Suốt 2 năm đau ngực, khó thở, đến khi không chịu được mới đi khám. Bệnh nhân và bác sĩ đều kinh ngạc trước khối u lớn nặng gần 4kg trong lồng ngực.
Tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khoa Phẫu thuật Lồng ngực và Mạch máu của bệnh viện vừa thực hiện thành công một ca phẫu thuật cắt bỏ khối u trong lồng ngực đầy thách thức.
Khối u trung thất khổng lồ, có kích thước lên tới 30x20 cm, nặng 3,6 kg. Đây là một trong những khối u lớn hiếm gặp trong y văn, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của người bệnh.
Khối u lớn trong ngực gần 2 năm mới được "khám phá"
Bệnh nhân nam 42 tuổi, đến Bệnh viện Bạch Mai trong t́nh trạng đau tức ngực, khó thở tăng dần, đặc biệt khi nằm. Triệu chứng này thực tế đă âm ỉ từ hai năm trước, khiến anh luôn trong trạng thái mệt mỏi, không thể lao động nặng, nhưng do chủ quan nên không đi khám.
Chỉ đến khi cảm giác đau tức ngực và khó thở tăng lên rơ rệt, anh mới tới bệnh viện kiểm tra.

H́nh trước phẫu thuật (bên trái): Khối u xâm chiếm khoang ngực, gây xẹp gần như toàn bộ phổi phải
Qua thăm khám và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, các bác sĩ phát hiện khối u trung thất khổng lồ nằm lệch trong khoang màng phổi phải, chèn ép gây xẹp gần như toàn bộ phổi phải, đẩy lệch cơ hoành.
Kết quả sinh thiết xác định đây là u bao sợi thần kinh Schwannoma - Một loại u lành tính hiếm gặp xuất phát từ bao thần kinh nhưng kích thước "khủng" hiếm thấy.
Khối u không chỉ lớn mà c̣n nằm sâu trong lồng ngực - một không gian vốn dĩ bị giới hạn bởi các xương sườn. Dù đă sử dụng dụng cụ banh rộng khe liên sườn tối đa, kíp mổ vẫn không thể đưa khối u ra ngoài nguyên vẹn.
Các bác sĩ buộc phải quyết định cắt bỏ một đoạn xương sườn để mở rộng đường vào, tạo không gian thao tác.
“Trong quá tŕnh phẫu tích, khối u dính chặt vào mạch máu trung thất, có vỏ mềm và tăng sinh nhiều mạch máu gây chảy máu ồ ạt. Ê kíp đă có sự chuẩn bị từ trước, xác định ca mổ có nguy cơ chảy nhiều máu, bệnh nhân được chuẩn bị sẵn sàng máu để truyền.
Chỉ một ngày sau mổ, bệnh nhân đă có thể ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng và xuất viện sau 4 ngày trong trạng thái khỏe mạnh, nhẹ nhơm.
Trong mổ bệnh nhân được truyền bù 02 đơn vị máu, đồng thời ê kíp nhanh chóng kiểm soát t́nh h́nh bằng kỹ thuật kiểm soát cuống mạch nuôi khối u và khâu buộc thắt mạch cầm máu.
Việc tiếp cận và bóc tách đ̣i hỏi độ chính xác tuyệt đối để tránh tổn thương các cơ quan quan trọng như tim, phổi và mạch máu lớn. Sau 2 giờ căng thẳng, khối u khổng lồ đă được lấy trọn vẹn ra ngoài, phổi phải giăn nở trở lại, hồi phục h́nh thái và chức năng b́nh thường”, TS, bác sĩ Ngô Gia Khánh - Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực và Mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.
TS Khánh nhận định, trường hợp này là một lời cảnh tỉnh cho rất nhiều người. Người dân không nên chủ quan với các dấu hiệu bất thường của cơ thể, đặc biệt là cảm giác mệt mỏi, tức ngực kéo dài.
Việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lư nguy hiểm.
“U trung thất thường không có triệu chứng rơ ràng ở giai đoạn sớm. V́ vậy, khi thấy các triệu chứng như: Đau ngực dai dẳng, khó thở khi nằm, ho khan không rơ nguyên nhân th́ người bệnh nên đi khám sớm”, TS Khánh khuyến cáo.
VietBF@ sưu tập