VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Archive - Old News 2012 (closed) (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=265)
-   -   Vụ Tiên Lăng: Bài học đắt giá về quản trị truyền thông (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=519963)

vuitoichat 02-17-2012 19:39

Vụ Tiên Lăng: Bài học đắt giá về quản trị truyền thông
 
1 Attachment(s)

“Lúc khủng hoảng xảy ra rồi anh sẽ rất khó khăn để có đủ nguồn lực và sự tỉnh táo để giải quyết, và v́ vậy nó phải được chuẩn bị khi anh có đủ nguồn lực và cả sự tỉnh táo. Cho nên anh phải mô h́nh hoá, lường trước những t́nh huống giả định, lập kế hoạch ứng phó, làm cho mọi người liên quan thuộc cái “cẩm nang” ấy” – Phạm Quang Vinh, Giám đốc Công ty “Phạm & Cộng sự” .


Thế c̣n cuộc họp báo của lănh đạo Hải Pḥng, trước khi Thủ tướng có kết luận cuối cùng th́ sao? Ông có nhận xét ǵ về h́nh ảnh truyền thông của cuộc họp báo đó?

Trước hết, là tôi rất ngạc nhiên, khi người chủ tŕ họp báo là ông Bí thư thành uỷ chứ không phải ông Chủ tịch UBND Thành phố.

Tại sao?

Ông chính quyền trực tiếp làm th́ ông chính quyền phải đứng ra trả lời chứ. Câu chuyện họp trong nội bộ thành uỷ (mà Chủ tịch UBND và các phó chủ tịch đều là thành viên) để đưa ra phương án xử lư là việc cần thiết, nhưng đại diện đứng ra họp báo phải là người đại diện chính quyền chứ.

Vừa không sai cái nguyên tắc Đảng lănh đạo chứ không làm thay. Ở cấp trung ương ta thấy là Thủ tướng là người đứng ra chịu trách nhiệm xử lư. Chứ c̣n trong trường hợp Hải Pḥng, dường như lại là sự khẳng định cái điều mà dư luận vẫn bàn tán lâu nay là “chính quyền bày ra, Đảng đi thu dọn”.

Hay là Thành ủy Hải Pḥng đă cảm nhận được sự “mất thiêng” của chính quyền, và quyết định tạo ra một h́nh ảnh mới với công chúng và báo giới?

Tôi không nghĩ như vậy. Nếu như vậy, họ phải đầu tư vào h́nh ảnh để tạo ra hiệu ứng khác đi chứ .

Xin ông nói rơ hơn.

Cái đầu tiên đập vào mắt tôi khi theo dơi cuộc họp báo của Thành ủy Hải Pḥng qua chương tŕnh thời sự tối trên Truyền h́nh Việt Nam là cái pa nô đằng sau bàn chủ tọa. Họ lẽ ra không nên làm một cái pa nô hoành tráng, quá trang trọng như vậy cho một cuộc họp báo về vụ Tiên Lăng.

Tại sao?

Lúc đó dư luận đang khó chịu về sự chậm trễ, tŕ trệ, quan liêu của Hải Pḥng, và cuộc họp báo của Thành uỷ Hải Pḥng, theo tôi hiểu, là nhằm giải quyết một phần sự khó chịu đó của công chúng. Một cuộc họp báo được hiểu theo nghĩa khẩn cấp như vậy không nên tạo cho người ta cảm giác đă được chuẩn bị kỹ càng và quá chú trọng về mặt h́nh thức, thậm chí là phô trương và công thức. Đó là chưa nói đến cái bàn chủ tọa cũng trịnh trọng quá…

Cuộc trả lời phỏng vấn VTV của ông Bí thư Thành ủy ngay sau đó cũng lại được sắp xếp trong một căn pḥng quá sang trọng. Một người quen của tôi làm công tác tuyên giáo khi nói về h́nh ảnh trong cuộc họp báo đă thốt lên “Thảm sang trọng quá!”

Trong suốt hơn một tháng, kể từ khi diễn ra vụ Tiên Lăng, lănh đạo Hải Pḥng trong con mắt công chúng là xa dân, xa thực tế, và với những h́nh ảnh tại cuộc họp báo, một cách vô h́nh trung, họ càng khẳng định, nếu không nói là gia cố thêm, h́nh ảnh đó của ḿnh.

Vậy theo ông, cuộc họp báo, cũng như cuộc trả lời phỏng vấn VTV nên diễn ra ở đâu là phù hợp? Kéo xuống khu đầm ông Vươn?

