VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Business News |Tin Kinh Tế (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=160)
-   -   Thế khó của doanh nhân Mỹ - Trung giữa cuộc chiến thuế (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=2034436)

troopy 04-10-2025 13:17

Thế khó của doanh nhân Mỹ - Trung giữa cuộc chiến thuế
 
1 Attachment(s)
Sức nóng từ cuộc chiến thuế đang gia tăng áp lực lên các chủ doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc, những người nói rằng hợp tác giờ đây là điều bất khả thi.

Chen Qingxin, chủ nhà máy sản xuất đồ chơi tại tỉnh Quảng Đông, trung tâm xuất khẩu phía đông nam Trung Quốc, cho biết ông đă nhận được điện thoại từ một khách hàng ở Baltimore chỉ vài phút sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đợt tăng thuế mới với hàng hóa Trung Quốc hôm 9/4. Họ muốn hủy đơn hàng hồi tháng 3 cho một lô đồ chơi dự kiến giao vào tháng 6.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1744290989
Công nhân làm việc trong một nhà máy sản xuất điều ḥa ở Quảng Châu hồi năm ngoái. Ảnh: AFP

Chen trước đó đă đồng ư giảm giá 10% cho khách hàng này sau khi Tổng thống Trump hôm 2/4 tuyên bố áp thêm 34% thuế nhập khẩu với hàng hóa Trung Quốc, nâng tổng mức thuế lên 54%.

Tuy nhiên, khi Nhà Trắng tăng thuế với Trung Quốc lên 84%, khách hàng phải thú nhận với Chen rằng họ không thể làm ǵ khác ngoài hủy đơn hàng, bởi mức thuế này nằm ngoài khả năng chịu đựng của họ. Song chưa dừng lại, Nhà Trắng sau đó tiếp tục tăng thuế với Trung Quốc lên 125%, dù tuyên bố hoăn áp dụng mức thuế đối ứng với hầu hết các đối tác khác trong 90 ngày.

"Đó là một cú đánh phá vỡ mọi thỏa thuận", Chen nói, đề cập tới động thái leo thang thuế quan của ông Trump. "Không c̣n chỗ cho hợp tác kinh doanh nữa".

Chen đă làm ăn với khách hàng ở Baltimore trong hơn một thập kỷ. "Cả hai chúng tôi đều rất buồn, nhưng không thể làm ǵ được nữa", ông cho hay, thêm rằng khách hàng đă nói "xin lỗi" bằng tiếng Trung với ông khi gọi điện hủy đơn hàng.

Chen tin sẽ có thêm nhiều đơn hàng bị hủy từ các đối tác ở Mỹ trong vài ngày tới.

Công ty phân tích thị trường Capital Economics, trụ sở tại London, Anh, ước tính lượng hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ có thể giảm hơn 50% trong những năm tới nếu mức thuế trên vẫn được áp dụng.

Trung Quốc đă trả đũa bằng các khoản thuế tương ứng, mới nhất là mức thuế 84% với tất cả hàng hóa Mỹ. Cả hai nước đều tuyên bố sẽ không lùi bước.

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc "thiếu tôn trọng thị trường toàn cầu", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho hay nước này không muốn đối đầu với Mỹ, nhưng sẽ không sợ hăi nếu Mỹ tiếp tục đe dọa áp thuế.

Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định cởi mở với việc đàm phán với Mỹ, nhưng phải trên cơ sở b́nh đẳng và tôn trọng lẫn nhau, thêm rằng "việc gây sức ép, đe dọa, bắt nạt" không phải là cách hành xử đúng với Trung Quốc.

Hồi đầu năm, một số chủ nhà máy Trung Quốc đă giảm giá cho khách hàng Mỹ để phần nào giúp họ xoay xở với hai đợt tăng thuế 10% mà ông Trump áp dụng sau khi trở lại nhiệm sở. Nhưng hiện tại, với mức thuế cao hơn nhiều, không ít chủ nhà máy cho hay họ không thể giảm giá thêm nữa bởi nếu làm vậy, họ chắc chắn sẽ lỗ.

Một số chủ doanh nghiệp Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng chấp nhận mất đơn hàng từ các công ty Mỹ và t́m người mua ở nơi khác hoặc ngừng sản xuất nếu cần thiết. Điều này sẽ khiến các nhà nhập khẩu Mỹ phải chịu phần lớn gánh nặng thuế quan mà sau đó họ có thể phải chuyển chúng cho người tiêu dùng bằng cách tăng giá.

"Đây có thể là đ̣n giáng mạnh vào người tiêu dùng và các gia đ́nh Mỹ", Jeffy Ma, chủ một nhà sản xuất mũ tại Quảng Châu, nói hôm 8/4 sau khi ông Trump công bố kế hoạch tăng thuế quan với Trung Quốc.

