VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News|Tin Thế Giới (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=185)
-   -   Trump công bố kế hoạch chấm dứt chiến tranh Ukraine – Ḥa b́nh hay thỏa hiệp nguy hiểm? (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=2039725)

PinaColada 04-25-2025 23:27

Trump công bố kế hoạch chấm dứt chiến tranh Ukraine – Ḥa b́nh hay thỏa hiệp nguy hiểm?
 
1 Attachment(s)
"Hăy hoàn tất thỏa thuận ḥa b́nh?", Tổng thống Donald Trump đăng trên mạng xă hội hôm 24/4. Rơ ràng ông đang mất kiên nhẫn nhưng các quan chức Mỹ, châu Âu và Ukraine đều cho biết đang có những dấu hiệu tích cực trong việc xây dựng một thỏa thuận có thể chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
Con đường ḥa b́nh ở Ukraine
Dù chưa đạt được thống nhất, các bên đang tiến gần hơn đến một công thức cơ bản kiểu "đổi đất lấy ḥa b́nh". Theo một kế hoạch do Mỹ đề xuất và đang là cơ sở để đàm phán, Nga sẽ tiếp tục kiểm soát 5 khu vực mà nước này đang chiếm giữ, nhưng Ukraine sẽ không chính thức từ bỏ chủ quyền với các vùng này. Mỹ có thể ngầm thừa nhận việc Nga kiểm soát Crimea nhưng Ukraine th́ không.

Vấn đề đảm bảo an ninh cũng sẽ được xử lư khéo léo. Ukraine sẽ không gia nhập NATO nhưng vẫn giữ tuyên bố trong Hiến pháp rằng đây là mục tiêu của ḿnh. Nga sẽ chấp nhận việc Ukraine có quyền được bảo đảm an ninh sau xung đột (ngầm hiểu là sự hiện diện của lực lượng quân sự châu Âu) và trong tài liệu đàm phán không c̣n nhắc đến yêu cầu cũ của Nga về việc Ukraine phải trung lập và phi quân sự hóa.

Một vấn đề then chốt là vai tṛ của Mỹ trong việc đảm bảo lệnh ngừng bắn và an ninh sau xung đột cho Ukraine cũng như các nước châu Âu. Các quan chức châu Âu cho biết, họ mong Mỹ sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin t́nh báo để Kiev và các đồng minh có thể phát hiện sớm nếu Nga chuẩn bị tấn công trở lại.

Các nước châu Âu cũng muốn Mỹ cam kết hỗ trợ "lực lượng răn đe" của họ hậu xung đột, tức là nếu Nga tấn công th́ chính quyền Tổng thống Trump sẽ cung cấp hỗ trợ. Các quan chức châu Âu cho rằng sự hiện diện quân sự của ḿnh sẽ có sự ủng hộ từ Mỹ nhưng chưa có sự đảm bảo chính thức và nếu không có, nhiều nước có thể sẽ không điều quân.

Trong cuộc họp tại London hôm 23/4, các nước châu Âu đă đề nghị đội ngũ của ông Trump điều chỉnh một số điểm trong kế hoạch để phù hợp hơn với các quan ngại của Ukraine. Các đề xuất bao gồm việc Mỹ chấp nhận Ukraine có thể gia nhập Liên minh châu Âu trong tương lai, định nghĩa cụ thể hơn về sự hỗ trợ an ninh của Washington và xác định rạch ṛi về ranh giới ngừng bắn giữa hai bên.

"Đây là những điểm có thể thương lượng được và nếu làm kỹ, họ hoàn toàn có thể đạt được thỏa thuận", ông William B. Taylor Jr., cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine và là người ủng hộ mạnh mẽ Kiev nhận định.

"Có thể cảm nhận được một vài sự lạc quan hiện nay", một quan chức cấp cao châu Âu nắm rơ t́nh h́nh đàm phán cho hay.

Các cuộc thảo luận tại London ngày 23/4 được đánh là "tích cực", Đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Ukraine Keith Kellogg tiết lộ.

Bản thỏa thuận về Ukraine dường như đang sử dụng cách diễn đạt mơ hồ thường thấy trong nhiều thỏa thuận ngoại giao, nơi mỗi bên có thể giải thích nội dung theo hướng có lợi cho công chúng trong nước. Điều này khá phổ biến trong giới ngoại giao.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, điều đáng lo là thỏa thuận này có thể làm lu mờ vấn đề chiến lược lớn hơn, đó là liệu Nga có gây ra mối đe dọa tấn công với phương Tây hay không. Giới lănh đạo quân sự Mỹ đồng t́nh với châu Âu và Ukraine rằng Điện Kremlin có lập trường đối đầu nhưng chính quyền ông Trump lại xem Nga như một cơ hội kinh tế.