(Cười) Tất nhiên là không nên cực đoan như vậy. Có nhiều cách để có thể tạo ra h́nh ảnh của sự khẩn trương, nghiêm túc. Ví dụ có thể tổ chức ngay ngoài sân Thành ủy với một cái micro đứng. H́nh ảnh của lănh đạo Hải Pḥng cho đến giờ phút đó là rất “bàn giấy”, cho nên h́nh ảnh mới phải làm sao tách xa khỏi cái bàn giấy đó. Lúc đó, lănh đạo Hải Pḥng hẳn sẽ tạo ra được một h́nh ảnh khác. Đúng không anh?


Buổi họp báo về vấn đề cưỡng chế tại Tiên Lăng do Thành ủy Hải Pḥng tổ chức chiều 7.2.2012

Đúng vậy. Chẳng hạn khi có băo lũ, các nhà lănh đạo, bất kể ta hay Tây, đều phải cố gắng xây dựng h́nh ảnh sâu sát, chia sẻ, với những người dân. Họ mặc áo mưa, xắn quần lội xuống nước, và trả lời phỏng vấn truyền h́nh, hay họp báo ngắn ngay tại hiện trường…

Ngoài h́nh ảnh đẹp của lănh đạo, điều đó c̣n tạo cho người dân cảm giác an tâm v́ không bị chính quyền bỏ rơi, mà từ đó tự có những nỗ lực của riêng ḿnh…

Nhưng trong trường hợp cụ thể nói trên, liệu có phải là bản thân ông Bí thư Hải Pḥng không đủ tự tin với nội dung ông sẽ trả lời báo giới, nên ông đă phải chọn cái nơi ông cảm thấy thoải mái nhất, tức là trong cái “pháo đài” của ông?

Tôi không nghĩ như vậy. Với những ǵ tôi được biết và nghe về ông Nguyễn Văn Thành, th́ ông ấy sẽ không “ngại” báo chí như cách anh vừa nói. Ở đây cũng cần nói đến một chuyện khác, là thực ra, người lănh đạo không thể quan tâm nhiều đến những chi tiết cụ thể như vậy, và cái họ lo là sẽ có một cuộc gặp báo chí và sẽ nói những ǵ ở đấy, thông điệp, nội dung sẽ như thế nào. Nhưng chắc chắn phải có ai lo về chuyện đó chứ, để lời nói và h́nh ảnh ít nhất nó phải đồng nhất, và có thể đạt hiệu quả tốt.

Trong cuộc họp báo đó, tôi nhớ là ông Thành có nhắc tới con số 750 bài báo viết về vụ Tiên Lăng. Nhưng có vẻ ông ấy chỉ nhận được từ bộ phận tham mưu cái con số đơn giản đó, chứ không phải là một cái báo cáo phân tích về những xu hướng thông tin, thậm chí nguy cơ về truyền thông và xu hướng ư kiến của công chúng, tác động của chúng tới quần chúng, và đề xuất hướng giải quyết như thế nào.

Chúng ta có thể thấy là sau cuộc họp báo đó, những bức xúc không được giải toả, mà có phần trở nên nặng nề hơn. Ví dụ, ông Thành có thể nói rằng “chúng tôi xin lỗi v́ để sự việc kéo dài quá lâu”, chứ không phải là tŕnh bày với các phóng viên, ví dụ việc xử lư cán bộ theo qui tŕnh nó phải như vậy. Qui tŕnh lúc xảy ra khủng hoảng phải khác với qui tŕnh xảy ra sự cố b́nh thường chứ.

Những cái đó nó tạo ra sự phản cảm một cách tự nhiên. Rơ ràng là có sự hành động chậm trễ, vậy th́ nhận đi, bức xúc tự nhiên chùng xuống ngay, những hành động sau đó của chính quyền sẽ dễ được đồng thuận và cảm thông hơn. Dư luận ở Việt Nam cũng vị tha lắm, và người ta có sự kỳ vọng nhất định ở ông Bí thư thành uỷ với tư cách là người đứng đầu thành phố.

Hải Pḥng cũng có thể hứa sẽ làm đến nơi đến chốn với chức phận của ḿnh, và trước mắt là đ́nh chỉ công tác của ông nọ, ông kia, rồi xem xét tiếp chẳng hạn. Anh thấy rồi đấy, khi Thủ tướng có kết luận, đằng nào mà chả phải đ́nh chỉ ông nọ ông kia, chỉ muộn thêm mấy ngày thôi mà.

Khả năng “nghe nhạc hiệu, đoán chương tŕnh” yếu, phải không ạ?

Có thể. Nhưng theo tôi, thậm chí lănh đạo Hải Pḥng, nếu thấy cần phải chờ ư kiến, kết luận của Thủ tướng sau đó mấy ngày, họ không cần trả lời bất cứ câu hỏi nào của báo giới mà chỉ cần đưa ra một cái tuyên bố có mấy điểm rơ ràng 1 là, 2 là, 3 là. Thực ra ở thời điểm thực hiện cuộc họp báo của Hải pḥng, giới truyền thông và công chúng không chờ đợi nhiều lắm những câu chuyện của Hải pḥng, mà họ chủ yếu đang chờ xem Thủ tướng sẽ kết luận thế nào.

