VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Breaking News | Tin Sốt (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=40)
-   -   Cái chết của ông Giang và mối lo của ông Tập (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1710662)

trungthuc 12-01-2022 18:47

Cái chết của ông Giang và mối lo của ông Tập
 
1 Attachment(s)
Đối với ông Tập Cận B́nh, cái chết của người tiền nhiệm Giang Trạch Dân thật không đúng lúc. Ông Tập đang chật vật đối phó với làn sóng phẫn nộ của dân chúng trong nước th́ cựu Tổng Bí thư họ Giang lăn đùng ra chết, dù có tin nói rằng, ông Giang đă nằm trong kho lạnh lâu rồi, nay chỉ là lúc công bố thông tin cho bàn dân thiên hạ biết mà thôi.

Dù cho thế nào đi nữa, cái chết của ông Giang cũng làm cho "Hoàng đế" Tập thêm khó xử. Ở TQ, cái chết và lễ tang của những người chóp bu đảng CS luôn luôn là những khoảng khắc căng thẳng của sân khấu chính trị có thể dẫn đến nhiều t́nh huống bất ngờ.

Hồi năm 1976, sau cái chết của Thủ tướng Chu Ân Lai (Zhou Enlai), cánh tay mặt của lănh tụ Mao Trạch Đông, một chính trị gia được dân chúng TQ kính sợ, dân chúng Bắc Kinh đă tụ tập rất đông ở Quảng trường Thiên An Môn (Tiananmen), biến thành một cuộc phản kháng chống cuộc Cách mạng Văn hóa và phe nhóm chính trị Bè lũ Bốn Tên (Gang of Four) do vợ bé của Mao là bà Giang Thanh cầm đầu. Bè lũ Bốn Tên bị truất phế, bị bắt và xét xử, cuộc Cách mạng Văn hóa tàn khốc và tai họa này bị chấm dứt.

Năm 1987, Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), một tổng bí thư đảng CS có khuynh hướng phóng khoáng hơn, đă bị các "đồng chí bảo thủ" bắt ép phải từ chức và sau đó đă chết vào đầu năm 1989. Lễ tang của Hồ Diệu Bang khơi dậy những cuộc biểu t́nh lớn ở Bắc Kinh và nhiều thành phố khác, kết cục là vụ thảm sát kinh thiên động địa cũng ở Quảng trường Thiên An Môn giữa Bắc Kinh ngày 4 tháng Sáu năm 1989 mà người dân nước này và cả thế giới không bao giờ quên được khi chứng kiến tạn mắt chiếc xe tăng lăn cán chết người sinh viên thật can đảm và kiên cường này!!

So với Chu Ân Lai hoặc Hồ Diệu Bang th́ ông Giang Trạch Dân không được dân chúng ủng hộ nhiều bằng. Nhưng trong hơn 13 năm làm tổng bí thư ĐCSTQ, ông Giang đă để lại những dấu ấn sâu đậm, công cũng có mà tội cũng không ít.
https://saigonnhonews.com/wp-content...s-52131430.jpg
Dân ở Thượng Hải sếp hàng mua cuốn sách của nhà báo Mỹ Robert Lawrence Kuhn viết về Giang Trạch Dân, "Người thay đổi Trung Quốc: Cuộc đời và Di sản của Giang Trạch Dân", xuất bản năm 2005 sau khi ông Giang rời chức vụ nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn tới chính trường TQ. (Ảnh: China Photos/Getty Images)

