VietBF - View Single Post - Sưu Tầm Sức Khỏe
View Single Post
Old 02-22-2020   #1535
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,574
Thanks: 7,318
Thanked 46,117 Times in 12,810 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Ai Có Thể Thở Giùm Ai ?!? BS Đỗ Hồng Ngọc







Tôi đến với Thiền khá trễ, gần tuổi 60. Trước đó, những năm hai mươi tuổi tôi cũng có đọc thiền, biết thiền qua sách vở, qua Krishnamurti, Suzuki, thầy Minh Châu, thầy Nhất Hạnh… nhưng đọc để biết, để có kiến thức thế thôi. Tôi cảm thấy thiền là cái ǵ đó huyền bí xa vời, dành riêng cho một giới nào đó, có phần mê tín dị đoan nữa nên “kính nhi viễn chi”.

Tôi là một thầy thuốc, một bác sĩ y khoa, tốt nghiệp gần nửa thế kỷ rồi, học cái khoa học thực nghiệm, nhiều năm làm ở khoa Cấp cứu bệnh viện rồi làm Giáo dục sức khỏe, tham gia giảng dạy, viết sách, báo v.v… làm việc như điên, cho đến một hôm người ta phải đưa tôi vào bệnh viện để mổ sọ năo v́ tai biến. Từ lúc lơ mơ đến lúc tỉnh dây ở pḥng hồi sức… h́nh như tôi đă trải qua một cuộc… phiêu lưu kỳ thú! Khi bước đi được những bước đầu tiên lẫm đẫm như một em bé trên nền đất, tôi thấy quả là phép lạ. Tôi nh́n tôi trong gương với cái đầu trọc lóc và thấy tức cười. Tôi đó ư? Đồng nghiệp ai cũng thương cho thật nhiều thuốc. Tôi chọn dùng một thứ duy nhất bởi biết bệnh ḿnh không thể chữa bằng thuốc. Phải đi t́m một con đường khác. Rồi tôi đọc lại thiền, đọc lại Tâm Kinh Bát-nhă“ Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát Nhă ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẫn giai không, độ nhất thiết khổ ách…”. Những câu kinh xưa mịt mờ bây giờ bỗng sáng rơ với tôi. Phải rồi. Phải tự tại thôi. Phải dựa vào chính ḿnh thôi. Phải thực hành thôi. Tôi vừa t́m hiểu kinh thư vừa lục toang đống sách y khoa đă học từ mấy chục năm trước để t́m kiếm. Th́ ra có sẵn một con đường mà bấy lâu ḿnh xa lạ. “ Thở vào th́ biết thở vào, thở ra th́ biết thở ra….” Chỉ có vậy thôi sao? Tin được không? T́m hiểu thấu đáo, thực hành “miên mật” th́ quả là có cơ sở để tin.




Gần đây ngày càng nhiều nhà y sinh học, tâm lư học, hợp tác cùng các nhà sư, dùng những kỹ thuật mới như EEG, PET, fMRI… hy vọng khám phá những “bí nhiệm” của Thiền th́ “thiền” nở rộ như nấm gặp mưa, đến nỗi gây ra không ít hoang mang, ngờ vực! Thực ra, đưa kỹ thuật vào khảo sát thiền chỉ có thể thấy được một góc cạnh nào đó thôi, v́ đằng sau c̣n biết bao điều “bất khả thuyết”!




Câu hỏi đặt ra là tại sao chọn hơi thở làm đối tượng thiền? Tại sao không chọn một đối tượng nào khác?

Thực ra, chọn đối tượng nào cũng tốt cả, đất nước gió lửa… ǵ cũng tốt cả, nhưng chọn hơi thở để thiền th́ tốt hơn.

Hơi thở dễ thấy nhất v́ nó nằm ngay trước mũi ḿnh, ngay trước mắt ḿnh!




Lúc nào cũng phải thở. Ở đâu cũng phải thở. Mỗi phút thở cả chục lần nên dễ có cơ hội quán sát hơn. Thở lúc mau lúc chậm. Lúc ngắn lúc dài. Lúc ph́ pḥ lúc êm dịu, luôn thay đổi.

Khi thở chỉ ḿnh ḿnh biết, chỉ ḿnh ḿnh hay, chẳng “làm phiền” ai!

Thở vô thức. Lúc ngủ say vẫn thở. Trung khu hô hấp nằm ở hành năo, cầu năo, bên dưới và bên ngoài vỏ năo. Thở không cần ta. Thở ở ngoài ta.

Thở là cầu nối giữa thân với tâm. Lúc sợ hăi, thở hổn hển. Lúc sảng khoái, thở lâng lâng. Lúc mệt, thở đứt hơi, lúc khỏe, thở khoan thai.

Thở luôn trong th́ hiện tại, ở đây và bây giờ, không có thở của hôm qua hay của ngày mai.




Và, đời người thực ra chỉ là… một hơi thở! Lúc chào đời hít mạnh một hơi vào phổi để rồi khi ĺa đời, thở hắt ra một cái: trả lại những ǵ ḿnh đă vay mượn tạm!




Gần hai mươi năm nay, tôi đến với thiền Anapanasati bằng cách riêng của ḿnh. Khi có dịp chia sẻ, trao đổi, tôi thường nêu 3 giai đoạn thiền tập từ kinh nghiệm bản thân:

1) Thở bụng, 2) Chánh niệm hơi thở, và 3) Quán niệm hơi thở.

Thở bụng đúng cách đă có thể giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống; Chánh niệm hơi thở có thể đưa đến “diệt trừ khổ ưu” và Quán niệm hơi thở th́ dẫn đến “thành tựu chánh trí”!
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.05802 seconds with 10 queries