R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,391
Thanks: 21,683
Thanked 38,146 Times in 12,874 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
|
Chuyện ngoài lề
Câu chuyện này thật ra không dính dáng ǵ đến Trang lính , chỉ nói đến người dân sống dưới chế độ CS và t́m cách vượt biên . nên mượn vài ḍng post lại câu chuyện đọc cho qua ngày tháng mà chúng ta đă từng vượt biên
HL22
BÍ MẬT CỦA MỘT CÂU KINH PHẬT
Vừa rồi, chúng tôi, những người bạn chí thân từ thời c̣n đi học ở Việt Nam trước 1975, rủ nhau qua Canada thăm mấy ông bạn khác. Chúng tôi đến thành phố Montreal vào mùa hè nên không lạnh lắm. Ở Mỹ hay Canada, nhà cửa, cách sinh hoạt không khác nhau mấy. Và việc đi thăm bạn bè th́ cũng chẳng có ǵ đáng kể ra đây nếu không có một câu chuyện, mà nếu bạn nghe được, chắc cũng sẽ ngạc nhiên, đặt nhiều câu hỏi.
Chuyện hơi dài ḍng, xin bạn kiên nhẫn.
Chúng tôi gồm ba cặp vợ chồng, được gia đ́nh người bạn tiếp đón rất thân t́nh. Ông ta c̣n gọi các bạn khác ở gần đó, kéo đến, nên buổi họp mặt thật đông vui.
Khi bữa cơm gia đ́nh đă măn, các bà lo dọn dẹp chén bát để pha trà và các ông đang chuyện tṛ sôi nổi, th́ ông bạn chủ nhà đổi đề tài: “Có một chuyện thực, xảy ra ở Việt Nam, khoảng năm 1982. Một chuyện kỳ lạ mà bà chị tôi vừa là người trong cuộc vừa là nhân chứng. Lúc c̣n ở Việt Nam, chị tôi dấu kín v́ sợ đến tai công an th́ sẽ bị tra hỏi, có thể bị tù cũng nên. Nay chị tôi đến xứ tự do, sẽ kể thoải mái. Trong câu chuyện, có ǵ thắc mắc, xin cứ hỏi chị tôi”.
Người chị của chủ nhà, đang ngồi với các bà, được yêu cầu kể chuyện. Chị ta xin phép vài phút để lên lầu, lát sau đi xuống, tay cầm một phong b́ đặt trước mặt và bắt đầu kể. Mọi người yên lặng, lắng nghe.
- Gia đ́nh tôi, sau bảy lăm (1975), chỉ c̣n đàn bà v́ đàn ông đều vô tù cải tạo hết cả. Khoảng năm tám mươi (1980), chúng tôi được móc nối để vượt biên nhưng vẫn phải chờ ít nhất một người đàn ông đi tù cải tạo về mới quyết định được. Năm đó, cậu em tôi được thả về, chúng tôi báo cho người tổ chức, họ bảo, có một chuyến, phải đi ngay. Từ Sài G̣n chúng tôi đón xe về Cà Mau dự đám cưới. Đám cưới thật nhưng ăn cưới chỉ là cái cớ. Dân địa phương thấy người lạ từ Sài G̣n về ăn cưới th́ biết ngay, nhưng ŕnh bắt là công việc của công an. Thế nên, ai cũng chờ đợi màn thứ hai là khuya nay, công an sẽ phục ở băi đáp để tóm gọn quí vị quan khách nầy. Tṛ nầy xảy ra thường xuyên, nhưng họ không biết rằng vụ vượt biên nầy lại do chính công an địa phương đứng ra tổ chức, nên tối đó quí vị công an với các viên chức xă ấp có nhiệm vụ phải nốc rượu cho thật say, để sáng ra, ai cũng không biết ǵ cả !
Khuya đó, chúng tôi bị gọi dậy, cấp tốc lên đường. Từ nhà ra biển chỉ vài cây số. Trời quá tối. Chúng tôi âm thầm theo người trước mặt, đi ṿng vèo trên các con đường đất. Trong bóng đêm tối đen, thỉnh thoảng, bên đường lại có một toán chui ra nhập bọn, tôi đoán, cả đoàn chúng tôi, ít ra cũng hơn trăm người. Mặc dù đă được dặn trước là khi xuống thuyền phải tuyệt đối yên lặng và trật tự, không được chen lấn căi cọ, nhưng khi thấy mấy chiếc tắc xi (thuyền nhỏ đưa ra thuyền lớn), người ta ùa nhau lội xuống nước, tranh nhau leo lên thuyền. Cậu em tôi đi trước, tay bồng hai đứa con, vợ nó níu lưng đi sau, tôi níu áo cô ta để khỏi lạc nhau. Chỗ băi đó toàn śnh, ngập đến đầu gối khiến ai nấy b́ bơm măi mà chưa đến thuyền. Cậu em tôi phải kéo hai người đàn bà chúng tôi phía sau nên càng vướng víu, chậm chạp. Mọi người như những bóng ma âm thầm, chen nhau leo lên thuyền.
