VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Breaking News | Tin Sốt (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=40)
-   -   FRANCE Pháp: 1.3 triệu Euro mua được lâu đài Decazeville 8 pḥng ngủ và lô đất 10.000m2 c̣n tại VN giá nhà cao cắt cổ và nguyên nhân không thể rùng rợn hơn (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1964669)

Gibbs 10-01-2024 16:54

Pháp: 1.3 triệu Euro mua được lâu đài Decazeville 8 pḥng ngủ và lô đất 10.000m2 c̣n tại VN giá nhà cao cắt cổ và nguyên nhân không thể rùng rợn hơn
 
4 Attachment(s)
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1727801561

Pháp: 1.3 triệu Euro mua được lâu đài Decazeville 8 pḥng ngủ và lô đất 10.000m2, được bao bọc bởi công viên rộng 1ha. Có nhiều nhà phụ. Giao thông rất thuận tiện. Lâu đài Decazeville được dựng năm 1208 bởi bá tước Toulouse.
Contact: Frederick info@fcconsulting-occitanie.fr / (33) 06.63.66.55.01
https://www.bellesdemeures.com/annon...arch_to_detail

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1727801561
Mỹ: bang Kansas, Jewell County, số 628 Main Street, biệt thự kiểu Victoria và lô đất nông nghiệp rộng mênh mông 42.6 mẫu Anh [1 mẫu Anh = 4.047 m2] chào bán 350.000 đô la. Có nhiều nhà phụ phục vụ làm nông, có gara tách biệt.
Nhà môi giới Chris Wagner (785) 534 - 7184.

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1727801561
Tại sao hàng chục năm nêu vấn đề mà quốc hội không phê chuẩn, lại chỉ sốt sắng đánh thuế vào người lao động nghèo bán vé số, bán vài bát phở?

Nhóm lợi ích đang cố kéo dài thời điểm phải đánh thuế BĐS thứ 2, BĐS hoang... chúng đang la ó là đánh thuế sẽ làm tăng giá nhà trong khi chính việc đánh thuế như các nước văn minh mới giảm được đầu cơ trục lợi.

Năm 2020 chưa đưa Luật Thuế tài sản vào áp dụng để hạn chế tiền đổ vào đất đai, rửa tiền hợp pháp.

Hai lần đưa ra Dự Luật Thuế tài sản đều bị bác bỏ, nhiều người cản trở sự ra đời của Luật này. Thuế tài sản nếu được áp dụng sẽ thay đổi toàn diện nhất, bớt giá cao cho bất động sản, bớt nguồn tiền đổ vào BĐS để vào lĩnh vực khác, đồng thời giảm tham nhũng, giảm việc quan chức rửa tiền.

Ngân hàng, cty chứng khoán, trọc phú BĐS và nhóm đầu tư sát thủ đă tạo sóng tăng giá đất kiểu mafia. Không có ngân hàng sân sau th́ không có bơm thổi giá BĐS dẫn tới tê liệt nền kinh tế. Bất động sản chỉ góp 3,6% vào GDP của VN nhưng nợ BĐS chiếm 21,46% tổng dư nợ của nền kinh tế, nghĩa là nguồn lực đổ quá lớn vào BĐS.

Giá đất tăng kéo theo giá làm đường cũng tăng do tiền đền bù tăng, dẫn đến không thể phát triển hạ tầng ở các đô thị, đô thị ngày càng xuống cấp và ô nhiễm trầm trọng. BĐS tăng giá nhưng ngành xây dựng không phát triển v́ không có công nghiệp phụ trợ, trừ xi măng gạch cát là sản phẩm rẻ tiền không có chất xám, hầu hết các VLXD đều phải nhập khẩu hoặc nhập khẩu nguyên vật liệu, dây chuyền công nghệ. Như vậy ngành BĐS c̣n góp phần làm suy kiệt nền kinh tế, gây bất ổn xă hội, làm mất hy vọng an cư của người lao động lương thiện.

