Ba anh em ông Trịnh Văn Quyết xin giảm án, miễn tiền bồi thường
1 Attachment(s)
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 24 bị cáo có đơn kháng cáo, xin giảm nhẹ án tù, miễn hoặc giảm mức bồi thường dân sự, hoặc chuyển từ án tù sang án treo.
Tại phiên sơ thẩm mở tháng 8, ông Quyết bị TAND Hà Nội tuyên 18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 3 năm tù do Thao túng thị trường chứng khoán, tổng 21 năm tù - h́nh phạt cao nhất trong 50 bị cáo của vụ án. Cùng hai tội danh, hai em gái của ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC) và Trịnh Thị Thúy Nga, cựu phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS, bị tuyên lần lượt 14 và 8 năm tù. Ngoài án tù, ông Quyết và hai em gái c̣n phải liên đới bồi thường cho các bị hại có yêu cầu, và 27.866 người liên quan (tức các nhà đầu tư đă mua cổ phiếu ROS bị nâng khống giá trị, có yêu cầu bồi thường) theo đơn giá 5.466 đồng cho mỗi cổ phiếu ROS. Trước phán quyết này, ba anh em ông Quyết đều kháng cáo xin giảm án tù. Về mức bồi thường, ông Quyết xin giảm, c̣n hai em gái xin được miễn trách nhiệm bồi thường. Trong lời nói sau cùng trước khi ṭa sơ thẩm tuyên án, ông Quyết bày tỏ nguyện vọng được khắc phục hậu quả vụ án thay các bị cáo khác, bằng cách bán toàn bộ tài sản đang bị kê biên, thu giữ. Ông tự tính số tiền lên tới hơn 5.000 tỷ đồng. Trong 25 người kháng cáo, hai người kháng cáo toàn bộ bản án là bị cáo Lê Văn Tuấn (kiểm toán viên Công ty CPA) và Đỗ Như Tuấn (cựu tổng giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng FLC Faros - Công ty Faros). 18 bị cáo c̣n lại xin giảm nhẹ hoặc hưởng án treo. Ngoài ra, một số bị hại kháng cáo yêu cầu xác định lại số tiền bồi thường và xem xét lại một số nội dung trong bản án sơ thẩm. Ṭa sơ thẩm xác định, ông Quyết khi làm Chủ tịch tập đoàn FLC đă xây dựng hệ sinh thái 82 công ty, trong đó có Faros được mua lại năm 2011 với vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Ông Quyết và đồng phạm sau đó dùng thủ đoạn gian dối, khống vốn lên 4.300 tỷ đồng, đưa lên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). VKS đánh giá đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi cổ phiếu ROS đă được hơn 25.000 nhà đầu tư bỏ tiền mua, tổng giá trị hơn 3.620 tỷ đồng. Với tội Thao túng thị trường chứng khoán, cơ quan công tố cáo buộc ông Quyết và đồng phạm nhờ người thân đứng tên 20 công ty, 500 tài khoản chứng khoán sau đó dùng để mua bán qua lại số lượng lớn 5 mă cổ phiếu họ FLC gồm GAB, HAI, FLC, AMD và ART, qua đó thu lợi hơn 700 tỷ đồng. Ông Quyết được VKS ghi nhận đă nộp khắc phục 237 tỷ đồng, khoảng 5% thiệt hại vụ án (hơn 4.300 tỷ đồng). Các bị cáo khác nộp tổng cộng 6 tỷ đồng. Hàng ngh́n bị hại và người liên quan được tuyên hưởng bồi thường tương ứng số lượng và thời điểm mua cổ phiếu ROS bị khống giá. Theo bản án, 430 triệu cổ phiếu đă phát hành theo vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng của Faros, trong đó giá trị nâng khống là 3.102 tỷ đồng. Như vậy mỗi cổ phiếu ROS được niêm yết phát hành có 72,15% nâng khống. Mệnh giá cổ phiếu ROS được chào bán trên thị trường khi đó là 10.000 đồng. Do đó trên mỗi cổ phiếu, các bị cáo đă nâng khống 7.215 đồng. "Các bị cáo sẽ phải đền bù 7.215 đồng cho mỗi cổ phiếu bán cho bị hại, nhân với khối lượng cổ phiếu bị hại đang sở hữu", bản án nêu. Tính đến ngày ROS bị hủy niêm yết trên sàn HoSE, 5/9/2022, 63.075 nhà đầu tư (không bao gồm các bị cáo) đang giữ tổng cộng hơn 567 triệu cổ phiếu ROS. Trong quá tŕnh điều tra và tại phiên ṭa, 27.866 nhà đầu tư có yêu cầu bồi thường thiệt hại. Những người này được ṭa xác định tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, do quyền lợi và tính thanh khoản của cố phiếu ROS họ đă mua bị ảnh hưởng sau khi cổ phiếu này bị hủy niêm yết. V́ thế, các bị cáo cũng phải chịu trách nhiệm một phần, quy ra 5.466 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ kháng cáo của 25 bị cáo và các nhà đầu tư sẽ được TAND Cấp cao tại Hà Nội đánh giá trong phiên ṭa phúc thẩm, hiện chưa công bố ngày xét xử. |
All times are GMT. The time now is 21:51. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.