Khi cậu em tôi bỏ được hai đứa nhỏ lên thuyền, đẩy được vợ nó lên, đến lượt tôi th́ bỗng có tiếng súng, tiếng la hét :
- Tất cả đứng yên ! Đưa hai tay lên. Ai bỏ chạy sẽ bị bắn bỏ.
Tôi thấy ánh đèn pin loang loáng cách chỗ chúng tôi vài trăm thước. Chủ thuyền vội đẩy thuyền ra. Cậu em tôi chỉ kịp níu lấy be thuyền, người vẫn c̣n ở dưới nước. Tôi và khoảng vài chục người đành đứng nh́n mấy chiếc thuyền lẫn vào bóng tối, mờ dần ngoài biển khơi. Lúc đó tiếng súng và tiếng hô hoán “Đứng yên! Bỏ chạy bắn bỏ” càng như gần hơn khiến mọi người vội chạy ngược về phía bờ. Như đă dặn trước:
- Khi bị bể, phải chạy tránh xa ánh đèn của công an, trốn cho kỹ, chờ vài hôm, yên tĩnh mới t́m cách ra lộ đón xe về.
Vậy là mạnh ai nấy chạy. Tôi bương đại lên bờ, chạy ngược hướng tiếng súng. Vừa chạy vừa run, miệng niệm: “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát”. Cứ nhắm mắt, nhắm mũi chạy đại, vấp mô đất hay gốc cây té xuống th́ vùng dậy chạy tiếp. Lúc đầu h́nh như có người cùng chạy với tôi, quay lại th́ không thấy ai cả! Tôi chạy độ nửa tiếng, thấy đă xa, vừa hoàn hồn th́ hai chân ră rời, nhấc không lên. Tôi ngồi đại xuống đất, thở dốc. Lúc đó khoảng một giờ sáng. Tôi nh́n quanh. Một bên là biển đen ś, ŕ rào tiếng sóng, một bên là bờ rừng, với hàng cây là những khối đen, cao hơn đầu người, trông như những con ác thú đang chờ mồi. Tôi đoán, có lẽ công an ŕnh bắt một vụ vượt biên khác, cách chúng tôi vài ba trăm mét, chủ thuyền tưởng bị bể, nên bỏ chạy, v́ thế mọi người mới chạy thoát.
Từ lúc lên xe ở Sài G̣n đến khi về Cà Mau, tôi hoàn toàn không biết ḿnh đang ở đâu? Bây giờ ngồi bơ vơ giữa đồng không mông quạnh, chung quanh tối mù, tôi tự hỏi ḿnh sẽ làm ǵ, hay phải ngồi như thế nầy cho đến sáng? Lúc năy, chạy, người toát mồ hôi, bây giờ, gió biển thổi vào, tôi lạnh run cầm cập. Tôi thầm ước cho công an đến bắt ḿnh, có người cùng bị bắt với nhau cũng yên tâm, rồi sau đó muốn ra sao th́ ra ! Cái xách nhỏ trên vai tôi vẫn c̣n. Tôi t́m chai nước lạnh, uống mấy ngụm. Trong xách chỉ có vài chai nước lạnh, mấy viên thuốc say sóng, mấy hộp sữa đặc, cái khăn nhỏ, một mớ đô la và vàng cùng quyển kinh Phật. Không hiểu sao, trong lúc hoảng loạn mà tôi c̣n giữ được cái xách ?
Đang ngồi rầu rĩ, bỗng nhiên, tôi thấy từ xa, có ánh đèn thấp thoáng, có lẽ là đèn dầu hôi, loại thường thấy ở thôn quê, cách tôi hơn một cây số. Tôi mừng rỡ, quên cả mệt, đứng lên, nhắm ánh đèn mà đi. Tôi đi như chạy, té lên, té xuống, mà không thấy đau, cứ nhắm ánh đèn bương tới, v́ sợ người ta tắt đèn th́ không biết làm sao t́m đến. Độ nửa giờ sau, tôi đến nơi. Đó là một nhà lá, cửa mở, một cây đèn băo (loại đèn để đi trong gió mà không sợ tắt), đặt trên một chiếc ghế nhỏ, để ngay trước cửa, nhờ vậy mà từ hướng bên trái ngôi nhà, tôi vẫn thấy được.
Khi đến trước cửa, tôi kêu lên :
- Có ai trong nhà không ? Cho tôi vào với.
Có tiếng đàn ông nói lớn :
- Vào đi ! Đừng sợ !