Nhóm lợi ích mỵ dân rằng dùng BĐS tích lũy tài sản để trở thành tư bản tài chính, nhưng thực tế, tài chính ngân hàng là anh em sinh đôi với BĐS, là tác nhân chính của nền kinh tế bong bóng, cái này sụp th́ cái kia chết theo v́ cả 2 không dựa trên nền tảng sản xuất hay xuất khẩu mà chỉ từ thổi giá đất.
Liên Hương

https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1727801561
KHU BIỆT THỰ TRIỆU USD BỎ HOANG NHƯ PHẾ TÍCH
Dự án Điểm dịch vụ sinh thái Song Phương (thôn Phương Viên, xă Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Phương Viên là chủ đầu tư.
Theo phê duyệt ban đầu, dự án nhằm phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, chủ đầu tư đă điều chỉnh mục tiêu thành xây dựng khu nhà ở cao cấp ở để bán.
Đi qua khu biệt thự Phương Viên (huyện Hoài Đức, Hà Nội), không ít người dân lấy làm tiếc khi nhiều căn biệt thự có giá bán hàng triệu USD trong t́nh trạng bỏ hoang, tạo cảnh tượng nhếch nhác.
Giá biệt thự tại Phương Viên thời gian qua được rao bán ở mức rất cao, khoảng 20-30 tỉ đồng/căn thô. Dù vậy, cư dân dọn về đây sinh sống chỉ đếm trên đầu ngón tay, có gần một chục hộ dân.

Việt Nam: BĐS ngoài hạn mức ở, BĐS hoang, BĐS thứ 2-xxx không bị đánh thuế dẫn tới t́nh trạng bất công, hỗn loạn như hiện nay. Đặc biệt nguy hiểm, trong khi chưa có luật đánh thuế BĐS thứ 2, BĐS hoang, BĐS ngoài hạn mức ở nhưng đă cho người nước ngoài sở hữu nhà ở thủ đô dẫn tới giá BĐS thủ đô tăng cao quá tầm với trung lưu. Nhóm lợi ích thâu tóm BĐS được ưu ái không phải đóng thuế nên càng nhanh tích sản để gia tăng lũng đoạn, bần cùng hoá người lao động hưởng lương. Sự bất công này là tột độ trong các chế độ chính trị.
Hai lần đưa ra Dự Luật Thuế tài sản đều bị QH bác bỏ, nhóm lợi ích cản trở sự ra đời của Luật này. Thuế tài sản nếu được áp dụng sẽ thay đổi toàn diện thị trường BĐS, bớt nguồn tiền đổ vào BĐS để vào lĩnh vực khác, đồng thời giảm tham nhũng, giảm việc quan chức rửa tiền.

Kim Hoang
Quả trứng ở Hà nội
Bằng 2 lần ở Tây
Trung b́nh đất Hà nội
Gấp năm lần ở đây
Trung b́nh Lừa thu nhập
Một phần 10 ở Tây
Vậy Lừa giá đất gấp
50 lần bên này
Giả sử không ăn uống
Và không cần mua nhà
Th́ vào đến bệnh viện
Sẽ biết tay đảng ta

Huỳnh Thống
Chỉ có Việt Nam giá bất động sản không hợp lư
Dân lao động không thể mua nổi căn nhà để ở

Nguồn lực bị tham nhũng hết hoặc phải bù lỗ cho doanh nghiệp nhà nước, quyền tư hữu đất bị tước đoạt, phúc lợi giáo dục không có, học phí quá đắt so với thu nhập trung b́nh, dân đóng thuế phí để bảo vệ môi trường nhưng không thấy môi trường được cải thiện mà ngày càng tệ, dân phải nuôi hệ thống cán bộ cồng kềnh tham nhũng tiêu cực tràn lan... họ phải tỵ nạn để được sống tử tế.

