VietBF - View Single Post - 4 danh tướng lỗi lạc lưu danh cùng sử Việt
View Single Post
Old 10-29-2013   #11
impossible
R3 Hảo Kiếm Khách
 
Join Date: Apr 2009
Posts: 419
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 16
impossible Reputation Uy Tín Level 1
Default

Quote:
Originally Posted by Romano View Post
Năm 1787, Nguyễn Huệ sai Ngô Văn Sở, Vũ Văn Nhậm ra bắc đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh cùng vua Lê bỏ chạy lên phía bắc. Dọc đường Chỉnh bị bắt giết, Lê Chiêu Thống thoát sang đất nhà Thanh cầu cứu. Diệt được Chỉnh, Vũ Văn Nhậm lại lộng quyền. Nguyễn Huệ đích thân ra bắc giết chết Nhậm, đưa Ngô Văn Sở lên thay, tuyển dụng người giỏi, hiền tài để trao quyền hành. Nhà Lê mất từ đây.
Năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống… đem 20 vạn quân cùng Lê Chiêu Thống tiến vào nước ta để “tiêu diệt Tây Sơn, dựng lại nhà Lê”. Ngô Văn Sở bỏ trống Thăng Long rút về xây pḥng tuyến ở Tam Điệp một mặt báo tin cho Nguyễn Huệ. Tôn Sĩ Nghị vào Thăng Long quá dễ cho là Tây Sơn sợ mất mật nên trốn cả nên hống hách, coi thường Tây Sơn, cho quân cướp phá hết sức tàn bạo. Lê Chiêu Thống cũng thực hiện việc trả thù, báo oán cũng không kém phần tàn ác, ti tiện.
Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo, ngày 22/12/1788, lập đàn tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hành quân thần tốc ra bắc. Qua vùng Nghệ An, Thanh Hóa đều tuyển thêm quân lính. Khi đến pḥng tuyến Tam Điệp ngày 15/01/1779 đă có được đại quân hơn 10 vạn người.
Rạng sáng mùng 5 tết Kỷ Dậu, 30/01/1789, sau khi chuẩn bị kỹ càng, vua Quang Trung cho quân tấn cống thành Ngọc Hồi, cùng lúc đó cánh quân khác đánh vào đồn Khương Thượng ở Đống Đa, sát thành Thăng Long.
Ở Ngọc Hồi, trước sức tấn công mănh liệt, mưu trí của quân Tây Sơn, mặc dù chống trả kịch liệt nhưng quân Thanh cũng nhanh chóng để mất thành, chạy tán loạn, nhưng đều bị mai phục chết nhiều vô kể.
Ở Đống Đa, quân Tây Sơn do Đô đốc Đông chỉ huy cũng giành thắng lợi lớn. Thây giặc Thanh chất cao như núi. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử kéo theo nhiều bộ hạ thân tín tự sát theo, tàn quân chạy hết về Thăng Long. Quân Tây Sơn đuổi theo truy sát vào tận Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị lúc đó c̣n đang mơ màng trong giấc mộng, giật ḿnh tỉnh giấc th́ thấy quanh ḿnh lửa cháy khắp nơi, sáng rực trời. Không kịp đóng yên cương, nhảy lên ngựa chạy trốn. Quân lính tranh nhau cướp đường chạy theo tướng về hướng bắc. Chen lấn xô đẩy qua cầu phao sông Hồng. Cầu chịu không nổi, đứt. Hàng vạn lính bị cuốn trôi theo nước ḍng sông. Số chạy thoát đều bị mai phục, chặn đánh tơi bời.
Trưa mùng 5, vua Quang Trung tiến vào Thăng Long giữa tiếng ḥ reo của ba quân và dân chúng. Chỉ trong ṿng một tuần, Vua đă từ Phú Xuân hành quân thần tốc đánh tan 20 vạn quân Thanh hùng hậu. Vua tiến hành khôi phục đât nước với nhiều cải cách triệt để giúp đất nước phát triển nhanh chóng.
Gắn liền với Nguyễn Huệ là h́nh ảnh những người lính Tây Sơn thần tốc, rất nhiều sử gia đă t́m cách lư giải nhưng chưa đưa được đáp án cuối cùng. Đến tận hôm nay, chúng ta vẫn c̣n kinh ngạc v́ cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do Quang Trung chỉ huy. Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân ( Huế), ngày 29 đă tới Nghệ An, vượt khoảng 350km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong ṿng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp ( cách khoảng 150km). và đêm 30 tháng chạp đă “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long. Mà tất cả đều là đi bộ. (Có sách nói vua Quang Trung c̣n dùng cả vơng khiêng, cứ hai người khiêng th́ một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày).
Mặt khác, từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung chỉ định trong ṿng 7 ngày, (mồng 7 tháng giêng) sẽ vào ăn tết ở Thăng Long. Nhưng trên thực tế, đă thực hiện sớm 2 ngày - trưa mồng 5 đă vào Thăng Long.
Theo Việt Nam sử lược, Nguyễn Huệ đang ấp ủ đ̣i lại vùng đất đă mất vào tay phương Bắc từ thời trước, nhưng chưa kịp thực hiện hoài băo th́ bị bệnh mất. Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng sự nghiệp của Nguyễn Huệ thực sự chói lọi với những chiến công hiển hách và khí thế thần tốc, đẩy lùi những đại quân xâm lược.
Vơ Nguyên Giáp
Vị tướng gần nhất được giới nghiên cứu ghi nhận là một trong 4 danh tướng lỗi lạc nhất của lịch sử dân tộc là Vơ Nguyên Giáp. Vơ Nguyên Giáp sinh ngày 25/08/1911, sau Quang Trung - Nguyễn Huệ 158 năm, ở làng An Xá , xă Lộc Thủy , huyện Lệ Thủy , tỉnh Quảng B́nh trong một gia đ́nh nhà nho , con của ông Vơ Quang Nghiêm (Vơ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên. Vơ Nguyên Giáp ra đời sau Quang Trung - Nguyễn Huệ 158 năm.