Dưới thời ông Giang, TQ đă nổi lên như một cường quốc sản xuất lớn nhất thế giới và là đối thủ kinh tế đang lên của thế giới phát triển nhờ thực thi cuộc chuyển đổi tư bản chủ nghĩa do Đặng Tiểu B́nh khởi xướng. Có thể nói thời của ông Giang là thời kỳ vàng son của TQ trong quá tŕnh toàn cầu hóa. Ông này đă đưa TQ gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2001 sau nhiều năm đàm phán gây nhiều tranh căi. Ông cũng "đại tu" học thuyết vô thần của đảng CS từ đảng công-nông thành đảng "3 đại diện", thu hút giới trí thức cũng như tầng lớp kinh doanh mới nổi. Tuy nhiên, ông Giang Trạch Dân vẫn là CS và CS th́ vẫn luôn luôn tàn bạo và độc ác. Chính ông Giang Trạch Dân là người đă đánh tan nát giáo phái Pháp Luân Công và bị các tín đồ của giáo phái này coi là "hiện thân của ác quỷ". Các chính sách mở cửa kinh tế đi kèm với siết chặt chính trị vừa mang lại cho TQ bước phát triển thần kỳ nhưng cũng nuôi dưỡng nạn tham nhũng trầm trọng và hố ngăn cách giàu nghèo trong xă hội mở rộng đến chóng mặt.

Sau một thập niên mờ nhạt dưới thời Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), Tập Cận B́nh lên cầm quyền với ư đồ chỉnh sửa những sai lầm của 2 ông Giang, Hồ, tập trung chống tham nhũng và thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp dân chúng theo khẩu hiệu "xă hội hài ḥa"(?). Nhưng do bị ám ảnh về an ninh và nuôi tham vọng phục hồi đế chế Trung Hoa, ông Tập đă thực thi những chính sách đàn áp khắc nghiệt ở trong nước, ra mặt đối đầu với Hoa Kỳ và phương Tây ở nước ngoài đồng thời không giấu giếm tham vọng trở thành một "hoàng đế đỏ" ngự trị suốt đời trên 1.4 tỷ dân TQ. Nhiều người dân TQ hiện nay hoài niệm về thời của ông Giang với nỗi tiếc nuối: tuy thời đó có tham nhũng, ô nhiễm môi trường trầm trọng nhưng kinh tế tăng trưởng đến chóng mặt, hàng triệu người giàu lên nhanh chóng; giao lưu văn hóa với thế giới bên ngoài khá mạnh, người dân tự do thưởng thức âm nhạc và phim ảnh của phương Tây. Tuy đảng CS kiểm soát chặt chẽ đời sống chính trị nhưng ông Giang vẫn để cho người dân chút tự do tối thiểu để tranh luận về các vấn đề quốc gia đại sự và phát biểu ư kiến, những thứ hiện đă biến mất hoàn toàn dưới thời ông Tập Cận B́nh.

V́ thế, thông báo về việc ông Giang qua đời đă gần như ngay lập tức thu hút hàng loạt lời chia buồn và nhận xét của người dân TQ trên các mạng xă hội. Khá nhiều người đă so sánh và mỉa mai hai ông ông Giang và Tập, ca ngợi ông Giang và gián tiếp lên án ông Tập.

Vài giờ sau khi ông qua đời, các chuyên gia kiểm duyệt trên mạng Weibo của TQ đă nhanh chóng hạn chế các bài b́nh luận, rơ ràng là để ngăn những lời hoài niệm tương đối vô hại biến thành những lời chỉ trích gay gắt đối với ông Tập và đảng CS, đặc biệt là sau nhiều ngày tháng đầy bất ổn về chính trị, đời sống và nhất là kinh tế bị suy sụp nặng nề do chính sách "ZERO COVID" đầy nghiệt ngă.