Khi bước vô cửa tôi mới nhận ra là có một người đàn ông đang ngồi hút thuốc lào, cạnh một cái bàn để giữa nhà. Người đàn ông đứng lên, ra đem cây đèn băo và chiếc ghế vào. Nghe giọng lơ lớ, với cách dùng chữ, tôi đoán ông ta là người Bắc giả giọng Nam. Tôi bước vào nhà. Nhà không rộng lắm nhưng đặt ba nơi ba chiếc giường rộng, có trải chiếu tươm tất. Ông ta chỉ chiếc ghế:
- Ngồi đấy đi !
Tôi nói cám ơn, v́ áo quần dính śnh, không dám ngồi, sợ dơ ghế. Ông ta bảo, giọng b́nh thản như việc nầy đă từng xảy ra nhiều lần:
- Thế th́ đi tắm đi! Tôi có sẵn áo quần của bà xă tôi, thay tạm. Áo quần bẩn th́ giặt đi, phơi ra ngoài gió, sáng mai khô ngay, thay trả lại cho tôi, rồi tôi sẽ đưa ra bến xe, đón xe về Sài G̣n.
Nghe nói sáng mai đón xe về Sài G̣n, tôi mừng quính, không ngờ ḿnh may mắn gặp được cứu tinh. Tôi thấy có cảm t́nh với người đàn ông tử tế đó, định nói lời cám ơn, nhưng nh́n thấy hai con mắt của ông ta, tôi rùng ḿnh khiếp sợ. Ông ta khoảng năm mươi tuổi, dáng người tầm thước, mặt sạm nắng, hai g̣ má cao, tóc ngắn, chân tay gân guốc... nghĩa là ông ta đúng là một nông dân, chỉ đôi mắt là khủng khiếp. Tuy đèn dầu tù mù nhưng đôi mắt vẫn ánh lên những tia sáng lạnh lẽo, vừa uy quyền, tàn nhẫn vừa như giễu cợt. Tôi sợ quá, cảm tưởng như ḿnh là con chuột đă bị con mèo chộp được trong móng vuốt nhưng vẫn giữ đấy chờ con mồi chết khiếp mới từ từ thưởng thức. Thấy tôi đứng bất động v́ sợ, ông ta cười, giọng dịu dàng nhưng vẫn uy quyền, như ra lệnh :
- Tôi không hại cô đâu. Cô đừng sợ. Tôi nghe tiếng súng nổ là biết ngay vượt biên bị bể nên thắp đèn lên để ai chạy thoát th́ đến đây tá túc, sáng mai tôi lấy thuyền đưa ra bến xe về nhà. Tôi đă cứu hàng mấy trăm người rồi. Ai cũng về nhà an toàn. Đừng sợ. Để tôi lấy áo quần cho cô thay tạm. Hôm nay vợ tôi ra chợ thăm đứa con gái, sáng mai, tôi đưa đi, nhân tiện đón vợ tôi về. Đói bụng th́ có cơm nguội trong nồi với con cá khô trong bếp, lấy ra mà ăn.
Ông ta nói nhỏ nhẹ, từ tốn nhưng tôi vẫn sợ, răm rắp theo lệnh. Ông ta vào buồng đem ra một bộ đồ đàn bà màu đen, trao cho tôi rồi thắp một cây đèn cầy, chỉ lối đi ra sau chái nhà:
- Có cái pḥng tắm sau kia. Sẵn nước với khăn lau. Tắm xong, mặc tạm, c̣n bộ đồ bẩn th́ giặt đi, phơi lên, sáng mai khô, mặc vào, trả lại bộ đồ cho vợ tôi.
Tôi riu ríu cầm áo quần và cây đèn cầy, ra nhà sau, vào pḥng tắm, đóng cửa lại, gắn cây đèn sáp lên bệ, xây lưng về phía đèn, cởi đồ ra, dội nước. Tôi làm một cách vô thức, như bị thôi miên bởi cặp mắt của ông ta, tôi đoán, đang nh́n tôi qua khe hở của vách pḥng. Tôi tắm qua loa, mặc áo quần vào. C̣n nửa thùng nước, tôi đổ ra cái thau nhỏ sẵn đó, ṿ bộ đồ dính śnh rồi treo lên một sợi dây kẽm trong pḥng tắm. Khi tôi lên nhà trên th́ ông ta chỉ cái giường, có giăng sẵn mùng:
- Cô ngủ trên giường nầy. Tôi ngủ trong pḥng. Ngủ đi cho khỏe, đừng sợ mà thao thức. Mai đi sớm.
Tôi nói:
- Dạ. Cám ơn ! Rồi chui vô mùng. Ông ta tắt đèn, đi vào buồng.
Tôi nằm trên giường, mắt mở thao láo, không dám ngủ. Có chiếc mền mỏng, tôi lấy quấn chặt quanh người rồi nằm lắng nghe, không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra? Tôi chỉ mong được ông ta tịch thu hết số đô la và vàng tôi mang theo rồi tha cho tôi về nhà. Tôi cứ lẩm nhẩm niệm Quán Thế Âm, cầu Phật Bà cứu khổ cứu nạn. Trong đêm tối, tất cả im lặng, chỉ có tiếng sóng biển ŕ rầm nghe như tiếng xe chạy rất xa. Bấy giờ tôi mới thấy người ră rời, vừa mỏi vừa đau ê ẩm khắp nơi, nhất là những chỗ bị mô đất hay gốc cây đập mạnh vào khi tôi chạy bị ngă. Suy nghĩ miên man, tôi ch́m vào giấc ngủ lúc nào không hay.