Gibbs 10-01-2024 16:58

Tân tổng bí thư nói “Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không ngừng nghỉ”, được các cụ cho là tâm điểm trong chỉ đạo của ông ấy, cái này vẫn phải tiếp diễn là đúng rồi.
Ông Minh không phản đối, chỉ phân tích thêm.
- Khi quan họ Vương lên ghế Chủ tịch Quốc hội, lần đầu tiên lănh đạo thượng tầng có người được cho là “có ăn, có học” nhất ngồi ghế lập pháp thế c̣n có ǵ bằng.
Sướng nhất kỳ họp đầu tiên Vương chủ tịch ra nghị quyết trong năm 2023 nhất định phải thông qua “Luật đất đai sửa đổi”
Cuối cùng cái Luật “máu, và tội ác” ấy cũng được thông qua, chấm dứt hơn một chục năm bị nhóm lợi ích do bên chính phủ của thủ tướng “Phúc niềng” lần khất.
Vương chủ tịch cũng chẳng thoát khỏi ṿng kim cô của cái nghị quyết 18. Luật đất đai được thông qua cũng chỉ thay thế cái ốc, cái vít này bằng cái ốc cái vít khác, xiết cho cái cỗ máy tàn ác ấy chắc chắn hơn.
Ông TBT quá cố đă từng nói “Nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi v́ đất, thậm chí bị đi tù cũng v́ đất, mất cả t́nh nghĩa cha con, anh em v́ đất...".
Ông biết thế, các đồng chí của ông biết thế, toàn dân biết hết… bi kịch của xă hội Việt Nam chính là ai cũng biết, cái ǵ cũng biết, nhưng chẳng ai tránh nó ra, cứ như lũ thiêu thân lao vào lửa… hầu hết quan chức Việt Nam dính vào lao lư đều liên quan đến đất đai, đồng chí trước rơi xuống hố, đồng chí sau lại nhảy vào…
Như vậy, Tân Tổng bí thư nói “không ngừng nghỉ” là chính xác 100%.
Quan họ Vương dính “phốt” đă về vườn. Ông Ḷ đă ra đi, khách quan là các ông ấy vẫn nợ dân về cái luật đất đai- Tuy đă sửa, nhưng chẳng hề đổi vẫn nguyên bản chất tù mù của nó.
Cái luật đất đai chỉ cần bổ xung thêm mấy chữ, ngoài sử hữu nhà nước, tập thể, công nhận thêm sở hữu tư nhân… và bỏ nhà nước thu hồi đất đai cho mục đích kinh tế.
Như thế cuộc chiến chống tham nhũng sẽ hiệu quả, không c̣n cảnh đầu rơi, máu chảy, không c̣n cảnh hết đồng chí này vào ḷ, đến đồng chí khác như một lũ thiêu thân nhảy vào.
Chỉ cần điểm huyệt một cái là xong, đấy mới là người tài kiệt xuất dẫn lối thiên hạ, c̣n vẫn “con đường xưa em đi” th́ vẫn đen tối như tiền đồ chị Dậu.