Họp báo mà không giải đáp thỏa đáng được những câu hỏi của báo giới, và đằng sau là dư luận, th́ cuộc họp báo ấy có lẽ là không cần thiết. Với nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới, trong những t́nh huống cụ thể tương tự thế này, họ sẽ chỉ gửi một bản tuyên bố (statement) đến báo giới để tránh những suy diễn phiền phức. Họp báo không phải là cách duy nhất để đưa câu chuyện đến báo giới và công chúng.

Tức là họ đă họp báo để tự bào chữa, kêu gọi sự cảm thông?

Tôi muốn nhấn mạnh một đặc điểm tâm lư là trong bối cảnh mọi người không thông cảm, mọi nỗ lực tự bào chữa đều vô ích, nếu không nói là có tác dụng ngược. Hăy nhận lỗi trước, và để khi bức xúc của dư luận đă dịu xuống, sẵn sàng nghe và cảm thông, sau đó có muốn bào chữa th́ mới có thể bào chữa được.

Cái mà báo chí và dư luận nói đến là vấn đề t́nh cảm. Mà để ứng xử với câu chuyện t́nh cảm, th́ cần nhất là sự chân thành.

Về nội dung, trong phần trả lời của ông Thành có rất nhiều lư luận, lư lẽ, nhưng không có h́nh ảnh, không có câu chuyện. Chẳng hạn ông Thành hoàn toàn có thể nói là “tôi đă gặp gỡ, t́m hiểu người nọ người kia, đă đến chỗ nọ chỗ kia”, để chứng minh rằng những ǵ ông nói là kết quả của sự t́m hiểu của cá nhân ông nói riêng và lănh đạo Hải Pḥng nói chung.

Và, v́ vậy, ví dụ về mặt “h́nh ảnh”, ông Thành lẽ ra có thể mời gia đ́nh ông Vươn, ông Quư lên để hỏi chuyện. Chúng ta nên phân biệt rơ ràng giữa hỏi chuyện và công nhận hành động của ông Vươn, ông Quư là đúng. Động thái đó chỉ khẳng định là lănh đạo cấp cao nhất ở Hải Pḥng rất sâu sát và biết nghe hai tai.


Ông Phạm Quang Vinh, Giám đốc Công ty Phạm & Cộng sự

Dường như trong vốn từ vựng về văn hoá làm quan ở Việt Nam nói chung vẫn thiếu cái từ “xin lỗi”. Tôi c̣n nhớ cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Huy Ngọ đặc biệt giỏi trong chuyện này. Mỗi khi phải trả lời chất vấn trước Quốc Hội, khác với những thành viên chính phủ khác, ông đều thẳng thắn nhận trước những lỗi lầm, khuyết điểm của bộ ông và cá nhân ông, và phiên chất vấn ông Bộ trưởng Ngọ luôn nhẹ nhàng, thoải mái và đầy tinh thần xây dựng.

Theo ông, với tư cách là nhà tư vấn, bài học lớn nhất của Hải Pḥng dưới góc độ truyền thông là ǵ?

Theo tôi, quản lư truyền thông về bản chất là quản lư dư luận xă hội, và chính quyền nào cũng phải làm.

Trong sự kiện Tiên Lăng chúng ta thấy sự kiện diễn ra ở Hải Pḥng, nhưng dư luận của xă hội ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tác động đến sự kiện này lớn hơn nhiều so với dư luận ở Hải Pḥng.

Có vẻ lănh đạo Hải Pḥng không hiểu rằng dư luận của cả nước đă thông qua chuyện Tiên Lăng để bày tỏ t́nh cảm và thái độ của họ đối với những bất cập trong việc sử dụng đất đai, và mâu thuẫn giữa những người thực thi chính sách đất đai với những người thụ hưởng chính sách này.

Hầu hết những chuyện bất lợi đó là do một cơ quan nhà nước không có người lo chuyên trách về quan hệ với công chúng nói chung, chứ không chỉ truyền thông.

Sở Thông tin Truyền thông chủ yếu lo chuyện tuyên truyền, chứ không lo chuyện ứng phó. C̣n Văn pḥng Uỷ ban cũng không có người làm, bởi ông chánh văn pḥng là người lo chuyện trị sự, cơ sở vật chất, chứ không phải chuyện công chúng, chuyện báo chí.

Trong vụ này, chính quyền nhiều cấp ở Hải Pḥng rơ ràng đă lúng túng khi phải ứng xử với báo chí, truyền thông của cả nước. Có lẽ do họ quen cách ứng xử với những cơ quan truyền thông đại chúng của Hải Pḥng mà họ cho là công cụ tuyên truyền của họ.

