VietBF - View Single Post - Your's Health
Thread: Your's Health
View Single Post
Old 05-25-2019   #1083
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,640
Thanks: 7,323
Thanked 46,151 Times in 12,818 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

MỘT TUỔI TRẺ GIỮA ÂM NHẠC VÀ KHOA HỌC.

Virginia chào đời ngày 7 tháng 6 năm 1909 ở Westfield trong tiểu bang New Jersey, Hoa kỳ. Cô là con thứ của gia đ́nh có 3 người con. Cha cô, nhân viên hăng bảo hiểm, là nhà phát minh và nhà thiên văn tài tử trong những giờ nhàn rỗi. Bố mẹ Virginia rất say mê âm nhạc và ngay từ tuổi bé thơ, Virginia đă học chơi violon, hoạt động mà cô sẽ tiếp tục trong suốt cuộc đời. Ở Mont Holyoke College, nơi cô theo học cao học, cô là thành viên của dàn nhạc nhà trường và cô đă tỏ ra đặc biệt có năng khiếu không những với violon mà c̣n với violoncelle nữa. Và trong những năm 1950, cô đă lập nên một quartet nhạc thính pḥng với các bạn của cô. Thiên chức y khoa của cô được nảy sinh do một tổng thể các t́nh huống. Một mặt cha cô dành những giờ nhàn rỗi vào các hoạt động khoa học nhưng mặt khác, việc chọn lựa nghề nghiệp y khoa cũng bị ảnh hưởng bởi cái chết của hai người anh và em trai của cô. Thật vậy, người anh trưởng bị chết v́ bệnh lao và người em trai kia bị chết v́ một bệnh nhi đồng măn tính.

Chính cô đă tự tài trợ cho việc học cao học của ḿnh, nhờ nhiều việc làm bán thời gian. Cô cũng chơi nhiều môn thể thao và rất thích làm vườn. Điều duy nhất mà cô đă không bao giờ học đó là nấu nướng, nếu như chúng ta tin vào lời của nhiều người trong số các bạn của cô.

TỪ NGOẠI KHOA ĐẾN GÂY MÊ :

Mặc dầu rất nhiều hoạt động, Virginia đă đậu một cách xuất sắc cao học và năm 1929, cô bắt đầu theo học ở Columbia University’s College of Physicians and Surgeons. Ở trường y này, các phụ nữ không nhiều lắm : 9 trên 90 sinh viên ghi danh. Năm 1933 cô làm nội trú ngoại khoa (interne en chirurgie) ở Prebyterian Hospital. Trên nguyên tắc, cô sẽ ở lại đó 2 năm, nhưng sau năm đầu tiên, ông thầy lâm sàng của cô, Allen Whipple, gợi ư với cô nên hướng theo ngành gây mê, một môn cho đến măi lúc đó được giao phó cho các nữ y tá. Whipple đă hiểu rằng sự thành công của một phẫu thuật tùy thuộc không chỉ vào tài khéo léo của phẫu thuật viên, mà c̣n tùy thuộc vào việc duy tŕ t́nh trạng ổn định của các tham số sinh lư của bệnh nhân, đồng thời duy tŕ bệnh nhân trong t́nh trạng mất tri giác và không nhạy cảm với đau đớn. Ở đây có một vùng nghiên cứu rộng lớn để thăm ḍ và cả một lănh vực để phát triển.

Virginia chấp nhận và sau một hành tŕnh mang cô từ Presbyterian Hospital đến đại học Wisconsin, rồi đến New York Bellevue Hospital, cô trở lại Presbyterian Hospital năm 1938, với tư cách là trưởng khoa gây mê của Bộ môn ngoại. Cô là người phụ nữ đầu tiên điều khiển một khoa pḥng trong bệnh viện này. Cô có nhiệm vụ tuyển mộ và đào tạo các sinh viên gây mê, điều hành công tác của các thầy thuốc gây mê và lănh đạo công tŕnh nghiên cứu. Dưới sự lănh đạo của cô, khoa này sau cùng được giao phó cho một bác sĩ chứ không phải cho một y tá nữa. Khi khoa gây mê của cô trở thành một bộ môn riêng biệt, BS Apgar dự kiến sẽ trở nên chủ nhiệm bộ môn gây mê mới thành lập... nhưng chức vụ này sau đó đă được giao phó cho một đồng nghiệp nam. Tuy nhiên Virginia được bổ nhiệm làm giáo sư khoa gây mê, được trả lương toàn thời gian và là người phụ nữ đầu tiên được chức vụ này ở Columbia University .

