VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Vietnam News | Tin Việt Nam (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=219)
-   -   Nữ sinh 16 tuổi giành học bổng 7,6 tỷ đồng đến Harvard (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1732110)

sunshine1104 01-28-2023 03:00

Nữ sinh 16 tuổi giành học bổng 7,6 tỷ đồng đến Harvard
 
1 Attachment(s)
Trần Ngọc Hân, 16 tuổi, được Đại học Harvard cấp học bổng toàn phần hơn 325.000 USD (7,6 tỷ đồng) trong bốn năm để theo ngành Tâm lư học.

Harvard đứng thứ hai trong bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2023 của THE, có tỷ lệ trúng tuyển thấp nhất trong nhóm 8 đại học tinh hoa của nước Mỹ (Ivy League). Năm 2022, trong 61.220 hồ sơ ứng tuyển, trường chỉ nhận 1.954 sinh viên, tỷ lệ chấp nhận là 3,19%.

Hân sinh năm 2007 tại TP HCM. Năm 2016, nữ sinh cùng gia đ́nh sang New Zealand sinh sống khi mẹ em làm nghiên cứu sinh rồi trở thành giảng viên Đại học Auckland.

Tại New Zealand, trẻ em vào học lớp 1 từ 5 tuổi, bậc tiểu học kéo dài tới lớp 6; cấp 2 là lớp 7, 8 và cấp 3 từ lớp 9 đến 13. Năm lớp 7, Ngọc Hân đă học xong chương tŕnh lớp 8 môn Toán và Văn học Anh, đứng đầu toàn khối ở môn Công nghệ và Khoa học với điểm A+ và có dự án thực hành được đánh giá cao.

Học sinh có thể học vượt lớp nếu đạt các bài kiểm tra của giáo viên và được ban giám hiệu chấp thuận. V́ thế, Hân được bỏ qua lớp 8 để vào trường cấp 3 Epsom Girls Grammar School. Theo Hân, ở môi trường giáo dục chú trọng phát triển cá nhân, em được khuyến khích học các môn theo thế mạnh. Năm lớp 9, Hân nằm trong top 3 của lớp trong nhiều môn học, gồm: Xă hội học, Robotics, Kĩ thuật số, Toán, Tiếng Anh, Khoa học và Âm nhạc. Cũng trong năm này, em giành giải thưởng Gae Griffiths dành cho học sinh có thành tích xuất sắc và toàn diện nhất khối 9. Đầu năm lớp 10, nữ sinh học xong chương tŕnh lớp 12 môn Toán, Xác suất thống kê, Xă hội học và Văn học Anh, trong khi các môn khác em vẫn học b́nh thường. Tổng cộng, Hân đă học vượt 3 lớp.

Trước đó, khi học lớp 6, Hân đă nhiều lần chia sẻ với mẹ và thầy cô ở trường về niềm yêu thích ngành Tâm lư học. Khi xác định theo đuổi ngành này, Hân chọn những môn học liên quan ở trường cấp 3 như Triết học, Tâm lư học nhập môn, Xă hội học. Em cũng tự lên danh sách 5 trường có ngành Tâm lư học uy tín trên thế giới, trong đó có Đại học Harvard, để t́m hiểu về chương tŕnh, yêu cầu và quá tŕnh nộp đơn.

Từ đó, Hân dành thời gian để ôn luyện và chuẩn bị hồ sơ. Với điểm bài thi chuẩn hóa SAT, Hân đạt điểm 1580/1600, trong đó giành điểm tuyệt đối 800/800 ở môn Toán.

Ngoài ra, nữ sinh thể hiện thế mạnh về hoạt động xă hội, thể thao trong bộ hồ sơ ứng tuyển. Em đă có trải nghiệm thực tế về môi trường, xă hội từ những năm tiểu học, tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường. Năm lớp 6, Ngọc Hân cùng ba người bạn mở một gian hàng đồ chơi ở hội chợ của trường, quyên góp toàn bộ số tiền thu được để mua tóc giả, mũ len cho các bệnh nhân ung thư. Em cũng tham gia hướng dẫn học sinh mới, giúp các em sớm hoà nhập.