Gibbs 10-01-2024 17:03

Phiên đấu giá đất tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) đă đẩy giá đất lên 12,5 lần đến 30 lần giá khởi điểm, từ vài triệu đồng/ m2 lên đến hơn 130 triệu đồng/m2, khiến các cụ ngạc nhiên và bức xúc.
Cứ suy ra từ thu nhập của người lao động, người làm công ăn lương có vài đời cũng chẳng có miếng đất cắm dùi, hy vọng ǵ có miếng đất xây ngôi nhà riêng cho ḿnh.
Nói về tầm vĩ mô, ông Nhà nước chẳng cần phải làm ǵ, chỉ ngồi vẽ ra dự án, rồi đem ra đấu giá cho các nhà đầu tư triển khai là thu về hàng núi tiền.
Như thế các quan chức thêm lười suy nghĩ, chẳng ông bà nào nghĩ đến phát triển, làm giàu bằng sản xuất, bằng khoa học công nghệ…
Đấu giá đất, nhà nước thu được ngân sách lớn được cái lợi trước mắt, nhưng tham nhũng tràn lan, bộ máy nhà nước (Công an, quân đội, hành chính, hội đoàn…) cồng kềnh như nhà nghèo đông con tiền vào bao nhiêu nó ăn, nó phá, nó tư túi cũng hết…
Cuối cùng chỉ khổ thằng dân, tích cóp được đồng nào lo mua được miếng đất, chẳng được hưởng thụ cái ǵ, ốm chẳng dám đi bệnh viện, cho con đi học th́ bỏ giấc mơ có nhà, muốn có nhà th́ cả đời ăn mắm mút ḍi, thôi đi học…
Ông Minh nghe các cụ than văn chán, mới lên tiếng.
- Ở đây chắc có ông biết, cũng có thể có ông chưa biết về tiểu thuyết “Miếng da lừa” của đại văn hào Pháp Honore de Balzac, đại ư nó thế này:
Câu chuyện kể về chàng thanh niên Raphaël de Valentin đặt cược đồng xu cuối cùng của ḿnh và thua cược, sau đó ra sông Sein để tự tử.
Tuy nhiên, trên đường đi, anh quyết định ghé vào một cửa tiệm chứa đầy những thứ kỳ lạ từ khắp nơi trên thế giới.
Người chủ cửa hàng lớn tuổi dẫn anh đến chỗ một miếng da treo trên tường.
Miếng da hứa hẹn sẽ đáp ứng mọi mong muốn của chủ nhân, và sẽ thu nhỏ lại khi mỗi ước muốn được thực hiện. Chủ tiệm đồ cổ sẵn ḷng để miễn phí miếng da cho Valentin, nhưng cũng khuyên anh ta không nên chấp nhận lời đề nghị này.
Valentin xua đi lời cảnh báo của chủ tiệm và lấy miếng da, ước ngay một bữa tiệc hoàng gia với đầy những rượu, phụ nữ và bạn bè. Anh ngay lập tức gặp được những người quen trong một bữa tiệc như vậy; họ dành hàng giờ ăn uống và tṛ chuyện.
Anh phàn nàn với người bạn Émile của ḿnh về những ngày đầu khi c̣n là một học giả, sống trong nghèo khó cùng với người chủ nhà lớn tuổi và cô con gái Pauline của bà, trong khi cố gắng trong vô vọng để giành được trái tim của một người phụ nữ xinh đẹp nhưng xa cách có tên Foedora.
Trong khoảng thời gian đó, anh được một người tên Eugène de Rastignac kèm cặp, người đă khuyến khích anh ḥa ḿnh vào xă hội thượng lưu. Tận dụng ḷng tốt của những người chủ trọ, Valentin tiến gần vào nhóm bạn bè của Foedora. Tuy nhiên, vẫn không thể có được t́nh cảm của cô, anh trở thành một người khốn khổ và bần cùng khi bắt đầu câu chuyện "Tấm bùa".
Vài năm sau bữa tiệc, khi sử dụng tấm bùa để đảm bảo một khoản thu nhập lớn, Valentin nhận thấy cả miếng da và sức khỏe của ḿnh đều đang giảm sút. Anh cố phá vỡ lời nguyền bằng cách từ bỏ miếng da, nhưng thất bại. T́nh cảnh đó khiến anh hoảng sợ rằng những mong muốn khác nữa sẽ đẩy nhanh đến thời điểm cuộc đời anh kết thúc.
Anh thu xếp nhà cửa để tránh việc ước thêm bất kỳ điều ǵ.
Tuy nhiên, các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát khiến anh ước thêm nhiều thứ khác nhau, và miếng da tiếp tục thu nhỏ lại.
Tuyệt vọng, Valentin ốm yếu cố gắng t́m cách nới rộng miếng da, và thực hiện một chuyến đi đến thị trấn Aix-les-Bains với hy vọng phục hồi lại sức sống của ḿnh.
Nhưng đă quá muộn, Valentin chết trong sự ân hận khi miếng da lừa chỉ c̣n vừa bằng chiếc lá hoa dừa cạn.
“Miếng da lừa” cũng chẳng khác ǵ những mảnh đất được chính quyền đem ra đấu giá, coi như một cách thu ngân sách “bóp ngắn cắn dài” mà không có phương kế làm ăn nào khác, đến khi hết đất th́ cũng như chàng Valentin hết miếng da lừa là về với hồn ma.