Được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao toàn quyền chỉ huy quân sự, Đại tướng Vơ Nguyên Giáp đă hoàn thành xuất sắc trọng trách của ḿnh không chỉ bằng một vài trận đánh, chiến dịch mà là cả hai cuộc kháng chiến chống 2 siêu cường sừng sỏ bậc nhất của thời đại là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
Lịch sử đó đă chứng minh tài cầm quân, thao lược của vị Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Vơ Nguyên Giáp mà điển h́nh là chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (năm 1975).
Sử sách thế giới đă đánh giá tên tuổi và sự nghiệp của vị Tổng thư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Vơ Nguyên Giáp là một trong những vị tướng lừng danh nhất của lịch sử nhân loại.
Năm 2001, Giáo sư Trần Văn Giàu đă từng nhấn mạnh: “Chúng ta đang đón chào thế kỷ XXI. Thế kỷ XX đă khép lại nhưng đó là thế kỷ đầy bi hùng và hào tráng, ghi lại biết bao sự kiện lớn với những con người có tên tuổi. Thế nhưng, khi thế kỷ XX lắng lại rồi th́ chỉ c̣n lại 2 con người như hai biểu tượng. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Vơ Nguyên Giáp”.
Giáo sư Phan Huy Lê nói: "Ở Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, lớp trẻ nhận ra không chỉ một vị anh hùng lẫy lừng với những chiến công mà là một biểu tượng của những ǵ tốt đẹp, đáng trân quư nhất của dân tộc Việt Nam. Đó là Biểu tượng của ư chí Độc lập Tự do, của Nghị lực và Trí tuệ sáng tạo của dân tộc, Biểu tượng của một con người suốt đời sống và chiến đấu v́ Dân, v́ Nước."
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, kết hợp giữa chiến tranh du kích và chính qui đă được Đại tướng Vơ Nguyên Giáp phát triển thành đỉnh cao của nhân loại, được xem là kiểu mẫu của nhiều cuộc chiến tranh hiện đại khác.
Bốn vị danh tướng lỗi lạc đă làm nên những chiến công chói lọi trong lịch sử dân tộc, giành và giữ vững nền độc lập cho đất nước. Tuy sinh ở những thời đại khác nhau, xuất thân khác nhau nhưng ở họ đều toát lên ư chí độc lập, tự chủ, suốt đời sống và chiến đấu v́ lợi ích của nhân dân. Tên tuổi của họ sẽ măi măi lưu danh cùng sử sách.
tm
impossible_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.06463 seconds with 10 queries