Khi tôi tỉnh dậy th́ trời đă sáng. Vừa xếp mùng, mền xong th́ ông ta từ trong buồng bước ra.
- Ngủ có được không?
- Dạ. Đi mệt quá nên ngủ say một giấc đến sáng.
Tôi nói mà không dám nh́n ông ta, sợ thấy đôi mắt kinh khiếp đó.
- Cô thay đồ rồi chúng ta đi ngay. Tôi chở cô ra bến xe ngoài chợ, họ sẽ đưa cô lên bến xe tỉnh, đón xe về Sài G̣n. Cô viết vào miếng giấy trên bàn kia, tên họ địa chỉ của cô. Tôi cần biết về cô để sau nầy dễ xác nhận.
Tôi ra sau nhà, thay đồ, đem bộ đồ của vợ ông ta để trên giường, đến chỗ cái bàn, viết tên họ, địa chỉ vào miếng giấy. Ông ta chỉ cái xách nhỏ của tôi “Đừng quên cái xách tay”. Tôi thấy quyển kinh của tôi để ra ngoài nhưng không dám lấy bỏ vào xách, mà làm như không thấy, chỉ vơ vội cái xách, cầm đi theo ông ta. Ra ngoài sân, tôi mới biết, trước nhà là một con sông rất rộng, có lẽ là cửa sông, c̣n biển th́ nằm bên trái căn nhà, cách một cây số. Nhà ông ta nằm giữa một vùng hoàn toàn hoang vắng, chung quanh là śnh lầy với cây đước, vẹt, sú ǵ đó mọc mênh mông, chạy đến mút mắt. Tôi không hiểu v́ sao vợ chồng ông ta lại đem nhau ra ở chỗ nầy? Không ruộng vườn, không thuyền bè đánh cá, không có người chung quanh, ngay đến con chim cũng không thấy bay qua. Có chăng là mấy con cua c̣ng ǵ đó nằm trên mặt śnh dương mắt nh́n tôi. Con đường từ nhà ra bến sông được đắp cao, có lẽ là lối duy nhất đưa ông ta ra chiếc thuyền, đến với xă hội loài người.
Ông ta xuống thuyền, tôi bước theo. Nhờ mấy miếng bê tông làm thành tam cấp nên tôi xuống thuyền không khó khăn lắm. Chiếc thuyền nhỏ, dài khoảng sáu, bảy mét, rộng hơn hai mét, gắn máy đuôi tôm. Ông ta tháo dây cột thuyền, giật máy, đưa thuyền ra giữa gịng sông.
Chiếc thuyền chạy giữa hai bờ rừng vắng vẻ, hoang vu. Một lúc thật lâu th́ xa xa thấp thoáng mấy mái nhà sau hàng dừa nước, rồi vài chiếc thuyền xuất hiện, chạy ngược chiều. Thuyền ghé vào một bến đ̣, có nhà cửa, quán ăn, một chợ thôn quê nhỏ và một bến xe lam (xe Lambretta, ba bánh dùng chở khách). Ông ta cột thuyền, ra dấu cho tôi cùng lên bờ. Mọi người thấy ông ta th́ cúi đầu chào vẻ kính cẩn và sợ hăi. Ông ta không thèm nh́n ai, đi thẳng đến chiếc xe lam, nói ǵ đấy với người chủ xe. Người chủ xe khúm núm gật đầu, miệng dạ nhịp, rồi đến nói với tôi:
- Mời cô lên xe. Xe chạy ngay bây giờ.
Ông ân nhân không để ư đến lời cám ơn của tôi, cũng không nói với ai tiếng nào, xuống thuyền, giật máy, quay thuyền ra giữa gịng. Khi ngồi trong xe lam, tôi thấy mọi người đang ṭ ṃ nh́n tôi với vẻ sợ hăi rồi th́ thầm với nhau ǵ đấy. Ông xe lam nổ máy, chở một ḿnh tôi, ṿng vèo trên đường đất trong xóm rồi đưa xe ra đường lớn, chạy vào thành phố. Ông ta chạy thẳng đến bến xe khách, ngừng cạnh một xe đầy khách, mời tôi xuống, đưa tôi đến ông tài xế, th́ thầm với ông ta. Ông tài xế mời tôi lên ngồi ghế trước. Tôi lục trong xách nhỏ, thấy gói đô la và vàng c̣n nguyên, lấy ra một mớ tiền Việt đưa trả cho hai người, nhưng ai cũng khoát tay.
