Nhiều người rất thắc mắc là tại sao khi ngư dân Việt sang Mỹ đánh cá lại có thể làm giàu một cạch dễ dàng như vậy. Và những giải thích của chuyện gia Việt trong lĩnh vực này đă giải đáp cho câu hỏi đó. Tất cả chỉ là do chính sách và hệ thống từ các cấp lănh đạo đến địa phương của Việt Nam không thể bằng với Mỹ.

Ngư dân Việt Nam đánh cá ngừ tại Hawaii (Mỹ).
Câu chuyện nhiều ngư dân Việt sang Mỹ làm thủy thủ tàu cá có thu nhập cao, thậm chí có người trở thành tài công, thuyền trưởng của các tàu cá hiện đại trị giá hơn triệu USD nhận được quan tâm từ dư luận. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là tại sao ở nơi đất khách quê người, những con người ấy có thể thành công, trong khi tại Việt Nam, nghề cá vẫn không có chỗ đứng và người ngư dân phải giành giật cuộc sống từng ngày? Chuyên gia hàng hải Đỗ Thái B́nh, thành viên Hội Đóng tàu Mỹ (SNAME), Phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đă có những nhận định về vấn đề này.
Theo ông, đó là một vấn đề mang tính hệ thống. Hệ thống đó thống nhất, đồng bộ và mạch lạc từ khâu thu mua sản phẩm, tổ chức, luật pháp, các quy định nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm cho đến an ninh biển. Ở đó, ngư dân của họ làm việc theo pháp luật và không có cơ hội lách luật. Tôi lấy ví dụ luật pháp của họ nghiêm cấm đánh cá con, trong khi ở Việt Nam chúng ta vẫn đang tận diệt nguồn lợi biển bằng các cách đánh cá lưới cào. Nhiều ngư dân Việt đă bị phạt rất nặng khi vẫn giữ cách làm việc đó trên đất Mỹ.
Tuy nhiên họ có ưu điểm hơn chúng ta khi mọi vấn đề đều được cụ thể hóa, đơn giản hóa vô cùng thiết thực. Ví dụ như chỉ với một tấm poster dán trên tàu, người ngư dân đă hiểu được về cơ bản họ được làm ǵ, không được làm ǵ, các biện pháp an toàn, các lệnh tín hiệu… Trong khi đó tại Việt Nam, tôi từng được cầm trên tay một văn bản hướng dẫn luật hay hướng dẫn kỹ năng cho ngư dân mà dày như quyển sách vài ngh́n trang. Sẽ chẳng có một người lao động nào bỏ thời gian để đọc hết cuốn sách ấy, và dù có đọc hết một lần th́ những ǵ đọng lại trong đầu là không có bao nhiêu.
Câu chuyện đó cũng tương tự như vấn đề đầu ra của sản phẩm. Khi ngư dân của chúng ta loay hoay với việc đánh cá về sẽ bán cho ai, bán đi đâu, chật vật với sự ép giá của thương lái th́ chính phủ Mỹ lại có những quy định về giá bán, chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp ở đây hoạt động cũng dựa trên tính công khai, minh bạch và công bằng như vậy.
Khi sống và làm việc trong một hệ thống khép kín với đầy đủ các tiêu chuẩn trên, với tính cách chăm chỉ, việc thành công được của những người trên là điều dễ hiểu. Trong khi đó, ở Việt Nam, người làm nghề đánh cá phải đối chọi với nhiều thứ hơn, từ lo lắng t́m vốn để được ra khơi cho đến việc xoay sở đầu ra cho sản phẩm. Dường như nghề cá và ngư dân Việt Nam chưa được quan tâm một cách thiết thực và có khoa học. Đó là chưa kể đến vấn đề an ninh biển của nước ta không được đảm bảo, và mỗi chuyến ra biển ngay tại các ngư trường truyền thống đều là những chuyến đi lành ít dữ nhiều.
hoalyly@vietbf sưu tầm