Theo ông, để tránh những hậu quả về khủng hoảng truyền thông như Hải Pḥng, lănh đạo các địa phương khác phải chuẩn bị trước những ǵ khi sự cố xảy ra?

Trong việc xử lư sự cố truyền thông, chúng tôi vẫn khuyên các khách hàng, chủ yếu là các tổ chức và công ty, rằng sự khác biệt giữa công ty nước ngoài và công ty Việt Nam là ở các công ty nước ngoài bao giờ họ cũng chuẩn bị sẵn cho những t́nh huống khó khăn, những cuộc khủng hoảng về truyền thông.

Lúc khủng hoảng xảy ra rồi anh sẽ rất khó khăn để có đủ nguồn lực và sự tỉnh táo để giải quyết, và v́ vậy nó phải được chuẩn bị khi anh có đủ nguồn lực và cả sự tỉnh táo. Cho nên anh phải mô h́nh hoá, lường trước những t́nh huống giả định, lập kế hoạch ứng phó, làm cho mọi người liên quan thuộc cái “cẩm nang” ấy.

Cẩm nang này cũng có qui tŕnh việc ǵ làm trước, việc ǵ làm sau, và phân công cụ thể ai làm việc ǵ. Phát ngôn trong lúc khủng hoảng cũng khác hẳn phát ngôn lúc b́nh thường.

Quay lại câu chuyện Tiên Lăng, nó giống như một bài học lớn về truyền thông, về phát ngôn, về ứng xử. Ví dụ, lănh đạo thành phố cần qui định rằng khi một việc xảy ra ở huyện, nhưng có ảnh hưởng tới thành phố, việc phát ngôn phải được chuyển lên thành phố, và ai sẽ chịu trách nhiệm. Nếu người được phân công đi vắng, ai sẽ chịu trách nhiệm thay…

Với một qui tŕnh rành mạch như vậy, ít nhất anh kiểm soát được thông điệp từ phía anh đưa ra. Anh không thể trách dư luận, không thể đ̣i hỏi mọi người tin anh, khi về phía anh có tới 3-4 người cùng nói, và đưa ra những thông tin khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau.

Chúng ta phải hiểu rằng cấp thành phố nói, cấp huyện nói, hay cấp xă nói, th́ mọi người vẫn cho rằng đó là Hải Pḥng nói. Ở Hải Pḥng ông Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Thành có sự phân biệt với ông Chủ tịch xă Lê Văn Liêm, chứ đối với bên ngoài, không có sự phân biệt đó – vẫn là chính quyền Hải Pḥng thôi.

Giả định rằng, lănh đạo Hải Pḥng muốn công ty ông tư vấn về quản trị truyền thông, bởi dường như câu chuyện vẫn chưa kết thúc, ông sẽ khuyên họ những ǵ?

“Cuộc chiến đấu vẫn c̣n tiếp diễn”, tôi tin như vậy. Từ bây giờ, dư luận, công chúng sẽ c̣n khắt khe hơn nhiều với những thông tin từ Hải Pḥng, sau khi Thủ tướng đă có kết luận về nhiều điểm sai trong vụ việc Tiên Lăng.

Quản trị truyền thông nên là một phần quan trọng trong tiến tŕnh giải quyết vụ việc này, để tạo được thiện cảm của quần chúng, có được không gian phù hợp để giải quyết vụ việc một cách hợp lư. Khi công chúng không thông cảm th́ làm cái ǵ cũng rất khó. Nói một cách nôm na, th́ bây giờ là lúc để chính quyền thành phố tạo dựng ḷng tin với công chúng, ở đây là công chúng cả nước, về sự nghiêm túc, chân thành và cầu thị, và lúc đó, sẽ có thể nhận được sự cảm thông.

Ví dụ chẳng cần nói xa xôi, Hải pḥng có thể học tập cách thức Chính phủ ứng phó với vụ việc, chủ động thông tin một cách rơ ràng, kiên quyết, phù hợp, cho dù Thủ tướng không xuất hiện trực tiếp, nhưng ông và Chính phủ đă thực sự “ghi điểm” trong ḷng công chúng, dư luận, sau cuộc họp báo thông báo kết luận của Thủ tướng tuần trước.

Ví dụ, có lẽ Hải Pḥng nên cử một quan chức phù hợp để thông báo, cập nhật t́nh h́nh giải quyết vụ việc với báo giới và công chúng, nếu lại để báo chí phải đi t́m thông tin từ những nguồn khác nhau, nếu lại không có kỉ luật phát ngôn, th́ thành phố sẽ lại gặp phải nhiều khó khăn nữa…

Xin cám ơn ông.
Huỳnh Phan (Thực hiện)
Theo: TVN.


All times are GMT. The time now is 20:57.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05669 seconds with 8 queries