích trữ trước mùa đông. Ví dụ, các quốc gia EU cam kết sẽ cố gắng tích đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt lên 85% vào tháng 11, đồng thời cam kết giảm tiêu thụ khí đốt 15% trong những tháng mùa đông. Mùa đông là giai đoạn rất quan trọng v́ nhu cầu dùng khí đốt để sưởi ấm và thắp sáng đạt đỉnh điểm.

Tuy nhiên, mùa hè đă khiến kế hoạch tích trữ khí đốt cho mùa đông bị ảnh hưởng mạnh. Nhiều quốc gia trên khắp châu Âu đă trải qua những đợt nắng nóng kỷ lục, từ đó dẫn đến gia tăng nhu cầu dùng điều ḥa không khí. Điều ḥa không khí ở châu Âu thường chạy bằng điện được sản xuất từ khí đốt.

Do đó, vào thời điểm mà châu Âu cần giảm thiểu tiêu thụ khí đốt để tích lũy càng nhiều càng tốt, th́ trên thực tế nhu cầu khí đốt cao lại bất thường, làm chậm lại quá tŕnh tích trữ khí đốt.

Thiếu giải pháp thay thế
Trong khi châu Âu t́m cách loại bỏ khí đốt Nga th́ họ lại thiếu nguồn khí đốt thay thế.

Ví dụ, trong vài tuần qua, chính phủ Anh đă tham gia các cuộc đàm phán với tập đoàn năng lượng Centrica để khôi phục địa điểm lưu trữ khí đốt ngoài khơi Rough, nằm ở Biển Bắc. Rough đă bị đóng cửa vào năm 2017 v́ bị coi là không đủ quan trọng để đầu tư. Đây là quyết định cho thấy thiếu thiếu tầm nh́n xa về cuộc khủng hoảng năng lượng trên khắp châu Âu.

Trong một diễn biến khác, Đức đă đóng cửa 3 trong số 6 cơ sở điện hạt nhân c̣n có thể hoạt động vào cuối năm 2021. Ba cơ sở cuối cùng dự kiến ​​bị đóng cửa trong năm nay nhưng do khủng hoảng năng lượng, Chính phủ Đức có vẻ sẽ từ chối thực hiện chính sách đó.

Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia ủng hộ năng lượng hạt nhân cũng không an toàn vào năm 2022. Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, Pháp sản xuất khoảng 70% điện năng từ năng lượng hạt nhân, nhưng các nhà máy này đă bị ảnh hưởng nặng nề do hạn hán ở châu Âu. Nắng nóng gay gắt khiến nước sông quá ấm nên không thể làm mát cho nhà máy điện hạt nhân.

Các nguồn năng lượng thay thế khác như thủy điện hay điện mặt trời cũng đang bị đ́nh trệ v́ nắng nóng quá khắc nghiệt.

Tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có thể buộc các quốc gia phải xem xét cách kiểm soát tốt hơn an ninh năng lượng thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, nhưng việc kế hoạch như vậy thường diễn ra trong thời b́nh chứ không phải trong bối cảnh xung đột.

Do đó, cuộc chiến cung cấp nhiên liệu cho hàng triệu người trên khắp châu Âu sẽ ngày càng khốc liệt hơn trong bối cảnh dự báo cho thấy giá khí đốt có thể tiếp tục tăng từ mức vốn đă cao kỷ lục.

VietBF @ Sưu tầm


All times are GMT. The time now is 07:36.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03542 seconds with 8 queries