2 . GIAI ĐOẠN CHẬM PHÁT TRIỄN ( 1958-1967 )
Năm 1958 được chọn làm mốc thời gian v́ những sự kiện quan trọng sau đây:
Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang được Pháp chuyển giao toàn bộ lại cho Hải Quân Việt Nam.
Hải Quân Việt Nam tăng lên 5,000 người
Khóa 8 Sĩ qian Nha Trang (Đệ I Hổ Cáp) có 50 sinh viên nhập học với giáo sư, giảng viên và huấn luyện viên hoàn toàn là người Việt Nam.
Quân số Giang Lực gia tăng 50% cho :
- 5 Hải Đoàn Xung Phong trang bị 96 chiến đĩnh đủ loại.

Đầu năm 1960 , Bộ Tư Lệnh Hải Quân phúc tŕnh đặc biệt lên Bộ Tổng Tham Mưu về Tiểu đoàn 603 Việt Cộng tức Tập Đoàn Đánh Cá Sông Gianh đă lén lút xâm nhập vào Duyên khu Đà Nẵng.
Tổng Thống Diệm chấp thuận thành lập ngay 4 Đội Hải Thuyền đầu tiên :
- Đội 11 Cửa Việt
- Đội 12 Cửa Thuận An
- Đội 13 Cửa Tư Hiền
- Đội 14 Cửa Hội An.
HQ/Đại Úy Nguyễn Văn Thông (khóa 3 Sĩ Quan Nha Trang) chỉ huy huấn luyện 400 tuần viên sơ khởi cho 80 ghe đủ loại.
https://www.youtube.com/watch?v=vd1W0xjs1bM
Năm 1962, Hải Đoàn 22 Xung Phong được thành lập
HQ/Đại Úy Huỳnh Duy Thiệp (khóa 7 Sĩ quan Nha Trang) là chỉ huy trưởng đầu tiên.
Đến cuối năm này, lực lượng Hải Thuyền tăng lên 28 đội đóng dọc theo duyên hải với 800 tuần viên, rồi được cải danh thành Duyên Đoàn khi quân số tăng lên đến 4,000 người.

Đến đầu năm 1963, HQ/Đại Tá Hồ Tấn Quyền, tư lệnh Hải Quân mở cuộc hành quân thủy bộ b́nh định Năm Căn : [/i][/color][/size][/b][b][size=4][color=blue][i]
- Chiến dịch Sóng T́nh Thương
Bước ngoặt chính trị năm 1963 :
Được sự ủng hộ của Đại Sứ Mỹ Henry Cabot Lodge (vua tổ chức đảo chánh), các tướng lănh Việt Nam đă làm cuộc đảo chánh ngày 1 Tháng Mười Một năm 1963 giết chết Tổng Thống Diệm và chấm dứt nền Đệ I VNCH (11).
(11) Karnow, Stanley. Tài liệu đă dẫn, nhận xét về Tổng Thống Diệm: “… into South Vietnam’s military and Police machinery, leaving only small fraction for economie development; and he was less interested in building an army to fight Viet Cong guerrillas than in forming conventional units that would protect him against his rival in Saigon…” Karnow cựu thông tín viên cho các tờ Times, Life và The Washington Post kiêm chủ nhiệm The New Republic về vấn đề Đông Nam Á, nổi tiếng qua quyển “Mao and China” năm 1972 v́ những sự thật được phơi bày trong đó.
Nhưng đến quyển Vietnam a story xuất bản năm 1983, ông vấp phải nhiều sai sót nghiêm trọng, có lẽ v́
không được ở Việt Nam lâu bằng ở Trung Cộng.
Điển h́nh là ông không biết Liên Binh Pḥng Vệ dinh Tổng Thống có mấy Tiểu đoàn và Lực lượng Đặc biệt của Trung tá Lê Quang Tung có bao nhiêu đại đội thuộc Cần Lao?
Ông cũng
không biết đến quốc sách 7 ngàn ấp chiến lược với 8 triệu dân quân đang ngày đêm trực diện chiến đấu với cộng sản tại nông thôn hẻo lánh. Thành thử ông nhận định hàm hồ như vậy cũng phải !
Trong cuộc chính biến này, HQ/Đại Tá Hồ Tấn Quyền, tư lệnh Hải Quân cũng bị một sĩ quan đàn em chối bỏ truyền thống quân chủng ám sát chết (12).
12) Nghi phạm ám sát HQ/Đại Tá Hồ Tấn Quyền (khóa 1 Sĩ quan Nha Trang) là HQ/
Thiếu Tá Trương Ngọc Lực (khóa 2 Sĩ quan Nha Trang).
Các Tướng lănh tổ chức cuộc đảo chánh ngày 1 Tháng Mười Một năm 1963
đă sai lầm trong quyết định dùng một sĩ quan đàn em sát hại sĩ quan đàn anh mà không đếm xỉa ǵ đến truyền thống quân chủng Hải Quân.
Ngay khi nhận thấy hậu quả nghiêm trọng về cái chết của tư lệnh Hải Quân.
Hội Đồng Tướng Lănh vội vă thăng cấp trung tá Bộ Binh cho Lực rồi đẩy ra nước ngoài để tránh búa ŕu nguyền rủa của cả Hải Quân vào thời đó.
V́ không c̣n lănh tụ nào sáng giá hơn ông Diệm, nên t́nh h́nh chính trị miền Nam trở nên bất ổn.
Quân đội phân hóa, đảo chánh liên miên, sinh viên học sinh biểu t́nh hàng ngày.
Lợi dụng t́nh trạng rối ren tại thành phố và hoang phế 7,000 ấp chiến lươc tại nông thôn, Việt Cộng
gia tăng cường độ ám sát khủng bố và bắt đầu tổ chức đánh lớn cấp trung đoàn.
Cuối năm này,
Hải Quân mất luôn quyền chỉ huy Liên Đoàn Thủy Quân Lục Chiến khi binh chủng thống thuộc này trở thành lữ đoàn tổng trừ bị do Trung Tá Lê Nguyên Khang làm tư lệnh và
bị áp đặt trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu về mọi mặt giống như binh chủng Nhảy Dù của Không Quân.

