VietBF - View Single Post - Hoàn Cầu: Chỉ kẻ ‘mọi rợ’ mới chê du khách Trung Quốc ‘kém văn minh’
View Single Post
Old 08-12-2013   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Hoàn Cầu: Chỉ kẻ ‘mọi rợ’ mới chê du khách Trung Quốc ‘kém văn minh’

Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 8/8 đăng tải một bài viết bênh vực cho cách cư xử đang bị cả thế giới đánh giá là "kém văn minh" của du khách Trung Quốc


Một nhóm du khách Trung Quốc ngâm chân trong đài phun nước của bảo tàng Louvre (Pháp)


Theo Thời báo Hoàn Cầu, Thủ đô Washington DC suốt 2 tuần qua đă bị "xáo trộn" khi hàng loạt các địa điểm quan trọng ở đây như Đài Tưởng niệm Lincoln, Nhà thờ Quốc gia, tượng Joseph Henry bị bôi bẩn bởi sơn xanh.
Nghi phạm, một phụ nữ tên là Tian Jiamei, 53 tuổi, người Trung Quốc, đă bị bắt không lâu sau khi "gây án" tại Nhà thờ Quốc gia. Thị thực du lịch tại Washington của bà Jiamei đă hết hạn vài ngày trước khi bị bắt và bà có dấu hiệu bị bệnh tâm thần. Theo phát ngôn viên của nhà thờ, ông Richard Weinberg, những thiệt hại bà gây ra ước tính lên tới khoảng 15.000 USD.

Trước đó, việc một thiếu niên tên là Ding Jinhao viết bậy lên di tích 3.500 tuổi tại Ai Cập hay một số du khách Trung Quốc ngâm chân trong đài phun nước trước cửa bảo tàng Louvre ở Paris là một vài trong số những lí do khiến cho du khách nước này bị chỉ trích nặng nề.
Du khách Trung Quốc cũng bị chính người Trung Quốc coi là 'quốc nhục' v́ các hành vi thô lỗ như nói to ở nơi công cộng, khạc nhổ khắp nơi và chen ngang khi xếp hàng.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương cũng đă phải thừa nhận rẳng những hành vi này đang làm hoen ố h́nh ảnh của người Trung Quốc.
Tuy nhiên, Thời báo Hoàn Cầu lại cho rằng việc người Trung Quốc lên án cách cư xử của chính người nước ḿnh không phải là tự phê b́nh mà là thành kiến.
Tờ báo này cũng chỉ trích rằng nhiều người Trung Quốc bắt đầu 'nghiện' việc 'bới lông t́m vết' các h́nh ảnh tiêu cực của người dân nước ḿnh để chỉ trích, phê phán.
Một ví dụ mà Hoàn Cầu đưa ra là khi bức ảnh du khách Trung Quốc ngâm chân tại đài phun nước ở Paris được đăng tải trên trang mạng Weibo, rất nhiều người dân nước này đă 'cao giọng' cho rằng đây là một biểu hiện khác nữa của nỗi 'quốc nhục'.

Hoàn Cầu biện minh rằng, trên thực tế đài phun nước trước cửa bảo tàng Louvre là nơi rất nhiều khách du lịch và người dân địa phương tới để nói chuyện, nghỉ ngơi và việc ngâm chân trong đài phun nước cho mát là một hành động chấp nhận được trong mùa hè. Các nhà chức trách Pháp thậm chí sẽ không can thiệp nếu nó không phải là hành động phá hoại có chủ ư.
Hoàn Cầu cũng cho rằng, đối với một quốc gia vừa thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, sự kiên tŕ và giáo dục đức tính cho công dân thực sự là những điều quan trọng. Hành vi thiếu văn minh như nói hay cười to ở nơi công cộng hoặc các nhà hàng đôi khi chỉ là do sự khác biệt văn hóa.

Theo bài báo th́ trong hoàn cảnh này, việc thổi phồng lên cái gọi là 'quốc nhục' sẽ khiến người Trung Quốc tự ti, vả lại cũng không giúp được ǵ cho việc cải thiện h́nh ảnh của Trung Quốc trên toàn cầu.
Tác giả bài viết cũng viện dẫn rằng các quốc gia khác, từ Mỹ tới Nhật Bản, cũng từng phải chịu tiếng xấu về cách cư xử lỗ măng của du khách nước này khi họ đủ giàu có để bắt đầu đi du lịch nước ngoài nhiều và tích lũy được kinh nghiệm.
Thêm vào đó, Thời báo Hoàn Cầu nhấn mạnh rằng, một số hành vi có chủ ư như bôi sơn lên Đài tưởng niệm Lincoln hay khắc bậy lên các di tích văn hóa là vấn nạn chung của nhiều nước, và người Trung Quốc không phải thủ phạm duy nhất. Ngược lại, Trung Quốc cũng là nạn nhân khi có rất nhiều cái tên không phải Trung Quốc xuất hiện trên các di tích văn hóa của nước này như Vạn Lư Trường Thành.
Bài báo kết luận rằng các hành vi 'kém văn minh' của người Trung Quốc nên nh́n nhận một cách nhẹ nhàng hơn, và nếu có phê phán th́ cũng chỉ phê phán cá nhân người gây chuyện. C̣n nếu phê phán dân tộc hay quốc gia th́ chính người phê phán mới là 'mọi rợ', dù đó là người Trung Quốc hay nước ngoài.


Tri thức trẻ
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	tq.jpg
Views:	22
Size:	58.1 KB
ID:	502442  
tonycarter_is_offline  
 
Page generated in 0.06256 seconds with 10 queries