VietBF - View Single Post - Sưu Tầm Sức Khỏe
View Single Post
Old 02-22-2020   #1536
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,474
Thanks: 7,303
Thanked 46,024 Times in 12,790 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Thở bụng. Nói đến thở, ta nghĩ ngay đến ngực. Thiệt ra, thở ở bụng chớ không phải ở ngực. Thở bụng (abdominal breathing) hay c̣n gọi là thở cơ hoành (diaphragmatic breathing) là cách thở sinh lư nhất. Nh́n một em bé ngủ say th́ biết. Chỉ có bụng ph́nh lên xẹp xuống. Nh́n con ếch, con thằn lằn th́ biết.

Thiền tập Anapanasati nên bắt đầu bằng thở bụng. Có vị thiền sư nói về thiền. Thiền hả? Là ph́nh xep, ph́nh xẹp, ph́nh xẹp… ! Dĩ nhiên ở giai đoạn thiền sâu hơn th́ thậm chỉ không c̣n thấy “ph́nh xẹp” ǵ nữa cả!




Phổi ta như một cái máy bơm, lồng ngực như cái xy-lanh (cylindre), cơ hoành là cơ hô hấp chính, như một cái pit-tông (piston) thụt lên thụt xuống ( giống bễ ḷ rèn). Cơ hoành có thể nhích lên xuống khoảng 7-8cm, mà mỗi 1cm đă hút vào hoặc đẩy ra 250ml không khí. Lúc b́nh thường cơ hoành chỉ cần nhích lên xuống 1,5cm là đủ… sống. Khi áp suất âm trong phổi th́ khí bên ngoài tự động lùa vào, tuôn vào, lấp đầy phổi và các phế nang, cho đến một lúc lượng khí bên trong đầy dần lên th́ chuyển sang áp suất dương, phổi sẽ đẩy khí ra. Có một thời điểm áp suất cân bằng nhau, hay nói cách khác, áp suất bằng không (0 = zéro), th́ khí bên trong cơ thể và bên ngoài vũ trụ chan ḥa thành một, không phân biệt.




Hô hấp thật sự không xảy ra ở phổi mà ở trong từng tế bào. Do vậy mà khi ta có cách nào đó điều chỉnh được lượng khí ra vào, hiệu ứng sẽ tác động đến từng tế bào riêng lẻ.




Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện kể chuyện trong lúc nằm chờ chết trên giường bệnh ở Pháp khi các bác sĩ Pháp lúc đó bảo ông chỉ c̣n có thể sống không quá hai năm, ông đă thực hành “thở bụng” sau khi t́m hiểu các phương pháp thở của khí công, dưỡng sinh, thiền, yoga của phương Đông và kết quả là ông đă sống thêm… 50 năm nữa và làm được rất nhiều việc có ích cho đời. Tôi may mắn được ông truyền thụ trực tiếp do cùng làm việc chung ở Bô môn Tâm lư – Xă hội học ở trường Y nhưng cũng không dám tin, cho đến khi nằm bệnh mới thấy ừ nhỉ, sao không thử xem. Cùng lúc tôi cũng tham khảo thêm các đồng nghiệp phương Tây như Dean Ornish, Deepak Chopra đă đưa phương pháp thở bụng, thở cơ hoành vào các chương tŕnh điều trị tim mạch, trị liệu toàn diện qua các nghiên cứu đối chứng nghiêm túc, đáng tin cậy về phương diện thống kê y học.




“Chánh niệm hơi thở”.

“… Chánh niệm vị ấy thở vô; chánh niệm vị ấy thở ra…”

Niệm là nhớ, là nghĩ. Chánh niệm hơi thở là tâm ư chỉ “nhớ, nghĩ » đến hơi thở đang vào, đang ra chớ không để tâm ư đi lăng xăng nơi này nơi khác. Chỉ có vậy. Tưởng dễ mà không dễ. Tâm ư vốn khoái lang bang, lăng xăng trăm ngh́n thứ, bay nhảy như khỉ như ngựa (tâm viên ư mă) không ngưng nghỉ. Lúc th́ ḷng tham nổi lên, tính tính toan toan. “Một đời lận đận đo rồi đếm/ Mỏi gối người đi đứng lại ngồi!” (Bùi Giáng), lúc th́ sân giận ào ào đến, rồi dằn vặt, rồi lo âu, nghi kỵ, ngờ vực, hoang mang… Tiêu tốn biết bao nhiêu năng lượng cho những chuyện vô bổ đó! Bộ năo chỉ chiếm có 2% thể trọng mà tiêu hao Oxygen đến 25-30%, phần lớn cho những chuyện “nhảm nhí” vô bổ này. Nếu chánh niệm được vào hơi thở th́ những thứ tham, sân, nghi, lăng xăng, bực dọc kia… sẽ âm thầm lặn đi rồi… biến mất!

Đây chính là “thiền chỉ” (samatha). “Chỉ” là ngưng. Ngưng sự lăng xăng của tâm ư. Ngưng sự bứt rứt của cơ thể.




Chánh niệm vào hơi thở cách nào? “Thở vô dài, biết thở vô dài. Thở ra dài, biết thở
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.06659 seconds with 10 queries