Ma cho hay công ty của ông đă giảm giá khoảng 4% vào đầu năm để san sẻ gánh nặng thuế với khách hàng. Ông thu về lợi nhuận khoảng 5% với giá xuất xưởng khoảng 3 USD mỗi chiếc mũ, v́ vậy không thể giảm giá thêm nữa.

Thị trường Mỹ chiếm khoảng 1/5 doanh thu công ty ông vào năm ngoái. Tuy nhiên, ông đă dự đoán được việc thị phần giảm do mức thuế quan cao hơn khiến hàng hóa Trung Quốc trở nên đắt đỏ đối với các nhà nhập khẩu Mỹ. Để bù đắp, ông đặt mục tiêu bán nhiều hơn ở trong nước và các thị trường khác tại châu Âu và châu Á. Nếu đơn hàng giảm, Ma có thể phải cho một bộ phận nhỏ trong khoảng 350 công nhân của ḿnh nghỉ việc tạm thời.

Chính quyền Trump khẳng định thuế quan sẽ không gây lạm phát như nhiều nhà kinh tế lo ngại v́ các nhà cung cấp Trung Quốc sẽ gánh chịu phần lớn chi phí. Theo họ, thuế quan do các nhà nhập khẩu tại Mỹ trả, nhưng các nhà cung cấp nước ngoài có thể giúp bù đắp chi phí này bằng cách giảm giá. Tuy nhiên, nghiên cứu kinh tế phần lớn cho thấy người mua hàng Mỹ mới là bên chịu phần lớn chi phí thuế.

Chen Qirun, nhà sản xuất và xuất khẩu ống nhựa PVC tại Quảng Đông, đă nhận được hàng loạt email của khách hàng Mỹ kể từ sau khi Tổng thống Trump công bố mức thuế đối ứng hồi đầu tháng. Họ muốn được giảm giá thêm dù trước đó ông đă đồng ư giảm 8%.

Trong email gửi hôm 4/4, một khách hàng ở Ohio đă bày tỏ cảm kích với công ty của Chen, kể về những khó khăn mà họ cũng như cả thế giới đang phải đối mặt do đ̣n thuế từ Tổng thống Mỹ, trước khi yêu cầu giảm giá 25-30%.

"Tôi chưa bao giờ nhận được email nào với giọng điệu nhún nhường như vậy", Chen nói. "Tôi có thể tưởng tượng ra những áp lực mà họ phải chịu, nhưng tôi cũng không khác ǵ".

Từ cuối năm ngoái, Chen liên tục tới Trung Đông và nhiều nơi khác để t́m kiếm khách hàng mới v́ ông tin thương mại với Mỹ sẽ giảm do căng thẳng địa chính trị leo thang.

Đơn hàng từ Mỹ từng chiếm 60% doanh số của Chen, nhưng tính đến tháng ba, tỷ lệ này đă giảm xuống c̣n 30%.

Một số nhà kinh tế cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ khó có thể t́m được nơi thay thế thị trường Mỹ. Nhu cầu từ các hộ gia đ́nh và doanh nghiệp Trung Quốc vẫn yếu. Không ít quốc gia khác đă dựng lên các rào cản thương mại của riêng họ v́ lo ngại hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào sẽ gây tổn hại đến các ngành công nghiệp trong nước.

Nhưng theo giới phân tích, trong một số trường hợp, những nhà nhập khẩu Mỹ cũng có rất ít lựa chọn để thay thế các nhà cung cấp Trung Quốc.

Zhang, 50 tuổi, chủ một nhà máy sản xuất giày dép ở tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc, đă ở Canada vài tháng qua để cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh. Ông cho biết thị trường Mỹ hiện chiếm khoảng 2/3 doanh số bán hàng của ông, giảm từ mức khoảng 90% trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng.

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 8/4, Zhang cho biết năm nay, công ty ông đă giảm giá từ 5% đến 10% cho các khách hàng Mỹ, nhưng không thể giảm thêm nữa.

Zhang đă chứng kiến không ít khách hàng Mỹ của bạn bè ông phải hủy đơn hàng v́ thuế quan và tin rằng ḿnh cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng này.

"Mức thuế quá cao, không ai có thể chịu được", Zhang nói.

Nếu đơn hàng giảm, Zhang có kế hoạch giảm công suất hoặc tạm dừng sản xuất tại nhà máy của ông, nơi có khoảng 100 nhân viên. Ông cũng không loại trừ khả năng nghỉ hưu sớm hoặc chuyển sang công việc kế toán, ngành mà ông đă học thời đại học.

VietBF@sưu tập


All times are GMT. The time now is 09:35.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.10288 seconds with 8 queries