Gibbs 10-01-2024 17:03

Khi đất đai thuộc sở hữu nhà nước, vào một ngày nào đó bạn và gia đ́nh của bạn sẽ phải rời nơi chôn rau cắt rốn của ḿnh từ chục đời tổ tiên để lại, không phải do ḿnh tự định đoạt đến một nơi xa lạ.
Nhà nước thu hồi đất để làm một con đường, tiền làm đường lấy từ ngân sách nhà nước do bạn và người dân đóng thuế. Nhưng khi đi trên con đường ấy bạn và những người tham gia giao thông phải trả phí bị tính hai lần - Phí định kỳ theo năm, và phí theo km … và nhiều thứ phí được tính vào xăng, dầu…
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, nơi hàng chục đời nhà bạn canh tác, thu nhập dựa hoàn toàn vào mảnh đất ấy.
Nghề nông mất, bạn sẽ phải đi làm trong các khu công nghiệp, chế xuất… nếu bạn c̣n trẻ và khỏe, nhưng từ làm nông trở thành công nhân không có đào tạo, đồng lương kiếm được không làm cuộc sống của bạn tốt hơn khi làm nông nghiệp.
Lúc ấy bạn phải nuôi những người cao tuổi như bố, mẹ, ông, bà - Những người trước đây vẫn làm những việc nhà nông tự nuôi sống ḿnh cho đến khi nằm xuống.
Những ông chủ nhà máy sẽ sa thải bạn bất kỳ lúc nào để thay vào đó những người trẻ, khỏe hơn bạn. Phụ nữ trên 35 tuổi, và đàn ông trên 40 tuổi nằm trong số những người bị sa thải, lúc ấy bạn sẽ làm ǵ, khi không c̣n đất.
Nhà nước tuyên truyền, đưa vào Luật nói rằng “Khi thu hồi đất phải đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người bị thu hồi đất”
Các cụ xưa tổng kết “hai lần chuyển nhà bằng một lần cháy nhà”
Khi bạn đến nơi định cư mới thường là những vùng đất khó phát triển kinh tế, v́ nếu là đất đắc địa họ đă không chuyển bạn đến đấy, bảo rằng thu hồi đất phải di dân đến chỗ tốt hơn chỉ là tuyên truyền dối trá, đạo đức giả.
Bạn hăy chỉ ra ở đâu người bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn, hay chỉ thấy họ cùng cực, bị mất đất, bị đàn áp khi đi khiếu kiện, khiếu nại khắp nơi?
Và có người nào bị thu hồi đất mà không uất ức đến cổ, họ bảo không phải thu hồi mà là ăn cướp.
Khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng trường học, xây chợ dân sinh… con bạn đi học vẫn phải trả tiền xây dựng trường học, và đóng học phí. Tiểu thương vẫn phải bỏ tiền mua chỗ kinh doanh qua h́nh thức đấu thầu… và hàng năm họ vẫn phải đóng thuế chợ… trong số tiền đó bao gồm cả tiền đất được tính cao gấp nhiều lần, thậm chí hàng chục lần số tiền được bồi thường khi thu hồi đất.
Nhà nước thu hồi đất của bạn làm nghĩa trang, khi người thân của bạn mất, và cả chính bạn nữa đến khi nằm xuống vẫn phải bỏ tiền để mua “nơi an nghỉ cuối cùng”, một m2 cao gấp hàng chục lần tiền bồi thường mà bạn được chi trả.
Khi đất không thuộc quyền sở hữu của bạn, từ khi sinh ra đến khi chết bạn chỉ là kẻ lang thang, sống kiếp đời ở nhờ, ở trọ, làm thuê, làm mướn cho các ông chủ, là “thằng dân” của nhà nước. Và thậm chí khi chết rồi cũng không yên ổn, “nơi an nghỉ cuối cùng” của bạn vẫn có thể bị bới lên để lấy đất cho mục đích phát triển kinh tế.
Khi bạn bị thu hồi đất, bạn sẽ trăm đường khốn khổ, khốn nạn, và trong cái gọi là “phát triển kinh tế” sẽ không biết Nhà Nước thu hồi đất lúc nào, trăm triệu người dân luôn nơm nớp tai họa thu hồi đất giáng xuống.
Phát triển kinh tế cho ai? Từ đất nhiều kẻ giàu lên, cùng với “Tiếng oan dậy đất, oán ngờ loà mây” - Bạn đang sống ở thời đại nào, đang ở trần gian, hay địa ngục?
“Đất có thổ công, sông có hà bá” động vào đất đai sẽ rất oan nghiệt. Luật đất đai là tử huyệt của chế độ, xin đừng dại đùa giỡn với nó.