APGAR : MỘT TÊN HỌ ĐĂ ĐƯỢC ĐỊNH SẴN

Trong khi giữ chức giáo sư khoa gây mê, BS Apgar dần dần ư thức những khiếm khuyết của ngành gây mê sản khoa. Suốt trong những năm 30, số trường hợp sinh đẻ trong môi trường bệnh viện đă gia tăng đến độ trở nên quan trọng hơn số các sinh đẻ tại gia. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em ở Hoa Kỳ khi đó cao hơn nhiều tỷ lệ tử vong trong nhiều nước ở châu Âu và 24 giờ đầu sau khi sinh chịu một tỷ lệ tử vong rất cao. Do đó Virginia tập trung vào vấn đề này và đi đến kết luận rằng trong hầu hết các trường hợp, người ta có thể cứu các trẻ sơ sinh này nếu chịu bỏ công thăm khám chúng ngay sau khi sinh. Điều chứng thực này đối với chúng ta có vẻ hiển nhiên, nhưng không phải là như vậy vào thời đó : mọi sự chú ư của đội sản khoa trong thời kỳ hậu sản được tập trung vào bà mẹ c̣n các trẻ sơ sinh th́ được phó mặc cho các trợ lư hồi sức thiếu kinh nghiệm. Điều chứng thực khác là sự thiếu các dữ kiện khoa học về trẻ sơ sinh : cái ǵ là b́nh thường hoặc không b́nh thường nơi một em bé quá nhỏ và cần phải can thiệp khi nào và thế nào? Các chỉ tiêu được sử dụng khi đó dựa vào phần lớn tính chủ quan của những người can thiệp mà sự đào tạo của họ lại được hướng vào việc sử dụng các thuốc kích thích hơn là vào những nguyên tắc cơ bản như sự duy tŕ thông suốt các đường hô hấp của trẻ sơ sinh hay cho oxy. Một trong những hành động đầu tiên của BS Apgar là buộc tất cả các trợ lư gây mê phải đi thực tập sản khoa.

Một hôm, trong lúc ăn trưa, một trợ lư đă hỏi bà các tiêu chuẩn của một đánh giá chuẩn mực và nhanh chóng của t́nh trạng của trẻ sơ sinh. Số điểm (score d’ Apgar) nổi tiếng mang tên bà đă phát sinh từ câu trả lời của Virginia (tần số tim, hơi thở, trương lực, đáp ứng với kích thích và sắc da). Thật vậy đó là các tham số được theo dơi bởi các chuyên gia gây mê trong các cuộc phẫu thuật.Trong năm sau, bà hiệu chính số điểm Apgar như là công cụ không những để xác định sự cần thiết phải hồi sức mà c̣n như là nền tảng để bàn cải và so sánh các kết quả của những thủ thuật sản khoa. Vào tháng 9 năm 1952, ở hội nghị khoa gây mê thứ 27, Virginia tŕnh bày các kết quả của một công tŕnh nghiên cứu đầu tiên về đánh giá này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng thực hiện sự đánh giá bằng số điểm Apgar trong phút đầu tiên sau khi sinh và sự đánh giá này cần phải được thực hiện bởi một người can thiệp không phải là thầy thuốc sản khoa, luôn luôn có khuynh hướng đánh giá quá cao số điểm của “ những trẻ sơ sinh của ông ta ”. Những nghiên cứu của bà trong những năm sau nhằm đặt mối liên hệ giữa những kết quả của số điểm Apgar với những hiệu quả của chuyển dạ, sinh đẻ và gây mê nơi người mẹ. Virginia Apgar cũng làm sáng tỏ nhiều khía cạnh không được biết đến của chuyển hóa phôi thai-mẹ (métabolisme foeto-maternel).

Trong những năm 60, nhiều bệnh viện sử dụng số điểm này. Năm 1961, một sinh viên của đại học Colorado ở Denver đă dùng các chữ đầu của BS Apgar để làm phương tiện ghi nhớ những điều được quan sát : A (Appearance : nước da mặt), P (Pulse : mạch), G (Grimace : phản xạ đối với kích thích), A (Activity : trương lực cơ) R (respiration : hô hấp).

Vào năm 1959, Virginia giành được Master về y tế cộng đồng của Đại Học John Hopkins. Từ đó, bà dành nhiều thời gian cho công tác pḥng ngừa các vấn đề bẩm sinh qua công tác giáo dục quần chúng và vào việc gây quỹ để nghiên cứu. Bà cũng lănh đạo bộ môn các bệnh bẩm sinh (département de maladies congénitales).

Vào năm 1973, một năm trước khi mất, bà được tặng huy chương vàng y khoa của Đại Học Columbia. Vinh dự này được thêm vào các giải thưởng và các tuyên dương mà bà đă giành được trong suốt cuộc đời phục vụ cho công tác.

Năm 1994, một con tem mang h́nh bà được phát hành để tôn vinh người đàn bà mà chúng ta có thể nói rằng mỗi trẻ em trên thế giới khi chào đời đều được quan sát trước hết bởi cái nh́n của Virginia Apgar.
: LA SEMAINE MEDICALE (5/6/2008)
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.06498 seconds with 9 queries