Giáo sư Geremie R. Barmé, một chuyên gia nghiên cứu về TQ của New Zealand, người đă từng có mặt ở Bắc Kinh năm 1989 và rời đi ngay trước cuộc tàn sát của quân đội giải phóng, nói với báo The New York Times: "Khi đă chết, ông Hồ Diệu Bang đă trở thành một anh hùng dù khi c̣n sống, ông ta không được tôn kính như thế. Trong làn khói hoài niệm ngày nay, điều tương tự cũng có thể xảy ra với cái chết của ông Giang Trạch Dân".
https://saigonnhonews.com/wp-content...1227534595.jpg
Sinh viên TQ tụ tập tưởng niệm cái chết của cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang tháng 4/1989. Vụ tưởng niệm đă biến thành một cuộc biểu t́nh khổng lồ, có lúc đến nửa triệu người tham gia trên quảng trường Thiên An Môn. Đặng Tiểu B́nh và Thủ tướng khi ấy là Lư Bằng đă điều động quân đội tràn vào quảng trường đêm 4/6/1989, dập tắt cuộc biểu t́nh trong biển máu với hàng ngàn người bị chết. TQ đang lo cái chết của ông Giang Trạch Dân giữa lúc dân chúng đang bất măn với Tập Cận B́nh có thể dẫn đên một sự kiện "Thiên An Môn thứ hai". (Ảnh: chụp ngày 14-5-1989 của Wojtek Laski/Getty Images)

Lễ tang của ông Giang ít nhất cũng đem lại cho người dân TQ một lư do chính đáng để tụ tập ngoài đường phố mà bộ máy an ninh khổng lồ của Bắc Kinh khó mà đàn áp được. Cuối tuần qua, những buổi thắp nến tưởng niệm các nạn nhân vụ hỏa hoạn một chúng cư ở thành phố Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi) thủ phủ tỉnh Tân Cương đă biến thành cuộc "cách mạng giấy trắng" với quy mô lớn chưa từng thấy kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn hồi năm 1989. Người biểu t́nh, trong đó có các sinh viên của nhiều trường đại học, không chỉ phản đối biện pháp chống COVID khắc nghiệt mà c̣n đ̣i dân chủ, tự do, đ̣i ông Tập và đảng CS phải từ chức, phải bị dẹp bỏ.

Có thể nào những cuộc tụ tập để tưởng niệm ông Giang Trạch Dân trong những ngày tới đây cũng sẽ chuyển biến thành các cuộc biểu t́nh chính trị lớn như vậy?

Rơ ràng ông Giang đă chết không đúng lúc, chết vào lúc uy tín của ông Tập đang xuống thấp do những cuộc biểu t́nh phản kháng gần đây, do kinh tế bị tŕ trệ và do biện pháp phong tỏa "ZERO COVID" cứng ngắc làm cho dân chúng ngày càng oán hận thêm. Những phe nhóm trong đảng CSTQ bị Tập làm cho lên bờ xuống ruộng trong quá tŕnh tranh giành quyền lực có thể cũng t́m cách lợi dụng cái chết của ông Giang để tập hợp lại, khẳng định các di sản của ông này, ít ra là trong lĩnh vực kinh tế để phản ứng với đường lối của "Hoàng đế" Tập. Xem ra, ông Tập Cận B́nh không chỉ tiến thoái lưỡng nan mà c̣n họa vô đơn chí.
https://saigonnhonews.com/wp-content...-456386106.jpg
Ông Tập và hai người tiền nhiệm Hồ và Giang tại tiệc chiêu đăi nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập nước CHND Trung Hoa năm 2014. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Nhưng hăy c̣n quá sớm để hi vọng về sự tái diễn một phong trào Thiên An Môn mới, không nên hi vọng ông Tập sẽ nhượng bộ. Chống lại kẻ cầm quyền cai trị là một việc làm rất nhiều rủi ro trong một thể chế công an trị, đặc biệt là ở nơi có mạng lưới giám sát người dân dày đặc như ở TQ. Ông Lâm Lập Quả (Willy Wo-Lap Lam), một chuyên gia nghiên cứu tại Quỹ Jamestown chuyên phân tích về ĐCSTQ, cho rằng cái chết của ông Giang Trạch Dân sẽ không gây ra hiệu ứng gợn sóng trong nền chính trị TQ và biến cố hồi năm 1989 dường như rất khó xảy ra dưới mạng lưới an ninh dày đặc của ông Tập.

Cái khó đầu tiên của Tập là phải chủ tŕ lễ tang của Giang. Ông sẽ làm như thế nào để vừa bày tỏ ḷng kính trọng người đứng đầu tiền nhiệm mới qua đời, người đă đưa ông vào hàng ngũ lănh đạo cao cấp hai mươi năm về trước, vừa không để di sản của ông ta phơi trần sự kém cỏi của chính ông Tập.