Gibbs 10-01-2024 17:04

Báo chí đưa tin bất động sản đang trong t́nh trạng đóng băng.
Đóng băng là thế nào? Hậu quả ra làm sao? Bao giờ băng mới tan? Thật là những câu hỏi hóc búa, các cụ đă nghỉ hưu, có mấy cụ tham gia thị trường bất động sản, tiền ăn không đủ mơ màng ǵ đến chuyện kinh doanh nhà đất.
Trong số các cụ có ông Tuyền trước đây là chuyên viên kinh tế của Bộ Kế hoạch, Đầu tư xem ra c̣n có chút am hiểu.
Ông Tuyền nói với các cụ:
- Thực ra nó rất dễ hiểu, bao giờ cũng vậy khi làm ăn chộp giật nó cũng có nhiều mánh lới, móc ngoặc với nhau nên mới rối tung khó hiểu như thế.
Đóng băng có nghĩa là mua bán bất động sản không có giao dịch. Trong khi nhu cầu xă hội về nhà ở vẫn cấp bách. Theo suy luận, trong chế độ của ta kiểu ǵ nhà nước cũng phải tháo gỡ tảng băng này, bằng mọi cách.
Câu chuyện ở đây bắt đầu từ truyền thống “tay không bắt giặc” của các cụ tổ chúng ta truyền lại.
Nhà đầu tư mua một miếng đất nhưng không hề có một xu dính túi, họ phải vay ngân hàng, và miếng đất ấy chính là tài sản thế chấp. Như vậy, thực chất hầu hết các dự án là tài sản của ngân hàng theo đúng nghĩa của nó.
Ngân hàng cũng chẳng có đồng nào, tiền là do người dân gửi vào để hưởng lăi suất.
Đến đây dễ nhận thấy ngân hàng là đơn vị trung gian, ngân hàng có mệnh hệ ǵ là nhà đầu tư, và người gửi tiền mắc hạn.
Nhà đầu tư để có một miếng đất phải chi phí rất nhiều để bôi trơn, họ cần số tiền nhiều hơn giá trị thực của dự án để triển khai và cả mục đích chiếm đoạt.
Giữa ngân ngân hàng và nhà đầu tư cùng nhau thổi giá, móc ngoặc với nhau định giá đất lên gấp nhiều lần để rút tiền cùng nhau chia chác hưởng lợi.
Để huy động được vốn ngân hàng phải đẩy lăi suất tiền gửi lên cao, dĩ nhiên lăi suất cho vay cũng v́ thế mà tăng lên đến 15- 25%.
Hậu quả là giá nhà đất đến tay người tiêu dùng cao ngất ngưởng.
Tham gia thị trường bất động sản c̣n có các nhà đầu tư thứ cấp, đầu cơ bất động sản. Các căn hộ được mua bán sang tay từ người này đến người khác.
Đa số các nhà đầu tư thứ cấp cũng tay không bắt giặc, hầu hết trong số họ cũng phải vay ngân hàng.
Một miếng đất có thể rất có nhiều nhà đầu tư vay ngân hàng, lần sau phải vay nhiều hơn lần trước.
Giá nhà đất bị thao túng, đẩy giá đến giới hạn khi người tiêu dùng không thể chịu được- hay nói chính xác là sức mua dừng lại chính là thị trường bất động sản đóng băng.
Vậy cứu sự đóng băng này như thế nào?
Thông thường khi hàng hoá bán chậm, biện pháp hạ giá xả hàng được thực hiện.
Thị trường bất động sản không thể làm được điều này.
Nếu hạ giá nhà đầu tư sẽ không đủ tiền trả gốc và lăi ngân hàng.
Trong trường hợp này thông thường ngân hàng sẽ xiết nợ, đem tài sản ra đấu giá. Ngân hàng cũng không dám làm điều này v́ như thế số tiền thu lại không bằng số tiền cho vay.
Lúc này hậu quả của việc định giá, thổi giá cao mới lộ ra. Trên thực tế đă chứng minh hầu hết các ngân hàng không dám xiết nợ, bằng h́nh thức đấu giá với các chủ đầu tư không trả được lăi và gốc cho ngân hàng.
Các chủ đầu tư ỳ ra, tuyên bố cứ xiết nợ đi, dự án c̣n đấy, giá thị trường như thế thừa sức trả ngân hàng.
Đây chính là nguyên nhân giá nhà đất bị ḱm không thể tụt được xuống, bán được hay không bán được không quan trọng. Để đấy c̣n sống, bán đi là chết, đi tù cả lũ.
Bất động sản đóng băng chính là do không thể xử lư các khoản nợ của ngân hàng.
Chính phủ họp yêu cầu ngân hàng phải giảm lăi suất vay cứu bất động sản. Dự án đă triển khai không bán được, lăi và gốc chưa trả được, nay lại cho vay tiếp không ngân hàng nào dám làm liều được nữa. Chính phủ có chỉ đạo măi bằng biện pháp hành chính cũng không phá được tảng băng này.
Bao nhiêu năm để cho các nhóm lợi ích dùng ngân hàng lũng đoạn nền kinh tế, bây giờ xử lư hành chính đă muộn.
Cần phải mạnh tay cắt bỏ khối u độc hại này.
C̣n cách nào cứu được nữa không?
Vẫn có cách đó là nhà nước bỏ tiền ra mua lại các dự án, đồng thời kết hợp tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, xử lư truy thu với những cá nhân, tổ chức tham nhũng.
Như vậy ngân sách nhà nước phải bỏ ra một số tiền khổng lồ - tiền ấy lấy từ đâu ra?
Cứ thằng dân mà móc chứ ở đâu nữa.