- Anh Năm dặn rơ là ảnh sẽ trả tiền xe cho cô, chúng tôi đâu dám nhận.
Chiều hôm đó, tôi về đến nhà. Khoảng một tháng sau, người tổ chức đến gặp tôi, báo tin là mọi người đến đảo an toàn, thân nhân sẽ gửi thư sau. Ông ta hỏi tôi rất tỉ mỉ về vụ những người không kịp lên thuyền, tôi kể lại sự việc. Ông ta bảo những người kẹt lại đă bị công an bắt, chỉ thiếu hai gia đ́nh, gồm bốn người, không có tin tức. Hai gia đ́nh nầy th́ tôi biết, họ là thương gia xuất nhập cảng trước bảy lăm, rất giàu. Trước khi đi, họ đă bán nhà, v́ tin chắc sẽ đi lọt, như vậy, họ ôm của cải theo (vàng và đô la), phải nhiều lắm.
Chuyến vượt biển lần đó khiến tôi sợ quá, không dám nghĩ đến, ai rủ đi cũng lắc đầu.
Khoảng một năm sau, tôi nhận được một lá thư, tên người gửi lạ hoắc. Tôi hoàn toàn không biết ai đă gửi đến - Chị ta cầm lá thư đưa lên - Mấy năm sau, chồng tôi đi tù về. Chúng tôi qua Mỹ theo diện H O. Vợ chồng tôi qua Canada ở chơi với gia đ́nh cậu em. Gần mười năm mà tôi vẫn c̣n giữ lá thư nầy. Để tôi đọc cho quí vị nghe:
“Gửi bà H. (là tên tôi). Bà c̣n nhớ, lần vượt biển ở Cà Mau, bị bể và bà được tôi cho trọ qua đêm, hôm sau đưa ra bến xe, về thành phố Hồ Chí Minh. Tôi biết bà thắc mắc. Tôi là ai? Tại sao lại ở nơi vắng vẻ? Tôi sinh sống bằng cách nào?
Tôi cho bà rơ. Tôi là công an, có nhiệm vụ ở đó để đón lơng những người vượt biên bị bể chạy thoát được. Công an chúng tôi làm nhà cách nhau một vài cây số, dọc bờ biển, nơi thường có bến băi vượt biên, có thuyền con đón ra thuyền lớn. Như vậy, khi công an đến bắt vượt biên, người nào chạy thoát cũng chỉ quanh quẩn đâu đấy, thấy đèn là t́m đến, thế là nộp mạng cho chúng tôi. Tôi bảo rằng có vợ ở chung nhưng thật ra, vợ con tôi đều ở ngoài Bắc, tôi vào đây công tác đă được bốn năm, khi nào ổn định sẽ đưa gia đ́nh vào thành phố Hồ Chí Minh, v́ chẳng ai có thể ở nơi hoang vắng nầy.
Mỗi công an chúng tôi đă chuẩn bị sẵn các tiện nghi, nước nôi, lương thực, giường chiếu để đón những người vượt biên t́m đến nhờ cứu giúp. Tôi cho ăn uống, ngủ lại, sáng hôm sau, cho họ xuống thuyền, nói là chở ra bến xe để họ về nhà, nhưng kỳ thực, thuyền đi được nửa đường là bị công an chận bắt. Tôi cũng bị bắt để không ai nghi ngờ.
Thông thường, nếu nhiều người t́m đến th́ tôi bảo họ, có ǵ đem theo nên kê rơ, nhất là tiền bạc, quí kim, để tránh chuyện lấy cắp của nhau. Nếu chỉ một người th́ tôi chờ lúc người đó đi tắm sẽ lục xách tay, kiểm tra những ǵ đem theo. Tôi c̣n ŕnh nh́n lúc họ đi tắm, cởi đồ ra, sẽ thấy những ǵ họ lận theo người?
Tôi không bao giờ lấy của ai bất cứ ǵ, nên khi giải giao họ (đưa lên thuyền để bị công an chận bắt), công an chấp pháp lấy lời khai, sẽ thấy rằng tôi rất trong sạch. Tôi từng được công an tỉnh và trung ương biểu dương nhiều lần về thành tích chận bắt người vượt biên cũng như tinh thần chí công vô tư, không tơ hào đến của cải, vật chất của người bị bắt. Nhưng không ai biết rằng, hễ người nào đem nhiều đô la, vàng ngọc, hột xoàn là tôi thủ tiêu, chôn xác trong rừng. Tôi đào sẵn những cái hố, muốn giết ai, khuya đó, tôi lận súng trong người, bảo họ đi theo tôi để tôi chỉ đường mà đi ra đường chính đón xe về. Vào rừng, tôi bắn chết, đạp xuống hố, hôm sau ra lấp đất lại. Không người nào thoát khỏi tay tôi, v́ chung quanh toàn śnh lầy, có bỏ chạy một quăng là ngập người dưới śnh, tôi chỉ rọi đèn pin, đi t́m và bắn họ rất dễ dàng.