"Chúng tôi thương tiếc đồng chí Giang Trạch Dân với trái tim nặng trĩu, và sẽ biến đau thương thành sức mạnh", ông Tập nói hôm thứ Tư với một người đứng đầu nước Lào đang ở thăm Bắc Kinh, nhưng câu nói chải chuốt đó rơ ràng chỉ là "lời đầu môi chót lưỡi" thường thấy trong chế độ CS. Một trong những nỗ lực lớn nhất của ông Tập mười năm qua là đảo ngược những chính sách có phần cởi mở của ông Giang.

Ông Tập cũng có thể lợi dụng tang lễ của ông Giang để cố gắng hồi phục sau t́nh thế bị cô lập, và sẽ tổ chức lễ tang theo một kịch bản mà sẽ không gây hại cho uy tín chính trị của ḿnh. Khi thông báo về cái chết của ông Jiang, đảng CSTQ đă ca ngợi những thành tựu của ông Giang, đặc biệt là trong việc thúc đẩy những thay đổi lớn về kinh tế và hiện đại hóa quân đội giải phóng TQ; nhưng đồng thời đảng cũng kêu gọi cả nước tập hợp chung quanh ông Tập.

Theo thông lệ, tang lễ của những người chóp bu TQ, dù là đương chức hay đă nghỉ hưu, cũng sẽ được tổ chức theo nghi thức quốc tang tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, quy tụ 205 ủy viên trung ương đảng, hàng ngàn quan chức cao cấp và thành viên gia đ́nh người quá cố do tổng bí thư đương nhiệm làm trưởng ban lễ tang. Ông Tập sẽ viện dẫn mối lo ngại về sự lây lan của COVID để t́m cách hạn chế số người tham dự. Những người đứng đầu ở nước ngoài sẽ không được mời.

Tuy nhiên, bất kể buổi lễ lớn nhỏ thế nào cũng sẽ có một câu hỏi khó cho ông Tập là vai tṛ của ông Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư của đảng trong thập niên giữa ông Giang và ông Tập. Ông Hồ có tên trong một danh sách dài các quan chức tham dự tang lễ. Nhưng mới tháng trước, ông ta bị ông Tập cho người xóc nách áp tải ra khỏi hội trường đại hội đảng trước ống kính truyền h́nh của các hăng truyền thông quốc tế, một hành động có tính sỉ nhục cao độ. Có khả năng ông Hồ sẽ không được đến dự tang lễ của ông Giang, c̣n nếu ông này có mặt nhưng lạnh nhạt hoặc phản ứng với ông Tập Cận B́nh th́ người dân TQ sẽ có thêm chuyện mới mẽ để mà bàn tán rôm rả.

Hăy chờ xem!

hieukytran 12-02-2022 01:31

Trung Quốc tiêu diệt quân chủ từ khuya , không có Thái thượng hoàng , mấy đám cà chớn hy vọng viễn vong đặc điều tào lao hòng khuấy nhiểu chính trường .
Ở nước ngoài sống nhởn nhơ ráng nuôi hy vọng ảo mà sống tiếp

siteworld 12-02-2022 11:44

The network of Miss Designer is also invincible!
The editor here wants to talk again, the network of Miss Designer is also invincible!
At the end of the film, Malinda's knowing smile made the editor see her appreciation of Angelia. They are the same in pursuing what they want. Malinda pursues her current life.
So she has the courage to face the lack of family and friends and bears everything alone and proudly.
altcoin exchange
A very interesting website

quaidieu 12-02-2022 14:08

`Giang & Tap same f.cking thing,,, they are sucks

yenco88 12-04-2022 16:13

Cộng Sản th́ thằng nào cũng gian ác giống nhau.


All times are GMT. The time now is 23:59.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05807 seconds with 8 queries