Gibbs 10-01-2024 17:11

Thừa và thiếu trong lư luận.
Với thể chế do một đảng cầm quyền như đảng cộng sản, vấn đề lư luận là một trong những trụ cột sống c̣n của đảng cộng sản. Những ai đi quân đội đều biết, vai tṛ của chính trị viên rất quan trọng trong quân đội.
Không phải thừa tiền và nhân lực mà chế độ cộng sản có một bộ máy đồ sộ để nghiên cứu lư luận và tuyên truyền, mà đó là điều bắt buộc để chủ nghĩa cộng sản hay nói cách khác là chế độ độc tài toàn trị tồn tại nắm quyền.
Người ta thường cho rằng chế độ độc tài tồn tạị bằng bạo lực, đàn áp, bắt bớ..tức bằng hành động vũ lực.
Nhưng thực ra trước khi đi đến hành động, con người phải có suy nghĩ, phải có tính toán như làm thế có đúng không, có hiệu quả không, có phù hợp không ?
Nếu trong quân đội có chính trị viên th́ trong thể chế có ban tuyên giáo, hội đồng lư luận trung ương, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Những lực lượng này như cái đầu trong cơ thể người, họ nghiên cứu cách tuyên truyền và giáo dục làm sao thật hiệu qủa, để những người lính vũ trang nhận thấy những người bất đồng chính kiến là kẻ thù phá hoại đất nước và việc đàn áp là điều đúng đắn cần làm.
Việc đàn áp bằng vũ lực của đơn vị vũ trang và đàn áp bằng truyền thông của lực lượng dư luận viên luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Lực lượng dư luận viên đi trước lên án đối tượng, tiếp đến vũ trang bắt bớ, cuối cùng là dư luận viên ca ngợi hành động của lực lượng vũ trang là bảo vệ sự ổn định, b́nh yên của chế độ, của đất nước.
Nhiều năm qua, thu nhập từ việc đi vay, khai thác khoáng sản, nguồn lợi từ bất động sản có khiến cho đất nước thay đổi về cuộc sống và đủ nuôi dưỡng đội quân lư luận này có cuộc sống khá sung túc. Dẫn đến đội quân lư luận này trở thành tŕ trệ và lười biếng trong tư duy nhưng lại hăng hái trong bảo thủ, núp dưới những từ ngữ hay ho như kiên định, trung thành, bảo vệ...
Hôm nay đất nước thực sự phải cần thay đổi để phát triển kinh tế.
Đáng buồn là vấn đề quan trọng về lư luận của chế độ Việt Nam lại quá dư thừa những kẻ bảo thủ và thiếu những nhà lư luận ủng hộ sự đổi mới, sáng tạo.
Những kẻ bảo thủ bao giờ cũng dễ dàng hơn, họ bám vào những kiên định được vạch ra sẵn rồi chọn cho ḿnh việc dễ nhất là bảo thủ.
- Kiên định hệ quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc là: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa.
Họ bỏ qua phần gọi là sáng tạo, đổi mới và khái niệm quan trọng mà cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở là con đường CNXH riêng của Việt Nam, chỉ đạo tuân theo quy luật khách quan, đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam để định ra cho cách mạng Việt Nam con đường trong thời đại mới.
Có hai phần là kiên định và đổi mới, họ lười biếng chọn cách lư luận cũ mèm, bảo thủ v́ nó dễ dàng hơn, có sẵn từ bao năm nay, chỉ việc mang ra xào xáo lại thành lư luận. C̣n việc đổi mới phải nghiên cứu thực tiễn, dự đoán t́nh h́nh quốc tế, làm ǵ cho đất nước phát triển th́ mất quá nhiều công sức nên họ không làm. Họ dường như bịt mắt, che tai để không nh́n quy luật khách quan, không nh́n thực tiễn mảnh đất Việt Nam đang thế nào và cần phải làm ǵ để phát triển. Thay v́ nghiên cứu thực tiễn để định h́nh sự đổi mới nào có lợi cho đất nước, họ lại gia tăng sự bảo thủ biến chất thành chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong thời gian mấy tháng gần đây. Họ gia tăng cường độ tuyên truyền phương Tây là thế lực thù địch một cách thái quá, tạo tâm lư thù ghét, khinh miệt dân tộc khác và tự hào quá lố về dân tộc ḿnh. Như trường hợp giáo sư Trường được truyền h́nh phỏng vấn, tự hào cho rằng người Việt không cần tủ lạnh v́ đi chợ ba bữa, ăn tươi. C̣n Mỹ phải ăn đồ đông lạnh , không có điều kiện đi chợ ăn tươi nên mới phải cần tủ lạnh. Hoặc đám dư luận viên đưa h́nh ảnh người Việt ăn nhậu, cà phê tràn lan ngoài đường và cho đó là đời sống dân Việt hơn đứt bọn tư bản suốt ngày cắm mặt đi làm. Lựa chọn những h́nh ảnh người Việt vô gia cư ở Mỹ để phổ biến trên mạng xă hội để lấy đó là tự hào về Việt Nam.
Nếu đảng CSVN nhận thức cần phải thay đổi, cần có kỷ nguyên mới cho đất nước. Điều phải làm bây giờ là điều chỉnh lư luận phù hợp.
Trong tác phẩm Bố Già, khi nhận thức thời đại đang đến sẽ khác trước, cần phải chuyển sang làm ăn một cách đàng hoàng, hợp pháp hơn. Bố già Mai Cơn đă chửi người cháu trai của ḿnh, vốn thích theo lối làm ăn truyền thống là băng đảng, vũ lực rằng thời bây giờ cần đến luật sư chứ không cần đến thù hận, chém giết.
Người Buôn Gió