Tôi có nói bao nhiêu người bị tôi thủ tiêu với bà cũng chỉ làm bà kinh hoàng chứ chẳng ích lợi ǵ. Tất cả của cải cướp được, tôi đưa cho vợ tôi đem về quê chôn giấu. Hột xoàn, đô la, vàng ngọc, châu báu... Nghĩa là vợ chồng tôi rất giàu. Vợ tôi bảo, có thể bỏ vốn lập những công ty, mua máy móc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc mua nhà cửa ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh cũng không hết của. Dĩ nhiên gia đ́nh tôi ngoài Bắc vẫn sống đạm bạc như bao nhiêu người khác, để tránh bị nghi ngờ.
Tôi dự định sẽ làm thêm vài năm, kiếm một số tiền vàng nữa rồi xin ra khỏi ngành.
Tính ra, tôi ở đó đă được bốn năm, cho đến cái đêm bà t́m đến nạp mạng cho tôi.
Như mọi khi, lúc bà đi tắm, tôi ŕnh xem bà cởi đồ (để biết của cải lận theo người) rồi lên kiểm tra xách tay của bà. Tôi thấy trong xách có nhiều vàng và đô la. Như vậy, số phận của bà đă được tôi quyết định. Bà sẽ bị tôi thủ tiêu. Trong lúc lục xét xách tay tôi thấy có một quyển kinh, khổ lớn hơn những quyển kinh khác, mà những người vượt biên khác thường đem theo. Quyển kinh lớn đó khiến tôi ṭ ṃ. Theo thông lệ, tất cả kinh Phật của những người vượt biên, tôi giữ lại, khi nào lên tỉnh, tôi tặng cho người bạn đang trụ tŕ một ngôi chùa lớn, gần chợ. Anh ta là công an, đi tu là công tác, vẫn lănh lương công an. Tôi tặng các quyển kinh Phật cho chùa để ai đến lễ chùa mà “thỉnh” những kinh đó th́ biết ngay, người đó sẽ vượt biên và chúng tôi theo dơi. V́ ṭ ṃ và v́ nghiệp vụ, tôi mở quyển kinh của bà ra, để sát ngọn đèn cho dễ đọc. Tôi đọc một cách t́nh cờ, một câu kinh nằm ngay giữa trang kinh. Chỉ một câu thôi. Câu duy nhất đó khiến tôi lạnh toát người v́ kinh sợ. Tôi sợ đến choáng váng, muốn té xỉu, đến độ ngồi chết lặng một lúc thật lâu. Tối đó, tôi không ngủ được .
Hiện nay tôi đă ra khỏi ngành công an. Tôi đă đi tu ở một vùng núi miền Tây Nguyên, rất hẻo lánh, xa hẳn phố phường, làng xóm. Ngôi chùa nhỏ được cất bên góc núi. Rất xa, dưới chân núi, cách nơi tôi ở, thấp thoáng những nhà sàn của những người thuộc sắc tộc thiểu số. Mỗi buổi sáng, tôi lạy Phật, tụng kinh, rồi lên đồi cuốc đất, trồng khoai sắn, rau quả. Buổi tối tôi lại tụng kinh và suy ngẫm lời Phật dạy. Tôi bảo với vợ tôi là tôi làm nhiệm vụ trên giao, không nên gặp nhau nhiều, thỉnh thoảng lên tiếp tế lương thực mà thôi. Của cải mà tôi kiếm được (vợ tôi đang giữ), tôi dặn, nên trích ra một phần, khi nào có thiên tai băo lụt th́ đem cứu giúp người hoạn nạn, giúp bà con, bạn bè khi họ cần, giúp các người già lăo, bịnh tật, không nơi nương tựa, giúp các trại mồ côi, các trại cùi hủi...
Tôi viết để bà rơ, nay tôi đă chọn con đường khác. Tôi chỉ muốn biến mất trên thế gian, nhưng c̣n các con tôi? Chúng là nguồn sống của tôi. Tôi lo sợ cho chúng...
Nếu bà là một Phật tử, xin bà đến chùa, cùng góp lời cầu xin Phật Tổ cho tôi sớm t́m được con đường giải thoát.
Chúc bà sức khỏe”.
Chị đàn bà giơ lá thư lên và nói:
- Thư chỉ viết thế thôi.
Chúng tôi hỏi:
- Chị có nhớ ḿnh mang theo quyển kinh Phật tên ǵ không?