Đến hết năm 1964, Hải Quân cũng chưa thoát khỏi quỹ đạo lục đục trên đây, các sĩ quan khóa 2 Nha Trang gồm :
- HQ/Trung Tá Nghiêm Văn Phú, chỉ huy trưởng Hải lực
- HQ/Trung Tá Đỗ Quư Hợp, chỉ huy trưởng Giang Lực
- HQ/Trung Tá Khương Hữu Bá, chỉ huy trưởng Duyên Lực
- HQ/Trung Tá Đặng Cao Thăng, (khóa 1 Brest), giám đốc Hải Quân Công Xưởng đồng ḷng lật đổ Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang, tư lệnh Hải Quân về vụ thủy cước.
https://www.youtube.com/watch?v=6_vLRelnHuc
Sau ngày 8 Tháng Ba năm 1965, quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lên hải cảng Đà Nẵng, Hải Quân có 7 Hải Đoàn Xung Phong.
Với bảng cấp số (SOP) mới 1965, Hải Đoàn Xung Phong được cải danh là Giang Đoàn Xung Phong (River Assault Group = RAG) có quân số 150 người.
Sáu trong bảy Giang đoàn loại này được trang bị :
• 01 Giang đỉnh chỉ huy (Commandement Monitor)
• 01 Chiến đấu đỉnh (Combat Monitor)
• 05 Trung vận đỉnh LCM6
• 06 Tiểu vận đỉnh LCVP
• 06 Xung kích đỉnh STCAN or FOM.
Riêng Giang đoàn 27 Xung Phong
trang bị hơi khác biệt với 6 Giang đoàn kia :
- 01 Giang đỉnh chỉ huy + 01 Chiến đấu đỉnh + 06 Quân vận đỉnh LCM8 và 10 Tiểu đỉnh RPC (River Patrol Craft) (13).
(13) Tham chiếu quyết định của Hội Đồng Tu Chính Hải Qui do Phó Đề Đốc Lâm Nguơn Tánh làm chủ tịch, BTL/HQ/P5 ban hành một tài liệu căn bản về việc định danh (đặt tên) cho các chiến hạm và chiến đỉnh vào Tháng Sáu năm 1971.
Tên các chiến đỉnh trong tập này được viết theo đúng tinh thần sự vụ văn thư đă phổ biến. Xin xem chương tŕnh ACTOV trong tập này, trang…
https://www.youtube.com/watch?v=k-la_EV03yo
Quân số Giang lực lúc bấy giờ tăng thành 1,150 người kể cả Bộ Chỉ huy Giang lực và 3 Ban Chỉ Huy hành chánh Liên Giang Đoàn (type).
Ngày 19 Tháng Sáu năm 1965 được gọi là Ngày Quân Lực do sắc lệnh của Chủ tịch Ủy ban Hành Pháp Trung ương (tương đương với thủ tướng chính phủ) Nguyễn Cao Kỳ ban hành để chấm dứt thời kỳ khủng hoảng chính trị kéo dài. (14).
(14) Trên thế giới, các quốc gia văn hiến chọn ngày truyền thống Quân Đội (Ngày Quân Lực) là ngày đề cao giá trị tinh thần bất khuất, anh dũng hy sinh và t́nh đoàn kết chiến đấu v́ mục tiêu cao cả của người chiến binh ḿnh. Úc Đại Lợi (Australia) chẳng hạn, Lưỡng Viện Quốc Hội Úc đă chọn ngày 25 Tháng Tư hằng năm làm ngày ANZAC.
Cái độc đáo của ngày Quân Lực Úc là ngày bại trận tổn thất đến 5,000 chiến binh nhưng lại nói lên tinh thần keo sơn đoàn kết, hào hùng chiến đấu của Liên Quân Úc và Tân Tây Lan trên chiến trường quá bất lợi Gallipoli (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 25 Tháng Tư năm 1915.
C̣n ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm 1965 của nền Đệ II VNCH chỉ là ngày mà Chủ tịch Ủy ban Lănh đạo Quốc gia Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Chủ tịch Ủy ban hành pháp Trung ương Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đồng ư với nhau mà thôi, không làm đảo chánh nữa v́ đă loại bỏ chính quyền dân sự Phan Khắc Sửu (Tổng thống) và Phan Huy Quát (thủ tướng) rồi.
Ngày truyền thống của Quân Lực VNCH mà chỉ có hai người quyết định giống như trong thời kỳ quân chủ chuyên chế. Thật hiếm thấy thay!
************