Gibbs 10-02-2024 18:13

Dương Quốc Chính

2-10-2024

Bất động sản (BĐS) Hà Nội đang ngáo giá. Lư do có lẽ chủ yếu là đang có ách tắc về pháp lư, đang điều chỉnh một số luật, nên các Chủ đầu tư (CĐT) đều nằm chờ, không dám triển khai dự án mới. Những cái ra được đều là do chạy pháp lư từ trước. Cung ít nên mấy anh có hàng kia mới nhân cơ hội thổi giá.


Vấn đề ách tắc này chỉ là tạm thời thôi, không thể tắc măi được. Để đối phó với t́nh trạng ngáo giá này, người dùng cuối chỉ có cách duy nhất là tẩy chay. Như anh em vẫn ḥ hét tẩy chay các nhăn hàng gặp phốt vớ vẩn vừa rồi (kiểu The coffee house ấy).

Nhà ở không phải món hàng thiết yếu như ăn mặc, không có th́ tạm thời thuê 1-5 năm, chả chết ai. Nên anh em mạnh dạn nín nhé, đừng có mua vào tầm này, trừ khi đàm phán được giá tốt (v́ đôi khi là giá ngáo trên TV thôi).

Nếu khách hàng đồng ḷng chổng đít vào bất động sản ngáo giá 1-2 năm (ḿnh nghĩ thuê nhà 1-2 năm không phải chuyện lớn) mà giá vẫn ngáo, th́ là do anh em thương lái, đầu cơ tự chăn nhau thôi. Lúc đó chính phủ mạnh dạn đánh thuế lũy tiến về bất động sản (xin đừng gọi là thuế bất động sản thứ 2, không chính xác đâu), v́ có số liệu thị trường rồi. Tất nhiên 1-2 năm nữa sẽ không thể c̣n tắc pháp lư (liên quan đến cả đốt ḷ).

Khách hàng chỉ có mỗi quyền lực là tẩy chay thôi nhé. Chứ ngồi không mà kêu khóc, giá cũng không xuống đâu.

Việc để giá bất động sản ngáo vậy, trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về Chính phủ, chứ thương lái cũng chỉ tát nước theo mưa được thôi. Đó là do các chính sách vĩ mô để quản lư thị trường bất động sản chưa hợp lư. Đôi khi cũng là đồng lơa để thu thuế đất được nhiều, chỉ dân đen cần mua nhà là chết.

Để quản lư thị trường này không phải chuyện mới cần sáng tạo ǵ cả, v́ đă có biết bao nước đă trải qua vấn đề tương tự, chỉ việc học theo thôi. Đâu cần phát minh lại cái bánh xe. Thế nhưng bao năm vẫn không làm được. Làm đi, đừng bàn lùi.

Tại sao Hà Nội mới ngáo giá bất động sản?

Hà Nội có đông quan chức nhất cả nước, anh em này mới hay găm bất động sản. Lưu ư là, mỗi bộ tương đương với một tỉnh về phẩm hàm lộc lá. Chưa kể các ban bên Mặt trận Tổ quốc, Quốc hội và đảng cũng ngang bộ. Nên Hà Nội có nhu cầu bất động sản cao nhất nước.

Lưu ư là, càng đầu tư công nhiều th́ càng tham nhũng nhiều, tham nhũng nhiều th́ đầu cơ bất động sản nhiều. Đó là quy luật.


All times are GMT. The time now is 06:49.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.06003 seconds with 8 queries