VietBF - View Single Post - Sưu tầm
Thread: Sưu tầm
View Single Post
Old 02-16-2020   #1570
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,497
Thanks: 7,305
Thanked 46,060 Times in 12,796 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Khó Nghèo









Phật Thích Ca đă xác quyết trong bài thuyết pháp đầu tiên tại Bênarét bằng câu: Vạn sự vô thường, vạn sự khổ. Nghĩa là mọi sự đổi thay không ngừng, nên mọi sự chỉ là khổ đau. Sinh, bệnh, lăo, tử. Con người sinh ra để rồi ốm yếu, già lăo và cuối cùng là chết chóc. Rơ thật đời là bể khổ mà mỗi người là một cánh bèo trôi dạt trên đó.


Năm trăm năm sau, Đức Kitô xuất hiện trên đất Palestin, đă tuyên bố trong bài giảng đầu tiên: Phúc cho ai có tâm hồn khó nghèo, v́ Nước Trời là của họ.


Một người bị mang tiếng là bi quan yếm thế, c̣n người kia th́ lại bị coi là không tưởng, lạc quan thái quá. Một bên coi đời là bể khổ, c̣n một bên lại nh́n thấy màu hồng trong cái thanh bạch trống trơn. Người ta đă tốn khá nhiều giấy mực và thời giờ cũng như sức lực để nghiên cứu, suy tư và bàn căi về hai bài giảng đầu tiên của Đức Phật và của Chúa Giêsu. Đă có cả những luận án tŕnh bày và so sánh về hai bài giảng đó. Tuy nhiên, chẳng mấy ai hiểu được chính xác nội dung ư nghĩa của hai bài giảng có tính cách tiên tri ấy. V́ thật ra, cả Đức Phật lẫn Chúa Giêsu, đều không chủ ư đề ra một lư thuyết về vấn đề hạnh phúc và đau khổ, mà chỉ chia sẻ cho anh em nhân loại của các Ngài chính kinh nghiệm sống của ḿnh.


Kinh nghiệm của Đức Phật là kinh nghiệm của một người đă đạt tới chân nhu, vượt ra ngoài thế giới vô thường của những đam mê mù quáng, của sự phân chia đối kháng. C̣n kinh nghiệm của Chúa Giêsu là kinh nghiệm của một người thấy được sự tồn tại trong cái mất và sự sống trong cái chết. Đức Phật chỉ nói lên cái lư do, cái nguyên nhân làm cho người ta khổ, nhưng Ngài không bao giờ lên án cuộc đời, cho nó chỉ là bể khổ. Chúa Giêsu cũng không bảo rằng muốn hạnh phúc th́ phải là kẻ khố rách áo ôm. Do đó, thánh Matthêu đă có lư khi thêm ba chữ "có tâm hồn" vào trong câu nói của Chúa, để xác định cho rơ cái nghèo nào mới thực sự đem lại hạnh phúc cho con người. Trong cuộc đời, xưa cũng như nay, vào thời con người c̣n ăn lông ở lỗ cũng như trong thời ở khách sạn năm sao, vẫn luôn diễn ra những cảnh trái khoáy và ngược đời: nhiều người có đủ điều kiện để hạnh phúc mà thực tế lại đau khổ khôn lường. C̣n những kẻ xem ra bần cùng tăm tối, lại tràn trề hạnh phúc.


Thực ra, ai cũng biết rằng nghèo không đương nhiên là khổ, đă đành rằng nghèo và khổ thường đi đôi với nhau. Trái lại, giàu có cũng không tất nhiên đem lại hạnh phúc. Vấn đề hạnh phúc chủ yếu ở tại cái Tâm. Bởi thế các bậc thánh nhân, bằng những ngôn ngữ khác nhau, nhưng hầu như đều nhất trí trong việc đề cao đời sống tâm linh. Đó chính là lư do tại sao Chúa Giêsu đề cao tâm hồn nghèo khó, hiền hậu, dám chấp nhận đau hkổ, yêu thích sự chính trực, thương xót anh em đồng loại, trong sạch và xây dựng hoà b́nh.


Thực vậy, những đức tính trên đây là những đức tính người nghèo của Thiên Chúa, theo truyền thống Kinh Thánh. Người nghèo của Thiên Chúa không phải là người có đời sống vật chất khó khăn túng quẫn, mà là kẻ luôn tin tưởng phó thác nơi Chúa, biết sống cho Ngài và cho anh em đồng loại. Lấy Chúa làm gia nghiệp và luôn sống trong t́nh liên đới với anh em. Thực thi điều răn quan trọng nhất là mến Chúa và yêu người.


Nói theo tư tưởng Đông phương, th́ hạnh phúc chủ yếu ở chỗ thực hiện được sự hoà điệu giữa ḷng ḿnh với ḷng trời, giữa ḷng ḿnh với ḷng người, nghĩa là sống cho hợp ḷng người và lấy ḷng trăm họ làm ḷng ḿnh.


Trong tám mối phúc thật, Chúa Giêsu cho thấy hạnh phúc của chúng ta tuỳ thuộc vào mối tương quan ba chiều giữa chúng ta với Thiên Chúa, và giữa chúng ta với anh em đồng loại.



Trích trong Các Bài Suy Niệm Chúa Nhật IV Thường Niên
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.05635 seconds with 10 queries