R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Nov 2006
Posts: 31,260
Thanks: 28,917
Thanked 19,202 Times in 8,721 Posts
Mentioned: 162 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 786 Post(s)
Rep Power: 79
|
Nguyễn Thông
17-5-2025
Vậy cứ móc thoải mái. Hôm qua tại cuộc họp kỳ thứ 9 Quốc hội khóa 15, đại biểu (chứ không phải dân biểu) Nguyễn Thị Xuân thiếu tướng công an, phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk đề nghị rằng, đối với những hành vi phạm luật giao thông, đề nghị tăng mức phạt tiền tối đa lên mức 200 triệu đồng.
Ối giời, làm luật, thay mặt và đại diện cho dân, mà chỉ thấy tiền, cái ǵ cũng tiền, tiền, tiền…
Lại nhớ Vương Đ́nh Huệ, hồi c̣n đương Chủ tịch Quốc hội, y khẳng định “tiền, vàng trong dân c̣n nhiều lắm”, ư muốn nói dân ta rất giàu chứ không nghèo, tiềm năng chưa khai thác hết, đừng lo không có tiền để… móc. Suốt ngày ngó túi dân, kinh bỏ mẹ.
Họ sống trên mây nên họp hành phát biểu cũng trên mây. Họ không thấy phần đông dân chúng đang vật vă, thiếu thốn từng giờ, chạy chỗ này, vạy chỗ kia để đắp điếm sống qua ngày.
Hôm qua tôi chứng kiến một anh đẩy xe ba gác bán rong dưa hấu trong khu dân cư. Nông sản rẻ quá, chỉ có năm ngh́n đồng/kư mà chẳng ai mua (bởi người ta đă mua đủ rồi), anh ấy bỏ mặc nửa xe dưa ven đường, dưới cái nắng chang chang 37 độ, ngồi khóc, nói ai lấy th́ lấy.
Gốc cây gần nhà tôi luôn có anh mù bán vé số, mỗi năm gầy tóp đi, anh kể sáng chỉ ăn một ổ bánh ḿ không, c̣n hai bữa bằng hai hộp cơm hết hai mươi ngh́n đồng…
Ngồi ở nghị trường, các ông bà có thấu chăng, hay chỉ đ̣i phạt, tăng tiền này nọ. Với người giàu vi phạm, có phạt cả tỉ đồng họ cũng phẩy tay, nhưng dân nghèo vô t́nh vi phạm th́ như bị đẩy vào bước đường cùng. Một thể chế không tạo được sự tuân thủ pháp luật ngấm vào năo cho tất cả mọi người th́ thể chế ấy thua, chữa thẹn bằng phạt.
Nhớ câu thơ của Đỗ Phủ, “nghèo đến xương c̣n lo thuế khóa/lệ đầm khăn những tủi can qua”, giờ không phải “can qua” (chiến tranh) mà là phạt.
Năm ngoái, nhà nước bung ra Nghị định 168 về luật giao thông. Vi phạm luật th́ phải phạt, điều đó đúng, tôi ủng hộ. Luật phải nghiêm để tránh sự nhờn luật, coi thường pháp luật. Nhưng nghiêm không có nghĩa cứ bổ vào đầu dân. Mức phạt quá nặng, dân chúng xôn xao, phàn nàn, phản đối.
Chẳng hạn đường chật chội, quá kẹt xe, không đáp ứng được yêu cầu về hạ tầng và sự đi lại, nhưng nếu chạy trên lề sẽ bị phạt 5 – 6 triệu đồng, nhiều khi số tiền phạt lớn hơn trị giá chiếc xe, bằng thu nhập cả tháng của người cần lao. Lỗi ở họ một phần khi họ không chấp hành luật pháp, bị phạt là đúng rồi, nhưng lỗi của nhà nước là không tạo đủ sự thông thoáng cho dân đi lại, khiến họ phải vi phạm. Đường mà thông, th́ dân chạy xe đâu cần quan tâm tới hè thoáng.
Dạo mới áp dụng Nghị định 168, trên mạng xă hội có một anh lớn tiếng mắng mỏ những người than văn, lư sự rằng ai cũng dễ dăi xé rào như các ông các bà, nếu gây tai nạn trên lề đường có chịu bồi thường không, nên cứ phải phạt thật nặng, năm triệu là c̣n ít, v.v..
Nhưng không hề thấy anh ấy lên tiếng về t́nh trạng lấn chiếm lề đường đang diễn ra nhan nhản, khắp nơi, hằng ngày. Đó mới là nguyên nhân chính gây nên sự bát nháo, nhờn luật. Cũng không thấy nói ǵ về những rào chắn bằng inox được dựng trên lề để ngăn xe vẫn c̣n tồn tại, dễ khiến người đi bộ ngă vỡ mặt.
Mà ngay bây giờ có Nghị định 168 bảo vệ lề đường rồi, phạt xe chạy trên lề rồi, nhưng chính quyền cứ làm lơ không tháo đám inox đó ra. Ngă sấp mặt, họ cũng kệ.
__________________
|