“Nga là mối đe dọa lâu dài đối với Mỹ, các đồng minh NATO và an ninh toàn cầu", Tư lệnh NATO - Tướng Christopher Cavoli phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào ngày 3/4. Ông cho biết, Moscow vẫn đang tuyển thêm khoảng 30.000 quân mỗi tháng. Hiện lực lượng tiền tuyến của Nga đă vượt 600.000 người, gần gấp đôi số quân trong chiến dịch quân sự năm 2022. Ông Cavoli cũng cảnh báo rằng sản lượng pháo hàng tháng của Nga, khoảng 250.000 quả, sẽ giúp họ tích lũy kho đạn gấp 2 lần so với tổng lượng đạn của Mỹ và châu Âu cộng lại.

Đạt được thỏa thuận rồi mới đi vào chi tiết
Để hiểu rơ hơn quá tŕnh đàm phán về ḥa b́nh ở Ukraine, có một vài điểm khá đặc biệt cần chú ư:

Đầu tiên là sự phân chia nhiệm vụ. Đội ngũ của ông Trump đang làm việc để thuyết phục Nga, trong khi các nước châu Âu cố gắng khiến Ukraine chấp nhận các điều khoản. Cho đến nay, những nhượng bộ từ phía Ukraine lớn hơn nhiều so với Nga. Các nhà đàm phán châu Âu đă cảnh báo phía ông Trump trong tuần này rằng, nếu Nga không linh hoạt hơn, Kiev có thể sẽ rút lui khỏi bàn đàm phán.

Thứ hai là các cuộc đàm phán diễn ra song song với những phát ngôn ồn ào trên mạng xă hội. Ông Trump liên tục công kích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và trong bài đăng hôm 23/4, ông viết: “Chúng ta đang rất gần một thỏa thuận nhưng người chẳng c̣n lá bài nào nên kết thúc chuyện này đi". Trong bài đăng đó, ông Trump cũng đưa ra một cam kết quan trọng: “Không ai yêu cầu Tổng thống Zelensky công nhận Crimea là lănh thổ của Nga".

Sau đó, Tổng thống Zelensky dịu giọng hơn, đăng bài thừa nhận rằng “cảm xúc có phần căng thẳng" nhưng các cuộc đàm phán đang “đưa chúng ta đến gần ḥa b́nh hơn.”

Đến ngày 24/4, ông Trump thậm chí c̣n trách móc cả Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sau cuộc tấn công lớn của Nga vào thủ đô Kiev của Ukraine trong đêm, ông Trump đă viết rằng: "Tôi không hài ḷng với các đợt không kích vào Kiev. Không cần thiết và quá tệ về mặt thời điểm. Vladimir, DỪNG LẠI!"

Điểm thứ ba là phong cách đàm phán khó đoán của ông Trump. Các cuộc đàm phán ngoại giao thường cần nhiều tuần chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng ở đây th́ không. Các quan chức đă xem bản đề xuất của Mỹ mô tả nó chỉ như "một bản phác thảo", chứ không phải kế hoạch chi tiết. Theo một người thân cận với tiến tŕnh đàm phán, ông Trump muốn nhanh chóng đạt được lệnh ngừng bắn rồi mới tính đến các chi tiết sau.

Dù tuần trước có nhiều đồn đoán rằng ông Trump sẵn sàng rút khỏi đàm phán nếu không sớm đạt được thỏa thuận nhưng tuần này, đội ngũ của ông lại tập trung cao độ vào vấn đề Ukraine. Các cố vẫn đang t́m cách mang về một chiến thắng cần thiết cho Tổng thống Trump khi h́nh ảnh của ông dường như đang bị ảnh hưởng v́ những rắc rối liên quan đến vấn đề thuế quan.

Mặc dù châu Âu sẽ chịu trách nhiệm phần quân sự trong "đảm bảo an ninh" hậu xung đột nhưng kế hoạch của Mỹ cũng khắc họa một vai tṛ thực tế của Washington thông qua việc vận hành nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine, nơi sẽ cung cấp điện cho cả hai bên. Điều này sẽ đưa người Mỹ hiện diện gần sát với tiền tuyến hiện tại của cuộc xung đột và đóng vai tṛ như một “rào chắn cảnh báo”, tức là nếu bị tấn công, điều đó có thể kéo theo phản ứng quyết liệt từ Mỹ.

Điều tương tự cũng áp dụng với đề xuất cho phép Mỹ chia sẻ lợi nhuận từ khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác của Ukraine. Đây là một nước cờ quyền lực về mặt kinh tế, nhưng đồng thời cũng giúp Mỹ có lợi ích gắn bó với ḥa b́nh sau xung đột.

Thách thức với ông Trump là làm sao kết hợp được mong muốn đ́nh chiến với một cam kết an ninh đủ mạnh và đáng tin cậy để khiến Ukraine an tâm rằng Nga sẽ không tiến hành tấn công trong tương lai. Tổng thống Trump chưa làm được điều đó, nhưng theo một số nhà quan sát, ông đang ngày càng tiến gần hơn mục tiêu mang lại ḥa b́nh cho Ukraine.

VietBF@ sưu tập


All times are GMT. The time now is 14:11.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.06138 seconds with 8 queries