- Đúng ra, lúc nào tôi cũng để sẵn quyển kinh “Quán Thế Âm Bồ Tát” trên bàn thờ, hễ hô “đi!” là tôi chỉ việc bỏ vô xách tay và lên đường. Hôm đó, cô em dâu tôi đây, lại lấy quyển kinh đó trước, tôi vội quá, mở tủ kinh Phật của ba tôi để gần đó, vơ đại một quyển, nghĩ rằng “Phật nào cũng là Phật, vị nào cũng phù hộ, độ tŕ cho chúng sinh tai qua nạn khỏi”. Ba tôi, khi c̣n sinh thời, tu tại gia, nghiên cứu kinh Phật. Ngoài chữ Việt, ông cụ c̣n biết chữ Hán, chữ Nôm nên thỉnh rất nhiều kinh về nghiên cứu. Thế nên, đến bây giờ tôi cũng không biết ḿnh đă mang theo quyển kinh nào khi vượt biên. Điều tôi tin chắc rằng. Chính quyển kinh đó đă cứu mạng tôi và câu kinh trong đó, như một lời phán của Đức Phật hoặc đấng Hộ Pháp, bảo thẳng với kẻ ác hăy ngừng tay lại. Lời phán đó phải có uy lực mạnh mẽ đến nỗi một kẻ giết người phải khiếp đảm”.
Trong bọn chúng tôi, chẳng ai là đệ tử nhà Phật mặc dầu, thỉnh thoảng có đi chùa lạy Phật, tụng kinh trong những ngày lễ, tết. Chúng tôi hỏi nhau rồi phán đoán đủ thứ. Câu “buông đao thành Phật” quá tầm thường, chẳng làm ai động tâm. Muốn biết bí mật của câu kinh đó, chỉ c̣n cách đi hỏi các nhà sư th́ họa may.
V́ bị câu chuyện trên ám ảnh, nên trên đường từ Canada về lại miền Đông Bắc nước Mỹ, chúng tôi quyết định, ghé vào một ngôi chùa của sư PT để thăm và hỏi cho ra lẽ. Sư trạc tuổi chúng tôi, là chỗ quen biết nên rất thân t́nh. Sư PT xuất gia từ lúc mười một tuổi tại chùa Diệu Đế ở Huế. Vượt biên qua Mỹ, sư học và tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Tuy c̣n trẻ, nhưng sư PT thông hiểu Phật pháp và có một cuộc sống rất đạo hạnh.
Trưa hôm đó, chúng tôi được sư khoản đăi cơm chay. Trong lúc thọ trai, chúng tôi kể lại câu chuyện trên cho sư nghe và hỏi sư có biết câu kinh nào đă khiến một người vô thần phải buông đao giết người và đi tu không? Nhà sư suy nghĩ một lúc và nói:
- Nếu lư luận theo Phật pháp thuần túy ở đây th́ không thích hợp với một người cộng sản. Họ đă được dạy căm thù và được huấn luyện cách giết người, nên dù có cả một bầy quỉ dữ từ địa ngục chui lên, hay hàng ngh́n Đức Phật hiện ra thuyết pháp, chưa chắc ông công an nầy phải sợ mà ngưng tay. Ông ta chẳng thù hận ǵ những người vượt biên, nhưng giết họ để cướp của, ông ta làm thản nhiên như người đồ tể giết heo, giết ḅ. Mục đích là để có nhiều tiền của cho con cái được sung sướng. Cán bộ cộng sản thường bảo nhau: “Hi sinh đời bố, cũng cố đời con” là thế. Kinh Phật chỉ nói về cái nghiệp và cái quả. Ai làm nấy chịu. Nhưng người Việt ḿnh lại có câu “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Cha mẹ thương con cháu th́ ăn ở nhân đức, để phước cho chúng. Con cháu, nhớ ơn đó mà thờ phụng các vị một cách thành tâm. Đó là “Đạo Thờ Ông Bà”. Ông công an cộng sản nầy th́ làm ngược lại, nên ông ta bị ám ảnh bởi việc ác của ḿnh, “quả báo nhăn tiền”, con cháu sẽ lănh đủ. Có thể, con cái ông ta bị đâm chém hay bị giết chóc sao đó, khiến ông ta nghĩ rằng “Ḿnh giết người ta th́ con ḿnh bị người ta giết” nên ông ta sợ. “Nhưng Phật đâu có dạy về chuyện quả báo cho đời con cháu mà ông ta, khi đọc một câu nào đó trong kinh Phật lại sợ hăi đến nỗi phải bỏ nghề, đi tu?”