Hân c̣n hoạt động năng nổ trong câu lạc bộ toán, lập tŕnh, âm nhạc, mỹ thuật, bơi lội, bóng rổ, bóng đá. Em từng giành giải ba ở môn đẩy tạ nhẹ và điền kinh dành cho học sinh cấp 2 ở Auckland năm 2020, chơi được đàn piano, guitar và ukelele.

Trong giai đoạn dịch Covid-19, Ngọc Hân hỗ trợ tiến sĩ Claire Gavin, thành viên Hiệp hội Tâm lư học New Zealand, giảng viên trường Epsom Girls Grammar và Đại học Auckland, trong hai dự án nghiên cứu: "Giúp học sinh tiểu học đối phó với những thay đổi do Covid-19" và "Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với tỷ lệ phạm tội của thanh thiếu niên ở miền Trung Auckland".

Tiến sĩ Gavin đánh giá Ngọc Hân là một trong những học sinh giỏi nhất trong lớp cô từng dạy. "Em luôn ṭ ṃ, thể hiện cam kết học tập mạnh mẽ và có tư duy phản biện trong mọi cuộc thảo luận nhóm về các chủ đề nghiên cứu", vị tiến sĩ nói.

Ở bài luận, Hân viết về những thách thức, giá trị tinh thần và sức mạnh của sự yêu thương đă giúp em và các bạn học vượt qua ba năm dịch bệnh, phong tỏa. Nữ sinh người Việt nêu con số 40% trẻ em ở New Zealand có triệu chứng trầm cảm và lo lắng sau nhiều tháng học tập từ xa, trong đó có bản thân. "Đôi khi tôi cảm thấy như ḿnh bị ngạt thở trong pḥng. Nó giống như đi trong một con đường hầm tối vô tận", Hân viết. Em cho rằng, khoảng thời gian khó khăn là một phần của cuộc đời. Nhờ t́nh yêu thương và sự đồng hành của người thân, khi vượt qua nó, em càng thêm bản lĩnh, đồng thời hiểu rơ sức mạnh tâm lư trong việc giúp con người vượt qua khủng hoảng tinh thần. Đó cũng là lư do em muốn nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này.

Ngọc Hân cho rằng, em thành công v́ dám ước mơ, t́m hiểu kỹ mục tiêu và lên một kế hoạch chi tiết để thực hiện. Em vẫn học, chơi thể thao, âm nhạc, ăn ngủ, kể cả xem phim với mẹ và chơi game.

Tiến sĩ Lư Ngọc Điệp, mẹ của Hân, cho biết gia đ́nh nuôi dạy con theo phương châm giáo dục toàn diện về tri thức lẫn thể chất và kỹ năng sống. Anh chị không ép con học, cho con ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Tại New Zealand, học sinh cũng không phải đi học thêm.

Ngọc Hân sở hữu chiều cao 1m74. Theo lời người mẹ, mỗi ngày Hân tự đi bộ khoảng 1-2 km đi học. Từ bé, ngày nào Hân cũng chơi thể thao một tiếng ở các môn như bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng đá, bơi lội, chạy, leo núi. Con gái chị cũng rèn thói quen đi ngủ từ 20h30, sáng dậy lúc 7h. Dù bận rộn thế nào, bố mẹ vẫn luôn đồng hành cùng Ngọc Hân. "Việc theo đuổi ngành Tâm lư hoàn toàn là ước mơ của con, mẹ chỉ hỗ trợ định hướng và giải thích thêm nếu con cần", chị Điệp cho biết.

Theo đuổi ngành Tâm lư học, Hân nói muốn hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh. Em muốn theo hướng làm nghiên cứu để sau này giảng dạy đại học giống mẹ. "Ngoài ra, ước mơ của em là được đi du lịch ṿng quanh thế giới, được khám phá những nền văn hóa khác nhau", Hân chia sẻ.

giagan 01-28-2023 16:52

Đừng sang Mỹ du học v́ học cho lắm đi làm cúi sấp mặt , ăn quả ...chuối không dám ăn ...bà tiến sĩ VN nói vậy với sinh viên


All times are GMT. The time now is 07:44.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03977 seconds with 8 queries