“Đa số những người vượt biên đều đem theo người là kinh A Di Đà hoặc Bạch Y Thần Chú, coi như có Thần Phật hộ tŕ bên cạnh. Khi gặp chuyện hiểm nguy th́ niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát” chỉ đọc tới đọc lui câu đó thôi, coi như tiếng kêu cứu, các vị Bồ Tát sẽ ra tay tế độ, giúp cho tai qua nạn khỏi. Những quyển kinh mà ông ta tịch thu, không nhất thiết đều giống nhau. Có thể người đàn bà kia đă mang một quyển kinh khác. Hơn nữa ở một nơi hoàn toàn vắng vẻ, không có ǵ giải trí ngoài việc đọc các quyển kinh Phật, quả thật, ông ta đang bước về hướng của giải thoát. Chính cái ư niệm muốn giải thoát khiến ông ta bỏ nghề, và câu kinh Phật kia chỉ như vật xúc tác, như cái nút điện mà ông ta đang ṃ mẫm trong bóng tối, đă bật sáng, cho ông ta thấy được con đường phải đi. Mỗi người là Phật chưa thành là vậy. Con người dù độc ác, mê muội đến đâu, cũng c̣n le lói một chút ánh sáng của lương tri. Đúng ra, phải gọi ông ta là “ông đạo” chứ không phải là “ông sư”. V́ ngoài việc nghiên cứu, tụng niệm kinh Phật, sư, săi phải có thầy giảng giải, hướng dẫn trên đường tu tập. “Giả dụ như ông công an đó đến xin thọ giáo với thầy. Thầy sẽ giảng những ǵ cho một người vô thần như ông ta hiểu về Phật pháp?”.
Nhà sư cười:
- Thoát được “tham, sân, si” là tự giải thoát rồi.
Chính tôi phải học ông ta, làm cách nào đă bỏ được chữ “tham”? Chữ “tham” đơn giản, thường t́nh thôi, không cần phải triết lư xa vời. Tiền của vô tay dồi dào, dễ dàng như vậy mà lại bỏ hết, mấy ai làm được ?
C̣n hai chữ “sân, si”, bản thân tôi như đang nằm trong cái rọ, không biết bao giờ mới thoát ra! Ông ta là thầy tôi mới đúng.
- Thầy có thể đoán được câu kinh nào nằm trong quyển kinh nào, đă khiến ông ta phải sợ mà đi tu không?
Nhà sư lắc đầu:
- Chỉ riêng ông ta biết được mà thôi. Có thể chỉ một câu t́nh cờ, b́nh thường nào đó ông ta đọc được nhưng giải thích đúng những băn khoăn, thắc mắc, sợ hăi bấy lâu của ông ta, nó đánh động lương tâm ông ta, hướng dẫn ông ta t́m con đường giải thoát. Xưa kia, lục tổ Huệ năng chỉ nghe một câu trong kinh Kim Cang liền ngộ được đạo.
- Nhưng nhất định phải có một câu kinh nào đó. Thầy thử nhớ xem sao?
Nhà sư lắc đầu:
- Bị hỏi th́nh ĺnh, tôi không nhớ ra ngay. Hay là thế nầy. Bây giờ mời quí vị ra vườn sau chùa uống trà, ngắm hoa. Tôi xin được ít phút tập trung tư tưởng, họa may sẽ nhớ được điều ǵ chăng? Mục đích không phải t́m hiểu mà chỉ như tṛ chuyện cho vui vậy thôi. Tôi không đủ tŕnh độ để giải thích câu chuyện kỳ lạ nầy.
Nhà sư lên chánh điện. Chúng tôi ra sau chùa, vừa chuyện tṛ vừa lang thang ngắm hoa cảnh.
Có tiếng chuông ngân vang từ chánh điện, rồi tất cả yên lặng. Có lẽ nhà sư đang lễ Phật và trầm tư...
Độ một giờ sau, nhà sư xuất hiện ở ngưỡng cửa với nụ cười. Sư tiến đến, ngồi xuống với chúng tôi ở một bàn nhỏ dưới gốc cây. Chúng tôi vội hỏi:
- T́m được câu kinh nào chưa thầy?
Sư lắc đầu và cười:
- Kinh Phật chẳng có câu nào hăm dọa người ta, bắt người ta phải đi tu cả! Để nói về cái nghiệp báo th́ kinh Thủy Sám Pháp có nói nhiều, nhưng tôi chỉ nhớ chính xác được vài câu ở các quyển kinh khác, chẳng hạn, trong kinh Đề Bà Đạt Ma (Devadata-suta) có câu :
“Những việc ác mà ngươi đă phạm, không phải là tại cha ngươi, không phải tại mẹ ngươi, không phải tại thầy, chủ ngươi. Chính một ḿnh ngươi đă phạm, và một ḿnh ngươi phải chịu quả báo”.
Trong kinh Pháp Cú (Damma-pada) cũng có câu:
“Dẫu rằng ngươi chạy lên trời cao, ẩn dưới biển sâu, trốn trong núi thẳm, không có nơi nào mà ngươi tránh khỏi cái quả ghê gớm về tội ác của ngươi”...
Nói xong nhà sư lộ vẻ bối rối.
- Rất tiếc, v́ sự vô minh của tôi mà câu kinh đó vẫn c̣n là một bí ẩn. Xin lỗi đă làm quí vị thất vọng. Theo tôi nghĩ, sự thống hối của ông ta quá thành khẩn, đă cảm động đến đức Phật, và Ngài đă ra tay tế độ, đă khai ngộ cho ông ta.
Nhưng phải là người thật thành khẩn th́ đức Phật mới làm được việc đó.
Phạm Thành Châu
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
|